Chuyển đổi số ngành bán lẻ là xu thế phát triển dài hạn

Theo TS. ĐINH THỊ MỸ LOAN, Chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (ARV), thị trường bán lẻ đang cực kỳ cạnh tranh và chịu tác động nặng nề từ dịch Covid- 19. Tốc độ chuyển đối số đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại của doanh nghiệp bán lẻ trong tương lai bất kể quy mô lớn nhỏ, do đó chuyển đổi số ngành bán lẻ là xu thế phát triển dài hạn.

Chủ tịch ARV Đinh Thị Mỹ Loan. Nguồn: ITN
Chủ tịch ARV Đinh Thị Mỹ Loan.
Nguồn: ITN

30% doanh số bán lẻ sẽ được thực hiện thông qua các ứng dụng mua sắm

- Dưới sự tác động của dịch Covid- 19, theo bà, xu hướng mua sắm của người dân có sự thay đổi như thế nào?

- Xu hướng mua sắm của người dân dưới tác động của dịch Covid- 19 thay đổi rất lớn, chuyển từ hình thức mua sắm trực tiếp sang mua sắm trực tuyến, có đến 33% người tiêu dùng Việt Nam thực hiện chuyển tiền trực tiếp trên mạng khi mua sắm trực tuyến. Dự báo hết năm 2020, 30% doanh số bán lẻ sẽ được thực hiện thông qua các ứng dụng mua sắm. Khảo sát từ Công ty nghiên cứu thị trường Neilsen cho thấy, có tới 79% khách hàng mua sắm trực tuyến trong vòng 1 tháng qua. Tỷ lệ mua sắm trực tuyến những mặt hàng thiết yếu, mặt hàng gia dụng, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thực thẩm… tăng gấp 2-3 lần.

Xu hướng này sẽ còn tiếp tục phát triển trong tương lai, không chỉ do tác động của dịch Covid-19 mà vì bản thân thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến là một xu hướng có nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Với số lượng lớn người tiêu dùng trẻ, năng động, tiếp cận nhanh công nghệ số, tỷ lệ dân số sử dụng internet của Việt Nam năm 2022 được dự báo chiếm gần 60% dân số là những yếu tố để thúc đẩy xu hướng mua sắm trực tuyến phát triển nhanh và hiệu quả.

- Hiện nay nhu cầu mua sắm trực tuyến ở các thành phố lớn rất phát triển, nhưng ở các khu vực nông thôn thì chưa có nhiều. Đây có phải là một trong những dư địa để các nhà bán lẻ Việt Nam có thể phát triển không, thưa bà?

- Chắc chắn sẽ phát triển hơn nữa ở khu vực nông thôn, thậm chí là vùng sâu vùng xa miễn là chúng ta có internet ở đó, miễn là công nghệ số đã lan truyền được đến đó. Và các nhà bán lẻ chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để đưa những xu hướng công nghệ mới nhất của ngành bán lẻ, học tập, tham khảo của thế giới để phục vụ cho người tiêu dùng Việt Nam.

Bên cạnh đó, dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động (mobile money) dự kiến ra đời trong năm nay, đồng nghĩa với việc người tiêu dùng những vùng sâu, vùng xa sẽ có nhiều cơ hội mua sắm, cũng là cơ hội cho các nhà bán lẻ. Chúng tôi rất hy vọng rằng với công nghệ mới hỗ trợ, chúng ta hoàn toàn có thể cố gắng giải quyết bài toán làm thế nào để mua sắm nhưng giảm dần theo hình thức giao hàng thu tiền hộ (COD).

- Để đáp ứng được sự thay đổi trong cách thức mua sắm của người tiêu dùng, các đơn  vị bán lẻ phải có sự thích ứng như thế nào, thưa bà?

