Chuyên gia tâm lý chỉ cách giúp trẻ bắt nhịp với việc học sau Tết

Theo Phó Viện trưởng Viện Tâm lý học Nhân văn Nguyễn Thị Mai Anh, người lớn nên định hướng cho trẻ vui chơi ngày Tết nhưng không quên nhiệm vụ học tập. Khi cha mẹ và thầy cô có những biện pháp phù hợp, tạo môi trường học tập thoải mái sẽ giúp học sinh bắt nhịp tốt với tiến độ học tập sau Tết.

Sau kỳ nghỉ Tết với nhiều hoạt động vui chơi, giúp con bắt nhịp lại học tập là vấn đề luôn khiến các bậc phụ huynh "đau đầu". Từ việc thiết lập lại thời gian biểu đều đặn, đến động viên con ngồi vào bàn học, tưởng dễ nhưng lại... khó thực hiện.

Gác lại kỳ nghỉ 9 ngày, chị Lan Anh (Hoàng Mai, Hà Nội) cùng nhiều gia đình khác lại bước vào cuộc đua "giúp con lấy lại tinh thần học". Đã quen với nhịp sinh hoạt ngày Tết, nên trẻ khá lơ là, khó khăn khi nhắc đến việc học.

Để giải quyết vấn đề này, chị Lan Anh cùng con lập thời gian biểu cụ thể, cân đối giữa học tập và giải trí. Mỗi tối, chị dặn con dành thời gian xem lại bài đã học trước kỳ nghỉ, làm bài tập mới để củng cố và ôn lại kiến thức.

"Việc tạo môi trường học tập yên tĩnh, thoải mái tại nhà cũng giúp con tập trung hơn. Chúng tôi hạn chế các yếu tố gây xao lãng như điện thoại, máy tính khi con đang học. Khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi nhỏ để tạo động lực và niềm vui trong học tập. Hiện con đã dần bắt nhịp lại với việc học và có sự tiến bộ rõ rệt", chị Lan Anh vui mừng.

base64-1738430735283394944896.jpg
Giúp con bắt nhịp với học tập sau Tết là vấn đề nan giải với các bậc phụ huynh (Ảnh minh họa)

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Phó Viện trưởng Viện Tâm lý học Nhân văn Nguyễn Thị Mai Anh cho biết, kỳ nghỉ tết là dịp mọi người được nghỉ ngơi, thư giãn. Học sinh được ngủ "nướng", dậy muộn, cả ngày tham gia các hoạt động vui chơi đã làm xáo trộn lịch trình sinh hoạt, học tập hàng ngày. Từ đó, bố trí việc học, sức khỏe thể chất, tâm lý có phần uể oải, mệt mỏi.

Theo ThS Mai Anh, để "xốc" lại tinh thần học tập cho học sinh; phụ huynh và thầy cô cần có hiểu biết đúng đắn và biện pháp phù hợp với tâm lý lứa tuổi này.

Về phía phụ huynh, cần bám sát thông tin kế hoạch nghỉ lễ và các nhiệm vụ học tập giáo viên giao trước lễ để nhắc nhở con. Khuyến khích con chủ động lập kế hoạch của bản thân; nói ra những lo lắng, căng thẳng của mình bằng sự kiên nhẫn và thấu hiểu.

Cha mẹ có thể chia sẻ với con những câu chuyện về kỳ nghỉ Tết vừa qua; kinh nghiệm thời đi học để giúp trẻ cảm nhận được sự đồng cảm; từ đó tránh được áp lực đối với việc kiểm tra bài và dễ dàng chuẩn bị tâm thế cho việc học tập sau lễ.

474147495-122172661622055555-7776640125916428804-n.jpg
Học sinh Victoria School tham gia các hoạt động ngày Tết

Trong tuần đầu tiên quay lại trường học, cha mẹ hãy cùng con thực hiện các hoạt động thú vị để tạo hứng khởi như: Cùng con chuẩn bị sách vở, dọn dẹp góc học tập, tận hưởng bữa cơm gia đình với các món ăn yêu thích, chơi đàn, nghe nhạc, xem phim… Những hoạt động này giúp trẻ cân bằng cảm xúc và lấy lại tinh thần học tập sau kỳ nghỉ lễ.

Cha mẹ hãy trò chuyện thân tình và cởi mở với con về mục tiêu đã đặt ra đầu năm học; xem mục tiêu được thực hiện thế nào, có điều gì cần thay đổi. Giải pháp này giúp trẻ định hình lại thời điểm, khả năng của bản thân, xác định động cơ học tập cũng như nhiệm vụ quan trọng sau kỳ nghỉ lễ.

