Chuyển hồ sơ sang Bộ Công an điều tra vụ dỡ đường ray xe lửa để phân lô bán nền ở Bình Dương

Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm tại 3 khu đất của Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An (tỉnh Bình Dương) và có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản nên đề nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ, tài liệu để xem xét, điều tra, xử lý theo quy định.

7-7888.jpg
Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm tại 3 khu đất của Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An phân lô, bán nền. Ảnh: Văn Dũng

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố kết luận thanh tra (KLTT) việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất (SDĐ) từ đất sản xuất, kinh doanh sang kinh doanh, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2019 của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa. Trong đó có 3 khu đất tại tỉnh Bình Dương của Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An.

KLTT nêu rõ, Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An có nhiều sai phạm về đất đai tại 3 khu đất tại TP. Dĩ An (tỉnh Bình Dương) gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước và có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

9-8693.jpg
Khu đất rộng hơn 96.000m2 tại số 8 Lý Thường Kiệt, phường Dĩ An. Ảnh: Văn Dũng

Cụ thể, đối với khu đất đất 96.251,5m2 tại số 8 Lý Thường Kiệt, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An (nay là TP. Dĩ An), UBND tỉnh Bình Dương đã thu hồi đất và giao cho Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An thực hiện dự án Khu nhà ở thương mại đường sắt Dĩ An nhưng không thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng; phê duyệt đơn giá đất tính theo thời gian thực hiện dự án dẫn đến giảm tiền SDĐ 14,734 tỷ đồng; cho phép Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An gia hạn nộp tiền SDĐ là không đúng đối tượng.

Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An chưa hoàn thành việc đầu tư hạ tầng xã hội của dự án. Đặc biệt, đã bán 5 nền đất cho các cá nhân xây nhà ở đối với khu đất được phê duyệt để làm nhà trẻ, trái quy hoạch, là hành vi vi phạm có dấu hiệu lừa đảo khách hàng.

2-4035.jpg
Năm 2019, tại khu đất hơn 64.000m2 diễn ra cảnh rầm rộ mua bán, giao dịch các nền đất thuộc dự án Khu nhà ở thương mại vật tư toa xe và Khu nhà ở thương mại đường sắt mở rộng. (Ảnh chụp thời điểm 2019)

Đối với khu đất 64.050m2 tại phường Dĩ An, UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt kế hoạch SDĐ và danh mục dự án thuộc diện thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ lúa năm 2016 TX. Dĩ An; ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 3592/QĐ-UBND là không phù hợp quy hoạch, không đúng quy định.

UBND tỉnh Bình Dương không đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án; cho phép Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An sử dụng 64.050m2 để thực hiện dự án Khu nhà ở thương mại nhưng không đấu giá quyền SDĐ.

3-3907.jpg
Năm 2019, khu đất hơn 64.000m2 chỉ lác đác vài căn nhà mới được xây dựng. Ảnh: Văn Dũng
8-8537.jpg
Và hiện nay, nhiều căn nhà đã được xây dựng hoàn thành và người dân đã về ở nhiều năm nhưng chưa có giấy phép xây dựng, chưa có sổ. Ảnh: Văn Dũng

Từ tháng 12.2016 đến thời điểm thanh tra, UBND tỉnh Bình Dương và các sở, ngành có liên quan chưa xác định nghĩa vụ tài chính để thu ngân sách; dẫn đến Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính trong việc sử dụng 64.050m2 đất, nguy cơ thất thu ngân sách với số tiền rất lớn.

5-5039.jpg
Khu đất hơn 64.000m2 hiện nay là dự án Khu nhà ở thương mại vật tư toa xe, nhiều căn nhà đã được người dân xây dựng từ nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa có sổ. Ảnh: Văn Dũng

Đặc biệt, Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An chưa được Sở Xây dựng thông báo dự án Khu nhà ở thương mại đường sắt (64.050m2) đủ điều kiện huy động vốn, nhưng đã ký hợp đồng huy động vốn với 387 nền đất liền kề, tổng giá trị hợp đồng khoảng 309 tỷ đồng, đã thu khoảng 261,8 tỷ đồng, vi phạm quy định về huy động vốn.