- Các nhà bán lẻ luôn luôn phải xác định “người tiêu dùng là trung tâm”. Điều này càng cần phải nhắc lại và nhìn từ một góc độ mới, từ thực tiễn yêu cầu của thế giới số, của các công nghệ số để tập trung vào người tiêu dùng như thế nào. Nhà bán lẻ phải hiểu được người tiêu dùng để cung cấp sản phẩm theo xu hướng tiêu dùng. Mang lại sự thuận tiện cho khách hàng và hướng tới tiếp cận đa kênh. Tăng trải nghiệm của khách hàng đồng nhất tại từng điểm chạm.

Ngoài ra, thương mại theo cách thức xác định khách hàng tại một số không gian trực tuyến như email, quảng cáo trên internet, website, các kênh bán hàng trên Facebook, Zalo và các sàn thương mại điện tử... Sau đó kết hợp với hàng loạt các công cụ và phương tiện khác để lôi kéo khách hàng đến với các cửa hàng thực tế của mình (Online to Offline). Người tiêu dùng ngày càng có yêu cầu cao, do đó các nhà bán lẻ phải ứng dụng, chuyển đổi sang công nghệ số với nhiều mô hình, đây cũng là xu hướng tất yếu của ngành bán lẻ.

dự đoán hết năm 2020, 30% doanh số bán lẻ sẽ được thực hiện thông qua các ứng dụng mua sắm
Dự báo hết năm 2020, 30% doanh số bán lẻ sẽ được thực hiện thông qua các ứng dụng mua sắm.
Nguồn: ITN

Đầu tư bài bản và có lộ trình chuyển đổi số phù hợp 

- Bà có thể nói rõ hơn về các mô hình chuyển đổi số trong ngành bán lẻ?

- Thị trường bán lẻ đang cực kỳ cạnh tranh và với bất cứ quy mô nào của doanh nghiệp, thì tốc độ chuyển đổi số cũng đều đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tài của doanh nghiệp bán lẻ trong tương lai. Câu hỏi sẽ không còn là ai bán sản phẩm tốt hơn, mà là ai mang lại trải nghiệm mua sắm tốt hơn, và ai sử dụng chi phí vận hành hiệu quả hơn.

Mô hình chuyển đổi số trong bán lẻ là chuyển từ bán lẻ truyền thống sang bán lẻ kỹ thuật số. Cụ thể, từ việc chỉ tập trung vào sản phẩm, chuyển sang tập trung vào trải nghiệm khách hàng. Từ mô hình chuỗi cung ứng (mua rẻ, bán đắt, tối ưu hóa các khâu ở giữa) chuyển sang mô hình chuỗi giá trị số (thu thập dữ liệu, biến dữ liệu thành hiểu biết, biến hiểu biết thành hành động). Từ trải nghiệm tại cửa hàng chuyển sang trải nghiệm số cả hành trình khách hàng.

Các xu hướng kỹ thuật số định hình tương lai của ngành bán lẻ gồm có trí tuệ nhân tạo (AI), tăng kết nối nhà bán lẻ - khách hàng (IoT), mua sắm qua đàm thoại/ trợ lý ảo phát triển, thanh toán điện tử và thanh toán kỹ thuật số, logistics thông minh…

- Vậy theo bà, các doanh nghiệp bán lẻ phải đi theo lộ trình chuyển đổi số nào để thành công?

- Ở Việt Nam, có nhiều điển hình thành công trong chuyển đổi số như Thế giới di động, Saigon Co.op, Vincommerce – Vinmart… Chuyển đổi số là một hành trình tốn kém và phức tạp, cần có sự đầu tư bài bản và lộ trình thích hợp. Ví dụ, thực tế chi phí cho AI rất cao, Amazon dành 16 tỷ USD và Alibaba dành hơn 5 tỷ USD cho AI.

