Chuyên gia quốc tế khảo sát, thẩm định thực địa bãi cọc Bạch Đằng, Quảng Ninh

Các bãi cọc Bạch Đằng, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã được khảo sát, thẩm định để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận Di sản thế giới.

Đoàn chuyên gia quốc tế UNESCO/ICOMOS (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc /Hội đồng di tích và di chỉ Quốc tế) cùng các chuyên gia Việt Nam đã khảo sát, thẩm định thực địa tại Bảo tàng Bạch Đằng; bãi cọc Yên Giang; bãi cọc Đồng Vạn Muối; bãi cọc Đồng Má Ngựa.

Đoàn cũng đã nghe đại diện UBND thị xã Quảng Yên, các sở, ngành của tỉnh Quảng Ninh báo cáo về việc triển khai các nội dung công việc xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận các bãi cọc Bạch Đằng trong Quần thể Di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc ở 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương là Di sản thế giới.

Chuyên gia quốc tế khảo sát, thẩm định thực địa bãi cọc Bạch Đằng -0
Đoàn chuyên gia UNESCO/ICOMOS khảo sát, thẩm định tại Bảo tàng Bạch Đằng. Nguồn: Trung tâm Thể thao và Văn hóa thị xã Quảng Yên

Theo đánh giá của bà Ichita Shimoda, chuyên gia tư vấn quốc tế Nhật Bản, hồ sơ đề cử Di tích lịch sử Bạch Đằng trong Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc công nhận là Di sản thế giới phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được hướng dẫn thực hiện công ước di sản thế giới.

Để chứng minh, khẳng định giá trị của di tích trong quần thể di sản, cần tổng hợp, làm rõ và viết câu chuyện về giá trị của di tích, trong đó phải xác định rõ lý do đưa các bãi cọc Bạch Đằng vào hồ sơ, phân tích rõ ý nghĩa, giá trị nổi bật toàn cầu và tính toàn vẹn của di tích trong mối quan hệ với các điểm di tích khác trong quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận Di sản thế giới.

Theo bà Ichita Shimoda, để bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin về hồ sơ, phải bổ sung các hình ảnh về quần thể di tích theo đúng kích cỡ, tiêu chuẩn, quy định; tại các điểm di tích phải có bản đồ quy hoạch, bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích, có đánh dấu mốc giới, khoanh vùng, mô tả diện tích hiện trạng, tính toán quy hoạch vùng đệm, xác định cơ chế quản lý; hệ thống hồ sơ, báo cáo chuyên đề, bản vẽ; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan; hệ thống bản ảnh khu di sản đề cử và vùng đệm... Chất lượng, nội dung, thành phần hồ sơ được thực hiện theo đúng hướng dẫn thực hiện Công ước di sản thế giới năm 1972 của UNESCO.

Đây là bước thẩm định thử của Đoàn chuyên gia ICOMOS nhằm tư vấn trực tiếp vào việc hoàn thiện hồ sơ, trước khi các chuyên gia của UNESCO thẩm định chính thức vào dịp cuối tháng 8 đối với hồ sơ đề cử Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Chuyên gia quốc tế khảo sát, thẩm định thực địa bãi cọc Bạch Đằng -0
Đoàn chuyên gia UNESCO/ICOMOS khảo sát, thẩm định tại Bãi cọc Yên Giang. Nguồn: Trung tâm Thể thao và Văn hóa thị xã Quảng Yên

Sau thời gian dài xây dựng, chuẩn bị, hoàn thiện, ngày 26.1.2024, hồ sơ khoa học Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được trình lên UNESCO để xét ghi danh là Di sản thế giới. Hồ sơ do UBND tỉnh Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang, Hải Dương xây dựng.

Bộ hồ sơ gồm 2.139 trang tài liệu bản tiếng Việt và bản dịch tiếng Anh, 101 sơ đồ, bản đồ, 196 bản vẽ kiến trúc, 260 bản vẽ khảo cổ, 1.141 bản ảnh, tái hiện các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, di sản phi vật thể, vật thể và kế hoạch quản lý tổng thể trên phạm vi 3 tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang.

Đây là hồ sơ khoa học đệ trình có nhiều tiêu chí theo Công ước 1972, vừa nghiên cứu, vừa chứng minh, vừa viết với tiến độ nhanh, tích cực, khẩn trương. Để chứng minh, tuyên bố, khẳng định giá trị của quần thể, 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương đã đồng thời chỉ đạo triển khai phương pháp nghiên cứu, chứng minh, tổng hợp, làm rõ và viết câu chuyện về giá trị quần thể di tích. Trong đó, tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị quốc tế xác định giá trị nổi bật toàn cầu của quần thể di tích Yên Tử, triển khai các chuyên đề nghiên cứu khoa học, thu thập, tổng hợp tài liệu, tổ chức khai quật, khảo cổ...

Văn hóa - Thể thao

Hoạt động trải nghiệm kết nối du khách với văn hóa địa phương
Văn hóa - Thể thao

Bài 1: Quan hệ cộng sinh đặc biệt

Mỗi địa phương, mỗi vùng, miền đất Việt đều sở hữu nguồn tài nguyên văn hóa đa dạng, giàu giá trị. Muốn đưa du lịch văn hóa trở thành ngành công nghiệp văn hóa và công nghiệp văn hóa trở thành nguồn lực phát triển bền vững du lịch Việt Nam, thì phải biến những giá trị văn hóa thành sản phẩm thu hút đông đảo du khách.

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X có chủ đề "Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu" - Nguồn: BCP
Văn hóa

Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu

Thông qua Festival Hoa Đà Lạt 2024, Lâm Đồng muốn khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam, thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO và thành phố thuộc Nhóm 5 thành phố Festival ấn tượng của châu Á.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao thưởng cho các tác giả đoạt mức B. Nguồn: NH
Văn hóa - Thể thao

Trao tặng thưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, xuất bản năm 2023

Tối 19.9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023. Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay
Văn hóa - Thể thao

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay

Hưởng ứng Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" và hướng tới Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về Thể thao và các Hội nghị liên quan tổ chức tháng 10.2024 tại Việt Nam, từ ngày 17 – 25.9, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai. Đây là sự kiện thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng được tổ chức thường niên, duy trì đến nay là 33 năm.

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.