Tương tự, tại dự án Khu nhà ở thương mại đường sắt mở rộng trên khu đất 47.882m2 tại phường Dĩ An, do Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An làm chủ đầu tư, chưa được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt nghĩa vụ tài chính về chuyển mục đích SDĐ, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, chưa có quyền SDĐ, chưa được phê duyệt dự án đầu tư, chưa được cấp phép xây dựng; nhưng khi được UBND tỉnh Bình Dương cho phép chuyển mục đích SDĐ và chấp thuận chủ trương đầu tư dự án thì công ty đã ký hợp đồng huy động vốn trên 290 nền đất, thu khoảng 231,8 tỷ đồng là vi phạm nghiêm trọng quy định về huy động vốn.

9-4140.jpg
Khu đất 47.882m2 được tháo dỡ đường ray để làm dự án Khu nhà ở thương mại đường sắt mở rộng. Ảnh: Văn Dũng

Thực tế đến nay, Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An chưa được phép thực hiện dự án nhưng huy động vốn từ năm 2018 vẫn chưa hoàn trả khách hàng với số tiền còn nợ khoảng 191,7 tỷ đồng. Hơn nữa, tiền huy động vốn của khách hàng không thể hiện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, vi phạm nghiêm trọng Luật Kế toán.

4-1798.jpg
Những thanh ray, tà vẹt nằm trong khu đất 47.882m2 bị tháo dỡ từ năm 2019. Ảnh: Văn Dũng

Thanh tra Chính phủ xác định, trách nhiệm chính đối với những khuyết điểm, vi phạm nêu trên thuộc về UBND tỉnh Bình Dương, UBND thị xã Dĩ An, các sở, ngành liên quan và Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An…

Do đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương các thời kỳ có liên quan.

Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ, tài liệu để xem xét, điều tra, xử lý theo quy định đối với những hành vi vi phạm pháp luật tại các dự án trên 3 khu đất nêu trên.

Năm 2012, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã phê duyệt phương án cơ cấu chuyển đổi mục đích SDĐ trạm vật tư đường sắt Dĩ An rộng 117.332m2 tại phường Dĩ An (TP. Dĩ An , tỉnh Bình Dương) trong đó sẽ xây dựng trạm vật tư đường sắt rộng 54.252m2, còn lại 63.080m2 dự kiến đầu tư thương mại dịch vụ.

Năm 2013, UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho Công ty TNHH Phát triển Nhà xe lửa Dĩ An đầu tư dự án khu nhà ở thương mại đường sắt.

Đầu năm 2015, Đường sắt Việt Nam thoái toàn bộ vốn tại Công ty Vật tư đường sắt Sài Gòn. Sau khi thoái hết vốn nhà nước, đến giữa năm 2015, bốn tuyến đường ray được tháo dỡ, biến khu đất này thành dãy nền nhà mặt tiền đường Lý Thường Kiệt (phường Dĩ An, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương).

Khu đất sau khi tháo dỡ đường ray có tổng diện tích 47.882,8m2 nằm liền kề khu 63.080m2.

Phòng chống tham nhũng

TP. Hồ Chí Minh: Dự án khu Công viên Văn hóa du lịch thể thao tại Quận 8 "ì ạch" suốt 23 năm
Kiểm tra - Giám sát

TP. Hồ Chí Minh: Dự án khu Công viên Văn hóa du lịch thể thao tại Quận 8 "ì ạch" suốt 23 năm

Được chấp thuận lập dự án từ năm 2001 nhưng đến nay Dự án khu Công viên Văn hóa du lịch thể thao phía Nam đường Tạ Quang Bửu (Quận 8, tên thương mại Elys Garden) do Công ty Cổ phần Vạn Thái alfm chủ đầu tư vẫn chưa triển khai thi công dự án thành phần Công viên VHDLTT.