Những việc ưu tiên hàng đầu khi doanh nghiệp bán lẻ tiến hành chuyển đổi số đó là đưa tất cả dữ liệu lên môi trường số, khi đó nhà quản lý sẽ nắm bắt được tình hình của doanh nghiệp ở bất kỳ thời điểm nào, từ đó nhanh chóng có các  quyết định điều chỉnh. Sau quá trình tối ưu dựa trên dữ liệu được số hóa, sẽ chuyển đổi sang một mô hình kinh doanh mới, một cách thức vận hành mới. Như vậy, điều đầu tiên và cơ bản nhất trong hành trình chuyển đổi số chính nằm ở tư duy “lưu vết” mọi thứ hoạt động trong doanh nghiệp.

Để sẵn sàng cho chuyển đổi số, doanh nghiệp cần phải sẵn sàng từ lãnh đạo, tổ chức nhân sự cho đến công nghệ. Và dù số hóa đến đâu thì doanh nghiệp vẫn có 5 đặc trưng văn hóa cần giữ gìn và phát huy: lấy khách hàng làm trung tâm, định hướng dữ liệu, minh bạch, cộng tác và học tập.

Khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), với 352 tổ chức và doanh nghiệp tại Việt Nam, có gần 95% doanh nghiệp ý thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số, nhưng chỉ 5,1% trả lời chưa hiểu biết và chưa có hành động gì liên quan tới chuyển đổi số, 84% doanh nghiệp thất bại khi chuyển đổi số.

Thị trường

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố
Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30.11.2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vắng bóng thương vụ IPO: Điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt?

Thực trạng vắng bóng thương vụ IPO (phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng) quy mô lớn liên tục được chuyên gia nhắc tới tại các diễn đàn về đầu tư, phát triển thị trường vốn thời gian gần đây. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là bởi điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt. Điều này nhằm bảo đảm sự ổn định cho thị trường, song lại khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ xa vời giấc mơ IPO trên chính “sân nhà”.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Không gian nhà hàng hải sản hoàng gia, sang trọng.
Thị trường

Thai Village - Nhà hàng hải sản sang trọng tại Sài Gòn

Nhà hàng hải sản Thai Village là một trong những địa chỉ cao cấp tại Sài Gòn dành cho người “sành ăn” thưởng thức hải sản cao cấp, chất lượng. Vậy có điều gì đặc biệt tại Thai Village đáng để bạn trải nghiệm? Hãy cùng khám phá ngay qua bài viết sau đây!

MB tiếp sức người trẻ chạm tay vào tổ ấm với gói vay 'Dream Home '
Thị trường

MB tiếp sức người trẻ chạm tay vào tổ ấm với gói vay 'Dream Home '

Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) vừa thông báo về thành công của gói vay "Dream Home" dành riêng cho khách hàng trẻ, với dư nợ đạt trên 3.000 tỷ đồng và hơn 2.000 khách hàng được hỗ trợ sau hơn một năm triển khai. Tiếp nối thành công này, MB cam kết tiếp tục mở rộng chương trình trong năm 2025, không giới hạn quy mô, nhằm giúp người trẻ hiện thực hóa ước mơ sở hữu nhà ở.​

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xu hướng "săn" đất tăng, nhà đầu tư cần cẩn trọng cơn “sốt ảo”

Với hàng loạt thông tin tích cực như tín dụng mở rộng, lãi suất giảm cùng thông tin về sáp nhập tỉnh, nhiều địa phương đã ghi nhận giao dịch nhà đất tăng ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam khuyến cáo nhà đầu tư cần thận trọng trước các cơn “sốt ảo”, tìm hiểu kỹ mặt bằng giá, nắm rõ tiến độ thay đổi quy hoạch để tránh rủi ro.

Năm 2025 ngành dừa đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD
Thị trường

Thu hút đầu tư vào nhà máy chế biến sản phẩm từ dừa

Tổng Thư ký Hiệp hội dừa Việt Nam Cao Bá Đăng Khoa cho biết, để đạt được kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong năm 2025, ngành dừa sẽ tập trung hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, chế biến sâu; đồng thời, đẩy mạnh thu hút đầu tư để phát triển thêm nhiều nhà máy chế biến sâu các sản phẩm từ dừa.

