Bắc Ninh: Thúc đẩy phát triển công nghiệp trong thời kỳ mới

Trong hơn 20 năm triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh Bắc Ninh về phát triển công nghiệp; ngành công nghiệp của tỉnh đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, với tỷ trọng chiếm 73,2% cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, phát triển công nghiệp của tỉnh hiện đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc.

Nhằm tiếp tục thúc đẩy ngành công nghiệp mũi nhọn, Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh vừa phối hợp với Sở Công thương tổ chức Hội thảo "Đánh giá thực trạng và tìm giải pháp thúc đẩy, phát triển mạnh ngành công nghiệp". 

Ban hành hơn 10 Nghị quyết quan trọng

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 15 khu công nghiệp và 37 cụm công nghiệp, với hơn 2.600 doanh nghiệp đang hoạt động.

Tính từ năm 2021 đến nay, tỉnh thành lập mới và triển khai 6 khu công nghiệp gồm Thuận Thành I, Yên Phong 2A, Quế Võ II và Quế Võ III (giai đoạn 2), Gia Bình và Gia Bình II, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất công nghiệp cho thuê theo quy hoạch đạt 59,86%; thành lập 6 cụm công nghiệp là Lâm Bình, Cao Đức - Vạn Ninh, Yên Trung - Thụy Hòa, cụm công nghiệp làng nghề xã Song Hồ, cụm công nghiệp làng nghề Xuân Lai và cụm công nghiệp làng nghề Quảng Bố; phê duyệt, bổ sung 2 cụm công nghiệp Quỳnh Phú và Yên Trung - Thụy Hòa vào quy hoạch. Đồng thời, thu hút nhà đầu tư Amkor Technology; Công ty TNHH Goertek Vina đầu tư hạ tầng giao thông kết nối các khu công nghiệp.

Bắc Ninh với hạ tầng hiện đại, đồng bộ trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn: ITN
Bắc Ninh với hạ tầng hiện đại, đồng bộ trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn: ITN

Thống kê từ năm 2020 đến nay, Bắc Ninh thu hút đầu tư nước ngoài cấp mới 420 dự án, với tổng vốn đăng ký 2.193 triệu USD; điều chỉnh vốn 307 dự án, với số vốn điều chỉnh tăng 2.331 triệu USD; 148 lượt góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp với 215,76 triệu USD. Đến nay, toàn tỉnh đã cấp 1.934 dự án, với tổng vốn đạt hơn 24,5 tỷ USD. Tỉnh cũng có 7.305 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký 73.430 tỷ đồng; thành lập mới 2.687 đơn vị trực thuộc. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 17.722 doanh nghiệp với tổng vốn 343.318 tỷ đồng và 5.283 đơn vị trực thuộc.

Song hành với việc triển khai những chính sách của Trung ương, tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều chính sách tạo thuận lợi nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp. Trong đó, HĐND tỉnh đã ban hành hơn 10 Nghị quyết liên quan đến chính sách phát triển công nghiệp, như vay vốn từ quỹ đầu tư phát triển, hỗ trợ tiền thuê mặt bằng hạ tầng khu công nghiệp… Với tầm nhìn chiến lược, Bắc Ninh tiếp tục xây dựng một vùng đất giàu tiềm năng và luôn sẵn sàng những cơ hội đầu tư hấp dẫn mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bên cạnh việc nâng cao tính cạnh tranh qua những lợi thế về địa lý, nhân lực, hạ tầng, thì cơ chế, chính sách cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhằm thu hút đầu tư với các doanh nghiệp nước ngoài.

Đổi mới hình thức, nâng cao hiệu quả hoạt động

Nhìn vào sự tăng trưởng của ngành công nghiệp tỉnh trong gần 3 năm qua, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, do nền kinh tế Bắc Ninh hội nhập sâu rộng, chịu tác động mạnh của tình hình thế giới, dẫn đến mức tăng trưởng sụt giảm.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh Trần Thị Hằng đề nghị: Ban Kinh tế - Ngân sách, Sở Công thương tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến, đề xuất của các đại biểu; nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh đánh giá tổng kết việc tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách về phát triển công nghiệp một cách đồng bộ, khả thi, phù hợp với mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới. Các sở, ngành liên quan tăng cường phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước để tiếp cận các chính sách mới của Trung ương và địa phương; đẩy mạnh tuyên truyền để các doanh nghiệp tiếp cận chính sách kịp thời; đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp thuê hạ tầng thực hiện các thủ tục hành chính và các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật…

Với mục tiêu kích cầu tăng trưởng mạnh cho ngành công nghiệp của tỉnh, thời gian qua, Bắc Ninh đã có nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy tăng trưởng cho ngành công nghiệp. Cụ thể như tỉnh tích cực đổi mới hình thức, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư; tổ chức thành công Chương trình gặp gỡ Hàn Quốc khu vực Bắc Bộ; tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước và hợp tác xã, hộ kinh doanh; tổ chức 2 hội nghị xúc tiến đầu tư với gần 100 doanh nghiệp và các hiệp hội, nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử đến từ Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với Chủ tịch các Tập đoàn, quỹ toàn cầu đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại tỉnh.