Đối với giáo viên, có thể tạo động lực học tập cho học sinh bằng cách tặng các phần quà như lì xì, sách, truyện,.. để khuyến khích các em trả lời câu hỏi ôn tập và củng cố kiến thức. Khởi động lại việc học một cách nhẹ nhàng, vui vẻ giúp trẻ tự tin, muốn đến trường và hợp tác với thầy, cô hơn trong các nhiệm vụ học tập.

"Việc học tập là quá trình lâu dài và học sinh cần nhận thức đúng đắn, điều chỉnh linh hoạt tùy theo điều kiện và thời điểm. Kỳ nghỉ lễ vui vẻ nhưng không quên nhiệm vụ học tập là điều người lớn nên định hướng cho con em, bằng nhiều biện pháp cụ thể. Khi có sự phối hợp đồng điệu từ cha mẹ, thầy cô sẽ giúp học sinh quay lại trường với tâm thế tự tin, cởi mở, và bắt nhịp tốt với tiến độ học tập sau Tết", chuyên gia tâm lý khuyến cáo.

Giáo dục

Nguyễn Siêu - chàng trai người Việt vào top gương mặt nổi bật Forbes Mỹ 2025
Giáo dục

Nguyễn Siêu - chàng trai người Việt vào top gương mặt nổi bật Forbes Mỹ 2025

Tháng 12 năm 2024, tạp chí Forbes của Mỹ công bố danh sách "Top 30 Under 30 North America" năm 2025, vinh danh 30 tài năng dưới 30 tuổi ở khu vực Bắc Mỹ truyền cảm hứng, có ảnh hưởng tích cực trên nhiều lĩnh vực. Trong danh sách "30 under 30" lĩnh vực Marketing và Quảng cáo, có một người Việt duy nhất là Nguyễn Siêu, sinh năm 1995.

Đại học Kinh tế Quốc dân đặt mục tiêu vào nhóm 100 trường đại học tốt nhất châu Á
Giáo dục

Đại học Kinh tế Quốc dân đặt mục tiêu vào nhóm 100 trường đại học tốt nhất châu Á

Chiến lược phát triển Đại học Kinh tế Quốc dân đã xác định mục tiêu đến năm 2030, Nhà trường thuộc nhóm 100 trường đại học tốt nhất châu Á trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh theo chuẩn mực xếp hạng quốc tế và có vị trí cao trong các bảng xếp hạng quốc tế.

Năm 2025, nhóm ngành học nào “lên ngôi”?
Giáo dục

Năm 2025, nhóm ngành học nào “lên ngôi”?

Theo PGS. Vũ Duy Hải - Trưởng Ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội, “Với tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, dự báo các ngành về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo sẽ nhận được sự quan tâm của đông đảo phụ huynh, học sinh".

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phát triển thành “Đại học” với vai trò dẫn dắt, có tầm ảnh hưởng
Giáo dục

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phát triển thành “Đại học” với vai trò dẫn dắt, có tầm ảnh hưởng

Chiến lược phát triển của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là phát triển thành đại học định hướng ứng dụng hàng đầu Việt Nam, theo mô hình tự chủ toàn diện, đi đầu trong xu thế chuyển đổi số và quản trị thông minh, có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực và quốc tế.

Nỗi lòng du học sinh Việt về ngày Tết Nguyên đán
Giáo dục

Nỗi lòng du học sinh Việt về ngày Tết Nguyên đán

Du học sinh là những người trẻ mang theo ước mơ lớn lao, lòng nhiệt huyết lên đường tìm kiếm tri thức nơi xứ người. Nhưng đằng sau hành trình ấy, họ phải đối mặt với nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết, đặc biệt là vào Tết Nguyên đán.

Nhìn lại thành tích của học sinh Việt Nam tại các kỳ thi Olympic quốc tế năm qua
Giáo dục

Nhìn lại thành tích của học sinh Việt Nam tại các kỳ thi Olympic quốc tế năm qua

Năm 2024 đánh dấu một bước tiến vượt bậc khi học sinh Việt Nam liên tục gặt hái được nhiều thành công ấn tượng trên đấu trường quốc tế. Các thành tích này là minh chứng cho nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ của học sinh; cũng như sự đầu tư đúng đắn, tâm huyết của Bộ GD-ĐT, Nhà trường và gia đình.