Chuyển đổi số - giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Chuyển đổi số được coi là hướng đi hiệu quả của hầu hết mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, để chuyển đổi số hiệu quả, đòi hỏi doanh nghiệp lựa chọn phương thức, giải pháp phù hợp.

Xu hướng và thách thức của chuyển đổi số

Thực tế cho thấy, xu hướng chuyển đổi số luôn được Việt Nam cũng đặc biệt quan tâm. Để thích ứng với tình hình mới và tận dụng cơ hội mà cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại, ngày 27.9.2019, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Ngày 3.6.2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực vươn ra toàn cầu, với một số chỉ số cơ bản. Theo đó, phấn đấu để Việt Nam trở thành quốc gia số, trong đó chuyển đổi số cho doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tự tạo ra sức bật phát triển, với cốt lõi là việc số hóa doanh nghiệp trên mọi phương diện.

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi số cũng là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tổng Giám đốc điều hành (CEO) CMC Consulting Nguyễn Hải Sơn chia sẻ, hiện nay các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường kinh doanh, áp lực đáp ứng nhanh chóng với những thay đổi về kinh tế, nhu cầu khách hàng ngày càng cao, sự cạnh tranh từ các đối thủ ngày càng gia tăng. Đặc biệt là áp lực về nâng cao hiệu quả trong chuỗi sản xuất là thách thức của bất cứ doanh nghiệp nào. Do đó, việc chuyển đổi số được xem là một giải pháp cứu cánh quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh và tạo ra sự linh hoạt cần thiết cho các doanh nghiệp thích ứng với các thay đổi.

Chuyển đổi số đúng hướng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững -0
Tổng Giám đốc điều hành (CEO) CMC Consulting Nguyễn Hải Sơn

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi số, có rất nhiều các vấn đề các doanh nghiệp giải quyết như: vấn đề kỹ thuật, quản trị, quy trình kinh doanh… Vì vậy, doanh nghiệp cần phải xác định rõ xem vị trí của mình đang ở đâu trong lĩnh vực chuyển đổi số. Từ đó, có hướng lựa chọn giải pháp lõi trong chuyển đổi số là gì, lộ trình chuyển đổi số cụ thể như thế nào để mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp thực sự đạt được mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất cho doanh nghiệp.

“Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ để cần lựa chọn được một giải pháp phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu như: tích hợp toàn bộ quy trình kinh doanh, tính linh hoạt, triển khai nhanh chóng, có khả năng mở rộng khi cần thiết, đơn giản và chi phí hợp lý. Một trong những giải pháp hiện nay các doanh nghiệp đang áp dụng một các hiệu quả là ERP (Enterprise Resource Planning) trên điện toán đám mây (Cloud)”, Tổng Giám đốc điều hành (CEO) CMC Consulting Nguyễn Hải Sơn nhấn mạnh.

Đánh giá về những khó khăn, thách thức của doanh nghiệp khi chuyển đổi số, chuyên gia tư vấn giải pháp SAP Việt Nam Trần Việt Dũng cho rằng, doanh nghiệp đang phải chịu những tác động lớn từ bất ổn địa chính trị, sự đứt gãy, thay đổi của chuỗi cung ứng… Đặc biệt là những thay đổi về nhu cầu của khách hàng, hay những quy định mới, tiêu chuẩn về phát triển bền vững buộc các doanh nghiệp phải tuân theo. Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, nhất là doanh nghiệp có các sản phẩm trong các lĩnh vực đặc thù như: năng lượng, sản xuất sắt thép, hoá chất…

Lựa chọn đúng, hiệu quả cao

Chuyên gia tư vấn giải pháp SAP Việt Nam Trần Việt Dũng cho rằng, để doanh nghiệp kịp phản ứng, thích nghi với những thách thức, khó khăn đó chuyển đổi số được coi là chìa khoá, là bệ phóng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, theo hướng xanh. Trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã có những chiến lược, lộ trình trong quá trình chuyển đổi số. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn, do ảnh hưởng suy thoái kinh tế và các vấn đề về lạm phát. Tuy nhiên, việc triển khai chuyển đổi số cần đảm bảo hiệu quả và bền vững, không chỉ là quyết định áp dụng công nghệ. Và đòi hỏi doanh nghiệp đi đúng hướng, lựa chọn chính các giải pháp và đơn vị hợp tác, đối tác công nghệ để tạo ra giải pháp tối ưu cho từng doanh nghiệp.

Chuyển đổi số đúng hướng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững -0
Chuyên gia tư vấn giải pháp SAP Việt Nam Trần Việt Dũng

Thực tế cho thấy, chuyển đổi số đúng hướng giúp doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển dài hạn trong tương lai và khai thác tối đa sức mạnh của công nghệ. Việc chuyển đổi số đúng hướng giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng cạnh tranh và tồn tại trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh. Bằng cách áp dụng công nghệ và quy trình kỹ thuật số, doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn, tăng cường trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa hiệu suất hoạt động.

