Chuyên gia nêu 2 kịch bản của áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông sau khi mạnh thành bão

Chiều tối 16.9, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia thông tin về áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippines), hướng vào khu vực Biển Đông.

Hồi 13h chiều nay, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc, 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của quần đảo Lu Dông (Philippines), cường độ mạnh cấp 6. Dự báo trong 24h tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, với tốc độ của trung bình khoảng 15-20km/h.

Ông Hưởng cho biết, vị trí của áp thấp nhiệt đới này hình thành tương đối giống với vị trí hình thành cơn bão số 3 (bão Yagi), cùng ở khu vực phía Đông của quần đảo Lu Dông. Tuy nhiên, điều kiện môi trường hiện nay không được thuận lợi như cơn bão số 3.

Theo đó, cơn áp thấp nhiệt đới này phải chia sẻ năng lượng, lượng ẩm với cơn bão Pulasan đang hoạt động ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Vì thế, khi đi vào Biển Đông, áp thấp nhiệt đới không mạnh ngay thành bão mà phải mất 1-2 ngày để hoàn thành cấu trúc và có thể phát triển thành bão.

Bên cạnh chịu sự tương tác với cơn bão Pulasan ngoài Tây Bắc Thái Bình Dương, khi đi vào Biển Đông, áp thấp nhiệt đới này còn chịu tác động của áp cao cận nhiệt đới có biến động nhiều. Ngoài ra, có thêm một hình thế thời tiết không thuận lợi là khối không khí lạnh có thể ảnh hưởng đến nước ta vào giai đoạn sau ngày 19.9.

“Với tất cả những điều kiện khí quyển hiện tại và tương lai cho thấy đường đi của áp thấp nhiệt đới - sau là cơn bão số 4 sẽ rất phức tạp so với cơn bão Yagi”, ông Hưởng cho hay.

z5836864413428_27909f3bc668e1d347b4b4a8776fc925.jpg
Bản đồ dự báo quỹ đạo và cường độ áp thấp nhiệt đới lúc 14h ngày 16.9 (Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia)

Theo nhận định ban đầu, khoảng sáng ngày 17.9, khi đi vào Biển Đông, áp thấp nhiệt đới sẽ có xu hướng mạnh dần, nhưng đến ngày 18.9 mới có khả năng mạnh lên thành bão. Sau đó, khi di chuyển đến khu vực giữa Biển Đông, ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, sẽ có khả năng xảy ra 2 kịch bản.

Kịch bản thứ nhất, áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ di chuyển thẳng vào khu vực Trung Trung Bộ của nước ta.

Kịch bản thứ hai, áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc và đi về khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Ông Hưởng nhấn mạnh, tất cả những mô hình dự báo của Việt Nam và quốc tế đều nhận định cường độ của áp thấp nhiệt đới sau khi mạnh lên thành bão không thể mạnh như bão Yagi.

“Trước mắt, với diễn biến của áp thấp nhiệt đới, sau đó khả năng cao trở thành bão số 4, chúng tôi đưa ra một số lưu ý. Đầu tiên là lưu ý gió mạnh, sóng lớn trên biển ở phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, (vùng phía Đông của kinh tuyến 114, phía Bắc vĩ tuyến 14). Từ sáng 17.9, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh cấp 7, giật cấp 9, biển động. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng này đều coi là vùng nguy hiểm và có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn”, ông Hưởng nói.

untitled(1)s.png
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia

Về tác động trên đất liền, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết cần theo dõi tiếp, vì khả năng bão sẽ có nhiều thay đổi sau khi đi vào Biển Đông và di chuyển đến khu vực giữa Biển Đông.

Nếu theo kịch bản thứ hai (di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc và đi về khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ), tác động của bão sẽ ảnh hưởng tới đất liền vào cuối tuần này.

Nếu theo kịch bản thứ nhất (di chuyển thẳng vào khu vực Trung Trung Bộ), tác động có thể sớm hơn so với kịch bản thứ hai từ 1-2 ngày.

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.