TP. Cần Thơ: Chuyển hồ sơ sai phạm tại Khu đô thị mới An Bình sang cơ quan điều tra
Kiểm tra - Giám sát

TP. Cần Thơ: Chuyển hồ sơ sai phạm tại Khu đô thị mới An Bình sang cơ quan điều tra

Qua thanh tra việc chấp hành pháp luật đối với dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới An Bình, Thanh tra TP. Cần Thơ phát hiện nhiều sai phạm nên chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra làm rõ hành vi giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên 10ha, thực hiện dự án nhưng không có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng Nai: Nhiều gói thầu sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn huyện Thống Nhất có tỷ lệ tiết kiệm “nhỏ giọt”
Kiểm tra - Giám sát

Đồng Nai: Nhiều gói thầu sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn huyện Thống Nhất có tỷ lệ tiết kiệm “nhỏ giọt”

Công ty Đầu tư và Xây dựng Thái Nam, Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Xây dựng Phú Gia Phát và Công ty TNHH Xây dựng Cơ khí Thái Hà trúng 3 gói thầu thi công tại huyện Thống Nhất (Đồng Nai) với tổng giá trị hơn 18,3 tỷ đồng, tuy nhiên tỷ lệ tiết kiệm ngân sách các gói thầu ở mức "nhỏ giọt". 

Nhiều bất thường trong hoạt động tại Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội
Phòng chống tham nhũng

Nhiều bất thường trong hoạt động tại Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội

Mới đây, Báo Đại biểu Nhân dân đã nhận được công văn phản hồi của Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội, địa chỉ tại số 202 Hồ Tùng Mậu (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm), liên quan tới việc xác minh thông tin có dấu hiệu sai phạm trong hoạt động đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhấn mạnh: “Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không vì đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế, xã hội”. Ảnh: Trí Dũng
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Thông điệp mạnh mẽ của Đảng

Lời Tòa soạn: Thời gian qua, bên cạnh sự ủng hộ, nhất trí, đồng lòng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân, trong dư luận đã nảy sinh một số ý kiến “lạc dòng” nhằm ngăn trở công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta. Vậy nên, việc lan tỏa thông điệp mạnh mẽ của Đảng; nhận diện và phản bác các luận điệu thù địch; nhìn thẳng vào những vấn đề cần kíp đang đặt ra, bật chuông cảnh báo toàn hệ thống để phòng, chống “từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc” là rất cần thiết.

Thanh tra phát hiện nhiều sai phạm tại một dự án khu đô thị ở Đắk Lắk
Phòng chống tham nhũng

Thanh tra phát hiện nhiều sai phạm tại một dự án khu đô thị ở Đắk Lắk

Thanh tra tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kết luận thanh tra về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, giai đoạn 2015 – 2022 và chỉ ra nhiều sai phạm liên quan đến quản lý đô thị, đất đai. Trong đó, đáng chú ý là những sai phạm liên quan đến dự án Khu đô thị Đông Nam (phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ).

Long An: Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện Bến Lức cho thuê tài sản công sai quy định
Phòng chống tham nhũng

Long An: Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện Bến Lức cho thuê tài sản công sai quy định

UBND huyện Bến Lức vừa công khai Kết luận nội dung tố cáo số 135/KL-UBND đối với ông Nguyễn Thanh An – Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện Bến Lức (Trung tâm VH Bến Lức). Theo đó, việc cho thuê mặt bằng tại Trung tâm VH Bến Lức là sai quy định.

Năm 2024, thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt hơn 22.000 tỷ đồng
Pháp luật

Năm 2024, thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt hơn 22.000 tỷ đồng

Năm 2024, Kết quả thi hành án dân sự về việc và về tiền cao nhất từ trước đến nay; kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là 9.211 việc với hơn 22.000 tỷ đồng. Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ quý III.2024 của Bộ Tư pháp tổ chức sáng nay, 7.10. Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Đỗ Xuân Quý chủ trì cuộc họp báo.