Chuyển dịch năng lượng: Xu hướng góp phần định hình tương lai xanh

Việt Nam là một nền kinh tế năng động nên nhu cầu sử dụng năng lượng, đặc biệt là điện năng, cũng ngày càng tăng cao. Chuyển dịch năng lượng là nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng cũng như việc phát triển xanh, bền vững.

Cơ hội đưa Việt Nam trở thành trung tâm về chuyển đổi năng lượng

Dự báo sản lượng tiêu thụ điện của Việt Nam năm 2024 tăng khoảng 15%; nhu cầu điện năng sẽ tăng trưởng khoảng 8 -10%/năm trong những năm tới. Điều đó cho thấy các giải pháp năng lượng mới là một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam. Chuyển dịch năng lượng là nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Chia sẻ tại Diễn đàn "Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu: Nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam", Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Hoàng Quang Phòng cho biết, Việt Nam có đặc điểm địa lý, khí hậu lý tưởng để sản xuất năng lượng tái tạo, với đường bờ biển dài, thời tiết nhiệt đới gió mùa nên nhận được lượng bức xạ nhiệt mặt trời và lượng gió tương đối lớn... Những điều kiện này có ý nghĩa quan trọng trong định hướng an ninh năng lượng để phát triển nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

13-1707188798-3nang-luong-tai-tao-o-viet-nam-nhung-diem-nhan-tu-hao-5646.jpg
Tổ hợp năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận. Ảnh: ITN

Trong những năm qua, tầm nhìn về một tương lai bền vững và phát triển ngày càng quan trọng trong việc chuyển đổi hệ thống năng lượng, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển, chuyển dịch năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia như: Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11.2.2020, của Bộ Chính trị “về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Quyết định số 1658/QĐ-TTg, ngày 1.10.2021, của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2050; Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11.5.2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030...

Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 1217/QĐ-BKHCN ngày 8.7.2022 phê duyệt Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2023 “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng” để thực hiện thăm dò, khai thác, sản xuất và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng sơ cấp, sạch, sinh học, tái tạo, góp phần giảm phát thải khí nhà kính; Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2023 - 2030 “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt phát thải ròng về 0 tại Việt Nam”.

“Đây là những động thái rất rõ ràng và trực tiếp để đảm bảo với các nhà đầu tư nước ngoài rằng Việt Nam cam kết và quyết tâm thực hiện, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giảm rủi ro cho các nhà đầu tư, Việt Nam mong muốn thu hút các khoản đầu tư lớn hơn nữa, đầu tư chất lượng hơn trong phát triển xanh, chuyển dịch năng lượng”, Phó Chủ tịch VCCI khẳng định.

Đồng thời, theo kịch bản phát triển Quy hoạch điện VIII, Việt Nam có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu năng lượng từ than đá và nhiên liệu sang điện năng, cùng các nguồn năng lượng phát thải thấp khác. Mức tiêu thụ khí đốt cũng được dự báo tăng trong trung và dài hạn. Mục tiêu dài hạn của chiến lược là xây dựng lộ trình để các nhà máy điện khí LNG chuyển đổi sang kết hợp hydro vào cơ cấu phát điện.

Phó Vụ trưởng Vụ Đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Sĩ Đăng nhận định, việc chuyển dịch sang năng lượng tái tạo không chỉ đem đến cơ hội tốt cho Việt Nam bởi những tiềm năng đang có, mà còn có thể biến Việt Nam trở thành trung tâm về chuyển đổi năng lượng ít nhất là khu vực Đông Nam Á. Và một trong những yêu cầu để Việt Nam có thể đạt được những mục tiêu này là phải đảm bảo tự chủ công nghệ. Sự tự chủ về năng lượng không chỉ là vấn đề kinh tế mà vấn đề an ninh năng lượng. Trong quá trình chuyển đổi cần dựa vào những ưu thế Việt Nam đang có. Các nguồn điện đã làm chủ về công nghệ cần duy trì, không nên thay đổi một cách quá nhanh chóng.

Thúc đẩy Việt Nam đạt được đồng bộ các mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường

Ông Abhinav Goyal, Giám đốc Dịch vụ tư vấn Dự án Đầu tư và Cơ sở hạ tầng PwC Việt Nam đánh giá, việc dịch chuyển năng lượng sẽ tác động trực tiếp và mang đến nhiều cơ hội cho các bên liên quan trong chuỗi cung ứng. Với các nhà phát triển dịch vụ và cung cấp công nghệ, có những cơ hội đáng kể khi có thể đưa ra các giải pháp năng lượng tái tạo trong các lĩnh vực mới, cũng như sự phối hợp với các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp để đưa ra các chính sách hỗ trợ cho các sản phẩm và dịch vụ mới.

Đồng thời, sự dịch chuyển sang năng lượng tái tạo cũng mang đến cơ hội cho các nhà cung cấp và các đơn vị tham gia vào thị trường khi có các dịch vụ mới được phát triển, từ đó tạo nguồn doanh thu mới, giảm chi phí năng lượng và cải thiện thương hiệu.

“Việt Nam có thể thu hút nhiều vốn đầu tư hơn để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ hơn bằng cách tận dụng các giải pháp tài chính sáng tạo và đơn giản hóa quy trình phê duyệt”, ông Abhinav Goyal nhấn mạnh.

Đồng thời, theo Phó Vụ trưởng Vụ Đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Sĩ Đăng, các doanh nghiệp cũng nên tìm kiếm cơ hội từ chuyển dịch năng lượng để làm chủ công nghệ tiên tiến thông qua việc chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp nước ngoài.

“Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang triển khai các Chương trình Quốc gia liên quan đến năng lượng, nghiên cứu và triển khai các chương trình công nghệ để phát triển các nguồn năng lượng, vì vậy, rất mong sự đồng hành của các doanh nghiệp cùng tham gia vào những chương trình này nhằm góp phần đưa Việt Nam sớm làm chủ công nghệ”, ông Nguyễn Sĩ Đăng chia sẻ.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Hoàng Quang Phòng cho biết, Việt Nam đã và đang xây dựng một chính sách phát triển năng lượng rõ ràng, dài hạn và có thể dự đoán được là điều kiện tiên quyết cho chuyển dịch năng lượng bền vững. Tuy nhiên, hiện vẫn có những điểm nghẽn pháp lý cần chỉnh sửa trong thời gian tới. Quá trình chuyển dịch năng lượng gắn với phát triển hạ tầng năng lượng, nếu được thực hiện tốt, sẽ thúc đẩy Việt Nam đạt được đồng bộ các mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, đáp ứng được tầm nhìn dài hạn của đất nước.

Kinh tế

Diễn đàn đa phương MSF 2024: Hướng tới một Việt Nam bao trùm số
Kinh tế

Diễn đàn đa phương MSF 2024: Hướng tới một Việt Nam bao trùm số

“Việt Nam, với một tầm nhìn năng động và sáng tạo, đang nhanh chóng nắm bắt cơ hội để vươn mình trở thành một quốc gia số hàng đầu", ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam, nói trong Diễn đàn đa phương (MSF) 2024 với chủ đề “Phát triển con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số” diễn ra tại Hà Nội, chiều 18.10.

Hội thảo Cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới: Doanh nghiệp phải làm gì?
Kinh tế

Nhanh chóng xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách cho kinh tế số

Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng đồng bộ thể chế, luật pháp, chính sách kinh tế số, sửa đổi, bổ sung quy định đối với các ngành kinh doanh mới như thương mại điện tử, tài chính số, ngân hàng số, GS.TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) khuyến nghị.

VEAM tham gia triển lãm quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2024
Doanh nghiệp

VEAM tham gia triển lãm quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2024

Tại triển lãm quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2024 diễn ra vừa qua, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) đã mang đến nhiều sản phẩm xe tải, máy nông nghiệp cùng các phụ tùng, linh kiện chất lượng cao. Qua đó, VEAM tiếp tục khẳng định là 1 trong những doanh nghiệp tiêu biểu của ngành ô tô và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác
Doanh nghiệp

BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam (VYEA) vừa ký thỏa thuận hợp tác. Đây là cơ sở để triển khai các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực và khả năng tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp là hội viên VYEA; phù hợp với định hướng của Chính phủ về thúc đẩy phát triển cộng đồng doanh nhân trẻ, và mục tiêu, tôn chỉ hoạt động của hai bên.