Gần đây, HĐND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức hội thảo "Chính sách phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh - Thực trạng và giải pháp". Tại đây, các đại biểu đã tham luận, đóng góp nhiều ý kiến vào nội dung trong đó. Trong đó, có việc đánh giá tình hình triển khai, kết quả thực hiện các quy định của pháp luật, nghị quyết của HĐND tỉnh và sự chỉ đạo của UBND tỉnh về phát triển công nghiệp; những rào cản, bất cập chính sách; công tác tham mưu xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách liên quan đến hỗ trợ, phát triển công nghiệp; công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện chính sách; kiến nghị ban hành một số chính sách hỗ trợ để thúc đẩy phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh…

Các đại biểu phân tích và đưa ra nhiều bất cập, hạn chế như chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp chưa nhiều, chủ yếu tập trung vào thu hút đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do tác động của kinh tế vĩ mô; các quy định của pháp luật về đầu tư, quy hoạch, phát triển của các khu công nghiệp có nhiều điểm chưa thống nhất; chưa có chính sách cụ thể để khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, chuyển đổi số; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, bàn giao đất cho các nhà đầu tư xây dựng dự án còn chậm…

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh Trần Thị Hằng nhấn mạnh, những kiến nghị, đề xuất của đại biểu, HĐND tỉnh sẽ quan tâm, bổ sung thêm những cơ chế để phát triển các khu, cụm công nghiệp tỉnh; nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh sẵn có, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đề ra.

Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3
Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa tổ chức Hội nghị nghe và cho ý kiến về nội dung, chương trình trình Kỳ họp thứ 21 - Kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh Khóa XIV để kịp thời ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân
Chuyển động

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân

Hàng năm, Đảng ủy, UBND phường xây dựng kế hoạch đối thoại trực tiếp với người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân; duy trì thực hiện mô hình Buổi sáng với Nhân dân - Chủ tịch UBND phường tiếp công dân thường xuyên (từ 7 giờ 15 phút - 8 giờ 15 phút) các ngày làm việc trong tuần. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã đối thoại với dân để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Thực hiện công khai minh bạch các thủ tục hành chính…

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững
Chuyển động

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững

Theo Nghị quyết về chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, HĐND tỉnh nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2030 giảm thiểu tính dễ bị tổn thương, rủi ro thông qua tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu (BĐKH); triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp, bảo đảm chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, an toàn, bền vững…

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ
Chuyển động

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần bổ sung nội dung những quy định chính của hoạt động giám sát qua lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Trong đó, nên quy định ít nhất thực hiện lấy phiếu tín nhiệm 2 lần và thời điểm là năm thứ hai hoặc thứ ba của nhiệm kỳ đối với lần thứ nhất, năm cuối đối với lần thứ hai. Làm như vậy, kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm sẽ là căn cứ quan trọng, đáng tin cậy để chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ mới.

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động
Chuyển động

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động

Ngày 11.9, Thường trực HĐND tỉnh Sơn La phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu HĐND tỉnh các cấp trên địa bàn. Đây là lần đầu tiên Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu trung tâm tỉnh đến 11 huyện, 204 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. 

Chất lượng cuộc sống người dân - thước đo năng lực, lãnh đạo, quản lý
Chuyển động

Chất lượng cuộc sống người dân - thước đo năng lực, lãnh đạo, quản lý

Kế thừa và phát triển pho lịch sử vẻ vang từ thuở khai hoang mở cõi, miền đất giao thoa, hội tụ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, truyền thống của một “miền Đông gian lao mà anh dũng”, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai luôn xác định lấy chất lượng cuộc sống người dân làm mục tiêu phấn đấu và coi đây là thước đo năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Là cái “nôi” công nghiệp, điểm sáng - lá cờ đầu cả nước về thực hiện chương trình nông thôn mới, Đồng Nai luôn theo đuổi mục tiêu phát triển xanh, bền vững.

Tuyên Quang: Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương
Chuyển động

Tuyên Quang: Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương

Ngày 30.8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Tuyên Quang, đã diễn ra Kỳ họp chuyên đề Lần thứ 8, HĐND tỉnh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà đồng chủ tọa kỳ họp.

Nghệ An: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 22
Chuyển động

Nghệ An: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 22

Chiều 29.8, HĐND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Thanh Quý; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi chủ tọa kỳ họp.

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 4 nghị quyết quan trọng
Chuyển động

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 4 nghị quyết quan trọng

Sáng 29.8, HĐND tỉnh Bắc Ninh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (chuyên đề) nhằm xem xét các nội dung thuộc thẩm quyền, kịp thời giải quyết những nội dung, công việc mang tính cấp thiết, quan trọng của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống dân sinh. Đồng thời, triển khai, thực hiện chủ truơng sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy nổ
Chuyển động

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy nổ

Ngày 28.8, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang đã tiến hành giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống cháy nổ trong các khu công nghiệp (KCN) giai đoạn 2022 - 2024 tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.

Bình Thuận: HĐND tỉnh xem xét, thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển động

Bình Thuận: HĐND tỉnh xem xét, thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 27.8, HĐND tỉnh Bình Thuận Khóa XI tổ chức Kỳ họp thứ 25 (kỳ họp chuyên đề). Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hoài Anh cùng Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Tiêu Hồng Phúc;  Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thuận Bích chủ tọa kỳ họp.