Kết nối thương mại sản phẩm hữu cơ Việt Nam - Trung Quốc
Thị trường

Kết nối thương mại sản phẩm hữu cơ Việt Nam - Trung Quốc

Nhằm nối tiếp các hoạt động kết nối xúc tiến thương mại, ngày 27.3.2025 tới đây, tại Hà Nội, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) sẽ tổ chức gặp mặt kết nối các doanh nghiệp để thảo luận về cơ hội xuất khẩu sản phẩm hữu cơ sang thị trường Trung Quốc. Đây được xem là thị trường tiêu dùng hữu cơ lớn thứ ba thế giới.

Sau hơn nửa năm ra mắt, MG7 vẫn ‘vắng bóng’ trên đường phố, Haxaco đặt mục tiêu lợi nhuận 'khiêm tốn'
Thị trường

Sau hơn nửa năm ra mắt, MG7 vẫn ‘vắng bóng’ trên đường phố, Haxaco đặt mục tiêu lợi nhuận 'khiêm tốn'

Tại Việt Nam, Haxaco là doanh nghiệp phân phối xe MG. Haxaco được biết đến là doanh nghiệp phân phối Mercedes-Benz lớn nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, lợi nhuận của Haxaco lại ghi nhận đến từ việc mở rộng kinh doanh ô tô thương hiệu MG - một hãng xe của Trung Quốc.

Kinh tế tư nhân là nhân tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Thị trường

Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp lớn trong giai đoạn đầu

Theo PGS.TS. BÙI HỮU TOÀN, Chủ tịch Hội đồng Học viện Ngân hàng, kinh tế tư nhân hiện nay được xác định là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng. Vì vậy, việc ban hành nghị quyết về các cơ chế, chính sách phát triển đột phá khu vực này là hết sức cần thiết. Trong đó, giai đoạn đầu, nên tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp lớn để tạo động lực tăng trưởng nhanh chóng.

Xuân Son và Omoda & Jaecoo Việt Nam – Khi bản lĩnh tạo nên dấu ấn
Thị trường

Xuân Son và Omoda & Jaecoo Việt Nam – Khi bản lĩnh tạo nên dấu ấn

Bản lĩnh không chỉ giúp con người vượt qua thử thách mà còn tạo nên dấu ấn khác biệt. Xuân Son và Omoda & Jaecoo Việt Nam chính là minh chứng cho tinh thần tiên phong ấy. Một bên là cầu thủ kiên cường, vươn lên từ gian khó để khẳng định vị thế. Một bên là thương hiệu xe ô tô đổi mới, tiên phong chinh phục thị trường. Sự kết hợp này không chỉ gắn kết thể thao và công nghệ, mà còn tôn vinh tinh thần dám nghĩ lớn, hành động mạnh mẽ.

Vietnam Airlines "cất cánh" tại Long Thành: Hợp tác chiến lược với Singapore, vươn tầm quốc tế
Thị trường

Vietnam Airlines "cất cánh" tại Long Thành: Hợp tác chiến lược với Singapore, vươn tầm quốc tế

Ngày 13.3.2025 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển của Vietnam Airlines, khi hãng hàng không quốc gia ký kết loạt biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với ba "ông lớn" của Singapore, ngay trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm với mục tiêu đưa Cảng hàng không quốc tế Long Thành trở thành trung tâm hàng không hiện đại, vươn tầm quốc tế và cạnh tranh toàn cầu.

Tổng Giám đốc Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) Vanusia Nogueira rất ấn tượng với sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột
Kinh tế

Doanh nghiệp Đắk Lắk "bắt tay" xuất khẩu cà phê đạt chuẩn EUDR

Trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại - dịch vụ nông trại EDE (MISS EDE) và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk (Simexco DakLak) đã tổ chức họp báo và ký cam kết hợp tác lâu dài giữa Simexco DakLak và MISS EDE về chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu đạt chứng chỉ không xâm lấn rừng tự nhiên của Liên minh châu Âu (EUDR).