Phát triển chưa xứng tầm, doanh nghiệp bảo hiểm ngóng chờ quy định
Kinh tế

Phát triển chưa xứng tầm, doanh nghiệp bảo hiểm ngóng chờ quy định

Mặc dù đã phát huy vai trò “bà đỡ”, “lá chắn” tránh tổn thất khi có rủi ro, song ngành bảo hiểm nước ta phát triển vẫn chưa xứng tầm. Hiện, các doanh nghiệp đang ngóng chờ quy định hướng dẫn về việc cấm bán bảo hiểm qua ngân hàng, khi đó sẽ góp phần thúc đẩy ngành bảo hiểm phát triển.

BAC A BANK cho vay phát triển nông nghiệp với hạn mức lên tới 10 tỷ đồng
Doanh nghiệp

BAC A BANK cho vay phát triển nông nghiệp với hạn mức lên tới 10 tỷ đồng

Với mục tiêu tạo thêm động lực phát triển nông nghiệp - góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) luôn chú trọng đồng hành cùng khách hàng nâng cao năng lực hoạt động, mới đây nhất có thể kể tới việc triển khai sản phẩm Cho vay sản xuất kinh doanh nông nghiệp dành cho khách hàng cá nhân.

Techcombank và Databricks: Cách mạng hoá ngân hàng cho hàng triệu khách hàng bằng AI và dữ liệu
Doanh nghiệp

Techcombank và Databricks: Cách mạng hoá ngân hàng cho hàng triệu khách hàng bằng AI và dữ liệu

Hà Nội, 17.10 – Techcombank, một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, vừa công bố hợp tác với Databricks – Công ty đi đầu về Dữ liệu và AI – để triển khai Nền tảng Trí tuệ Dữ liệu của Databricks (Databricks Data Intelligence Platform), nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng AI trên quy mô toàn ngân hàng.

SHB khuyến nghị khách hàng sớm hoàn tất bổ sung thông tin sinh trắc học theo quy định
Doanh nghiệp

SHB khuyến nghị khách hàng sớm hoàn tất bổ sung thông tin sinh trắc học theo quy định

Nhằm đảm bảo các giao dịch tài chính điện tử hoặc rút tiền tại hệ thống ATM không bị gián đoạn sau ngày 01.01.2025, khách hàng SHB cần nhanh chóng hoàn tất đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản/thẻ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Tân Á Đại Thành được vinh danh Top 10 Thương hiệu Mạnh - Tiên phong đổi mới sáng tạo 2024
Kinh tế

Tân Á Đại Thành được vinh danh Top 10 Thương hiệu Mạnh - Tiên phong đổi mới sáng tạo 2024

Tại Lễ Công bố và vinh danh Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2024 diễn ra mới đây, Tân Á Đại Thành đã xuất sắc được vinh danh trong Top 10 Thương hiệu Mạnh - Tiên phong đổi mới sáng tạo. Giải thưởng là sự minh chứng cho những bước tiến mạnh mẽ của Tân Á Đại Thành trong đổi mới sáng tạo và khẳng định vị thế cạnh tranh khác biệt của một Tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam và trong khu vực.

Các đại biểu tham dự tọa đàm.
Kinh tế

Doanh nghiệp bảo hiểm gặp khó vì thiếu hướng dẫn luật

Tại Tọa đàm “Bảo hiểm - Giải pháp phòng ngừa rủi ro và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 17.10, các doanh nghiệp cho biết, hiện chưa có văn bản hướng dẫn về quy định cấm ngân hàng “gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức”. Điều này dẫn đến các cách hiểu khác nhau, gây khó khăn cho cả doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng và khách hàng.

Chính thức chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) cho MB
Doanh nghiệp

Chính thức chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) cho MB

Ngày 17.10.2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức nhận Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) trở thành một thành viên mới. Đây là dấu mốc quan trọng của MB trước thềm kỷ niệm 30 năm thành lập, mang lại cơ hội mở rộng hoạt động, triển khai các mô hình kinh doanh mới cho MB và OceanBank, đồng thời đảm bảo an toàn hệ thống, đảm bảo quyền lợi khách hàng của OceanBank và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Agribank xác định nông nghiệp là thị trường trọng tâm, nông dân là người bạn đồng hành
Kinh tế

Agribank xác định nông nghiệp là thị trường trọng tâm, nông dân là người bạn đồng hành

Với tỷ trọng cho vay “Tam nông” trong những năm qua luôn ở mức 65-70% tổng dư nợ, chiếm thị phần lớn nhất tín dụng nông nghiệp tại Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) xác định nông nghiệp, nông thôn là thị trường trọng tâm, nông dân là người bạn đồng hành trên chặng đường phát triển.