Bên cạnh đó, chuyển đổi số cho phép doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng, cá nhân hóa dịch vụ và tạo ra trải nghiệm tốt hơn. Đồng thời, chuyển đổi số cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình làm việc bằng cách tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại, giảm thiểu sai sót và tăng năng suất lao động. Công nghệ kỹ thuật số cung cấp các công cụ và hệ thống quản lý thông tin hiệu quả, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức và tài nguyên.

Chuyển đổi số cũng giúp doanh nghiệp thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu lớn, từ đó, đưa ra quyết định thông minh và chiến lược kinh doanh hiệu quả, giảm thiểu sử dụng giấy tờ, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, bảo vệ dữ liệu và thông tin tốt hơn.

Việc lựa chọn giải pháp số hoá đúng sẽ mang lại lợi ích như tăng tốc độ, giảm chi phí. Doanh nghiệp cũng sẽ triển khai các giải pháp chuyển đổi số này một cách nhanh chóng và linh hoạt, tận dụng các công nghệ mới nhất mà không cần phải đầu tư lớn về hạ tầng, dễ dàng trong quá trình vận hành.

Công nghệ

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel
Công nghệ

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel

“Để vào được cuộc sống, đầu tiên là phải để khách hàng chấp nhận được sản phẩm của mình. Cụ thể là sản phẩm phải tốt, có giá cả phù hợp, có thể duy trì được trong thời gian lâu dài. Tôi nghĩ đó là những yếu tố cần thiết”, Thiếu tướng Tống Viết Trung, nguyên Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, chia sẻ.

Chuyển đổi từ môi trường làm việc truyền thống sang môi trường điện tử
Công nghệ

Chuyển đổi từ môi trường làm việc truyền thống sang môi trường điện tử

Năm 2024, Bộ Công an xác định là năm chuyển đổi trạng thái làm việc truyền thống sang môi trường điện tử và thực hiện chuyển đổi số trên các mặt công tác. Tính đến nay, đã số hóa 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính phát sinh hàng ngày của các đơn vị. Cổng dịch vụ công Bộ Công an xếp thứ 2/21 bộ, ngành.

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel
Công nghệ

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel

Đầu tháng 9.2024, Viettel còn khoảng gần 1 triệu khách hàng sử dụng điện thoại 2G, giảm rất nhiều so với con số 8 triệu từ đầu năm. Nỗ lực ở giai đoạn nước rút để 100% khách hàng không bị gián đoạn liên lạc khi cả nước chính thức dừng cung cấp dịch vụ 2G phản ánh toàn diện nhất tinh thần phụng sự của Viettel. Điều này càng ý nghĩa hơn khi được đặt trong bối cảnh nhà mạng đang hướng tới kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động (15.10.2004 - 15.10.2024).

Ảnh minh hoạ
Công nghệ

Công nghệ sinh học sẽ dẫn dắt ngành nông nghiệp

Thành quả sau 10 năm canh tác ngô chuyển gene cho thấy vai trò và khả năng dẫn dắt của công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và dịch hại, việc hoàn thiện hành lang pháp lý để xúc tiến hiệu quả các giống mới, cây trồng mới áp dụng công nghệ sinh học là hết sức cần thiết để bảo đảm an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững.

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam
Khoa học - Công nghệ

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam

Trước sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và sâu rộng của trí tuệ nhân tạo (AI), các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, đây là thời điểm phù hợp để nghiên cứu cả về khía cạnh pháp lý và đặc biệt là đạo đức, trách nhiệm, để vừa thúc đẩy phát triển vừa kiểm soát rủi ro khi phát triển và ứng dụng AI.

Viettel công bố chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics
Doanh nghiệp

Viettel công bố chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics

Ngày 1.10, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel công bố Chuỗi giải pháp tự động hóa toàn diện cho ngành Logistics tại Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến thăm gian hàng Viettel tại sự kiện và đánh giá cao vai trò của các nền tảng công nghệ đối với hạ tầng số, hạ tầng logistics quốc gia.

Toàn cảnh tọa đàm.
Kinh tế

Không phát triển 5G theo phong trào

5G đóng vai trò quan trọng để Việt Nam đạt được mục tiêu xây dựng nền kinh tế số, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số, Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Minh Tuấn cho rằng, việc triển khai 5G phải dựa theo nguồn lực và nhu cầu của người dân, doanh nghiệp để đạt hiệu quả, không thể chạy theo phong trào.

Các đại biểu bấm nút khai mạc Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023
Khoa học - Công nghệ

Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024

Ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trình độ và năng lực công nghệ là yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm, dịch vụ vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển
Công nghệ

Việt Nam tăng hai bậc về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

Đây là thông tin do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố tại buổi lễ báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu Global Innovation Index - GII năm 2024 được tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 26.9. Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023, đặc biệt, Việt Nam có 3 chỉ số đứng đầu thế giới là chỉ số nhập khẩu công nghệ cao; xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo.