Chuyển Bộ Công an điều tra nhiều dự án điện gió, điện mặt trời xây dựng trên đất dự trữ khoáng sản Quốc gia tại Bình Thuận

Thanh tra Chính phủ phát hiện tại Bình Thuận nhiều dự án điện mặt trời, điện gió được xây dựng trên đất dự trữ khoáng sản Quốc gia sai quy định pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai nên chuyển hồ sơ sang Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.

Phụ lục số 02 kèm theo thông báo kết luận thanh tra (KLTT) số 3116/TB-TTCP của Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã chỉ ra nhiều sai phạm tại các dự án điện gió, điện mặt trời (ĐMT) ở Bình Thuận.

13 dự án điện gió, điện mặt trời xây dựng trên đất dự trữ khoáng sản Quốc gia

Bình Thuận: Chuyển Bộ Công an điều tra nhiều dự án điện gió, điện mặt trời xây dựng án trên đất dự trữ khoáng sản quốc gia -0
Nhiều sai phạm trong lĩnh vực đất đai tại Nhà máy điện mặt trời Hồng Liêm 3

Phụ lục số 02 nêu: Việc Bộ Tài nguyên và Môi trường có các văn bản (số 6612/BTNMT-ĐCKS ngày 6.12.2017, số 2084/BTNMT-ĐCKS ngày 24.4.2018) hướng dẫn UBND tỉnh Bình Thuận xây dựng dự án trên khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, thời gian dự trữ khoáng sản… là không có cơ sở; Tham mưu Thủ tướng Chính phủ về việc chọn địa điểm xây dựng dự án Nhà máy điện gió Đại Phong, Nhà máy điện gió Hồng Phong 1 trong khi chưa có Nghị định về quản lý khoáng sản ở các khu vực dự trữ là không đúng quy định tại khoản 1 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 13 dự án ĐMT và điện gió đã đầu tư xây dựng trên đất dự trữ khoáng sản quốc gia. Cụ thể Nhà máy ĐMT Hồng Liêm 3 xây dựng trên đất hoạt động khoáng sản; Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2 còn xây dựng trên 40,57ha rừng, đến thời điểm thanh tra chưa thực hiện xong việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Theo giải trình có UBND tỉnh Bình Thuận Công ty Cổ phần Năng lượng Hòa Thắng đã nộp quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận số tiền hơn 10 tỷ đồng để trồng rừng thay thế theo phương án đã được phê duyệt.

Theo phụ lục 02, UBND tỉnh Bình Thuận cho Công ty Cổ phần điện gió Hồng Phong 1 thuê đất để đầu tư xây dựng dự án Nhà máy điện gió Hồng Phong 1, công suất 40MW với diện tích 14,7ha, tăng sai 0,75ha, vi phạm khoản 2 Điều 12 Thông tư số 02/2019/TT-BCT ngày 15.1.2019 của Bộ Công Thương.

Bình Thuận: Chuyển Bộ Công an điều tra nhiều dự án điện gió, điện mặt trời xây dựng án trên đất dự trữ khoáng sản quốc gia -0
Điện gió Đại Phong tại Bình Thuận

Bộ Công thương phê duyệt kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật Nhà máy ĐMT Hồng Phong 1A, công suất 150MWp, diện tích sử dụng đất là 207 ha, tăng sai 27ha; Thực tế UBND tỉnh Bình Thuận đã cho Công ty Cổ phần Năng lượng Hồng Phong 1 thuê 195,04ha để xây dựng Nhà máy ĐMT Hồng Phong 1A, tăng sai 15,4ha là vi phạm khoản 4 Điều 10 Thông tư số 16/2017/TT-BCT ngày 12.9.2017 của bộ Công Thương.

Triển khai dự án kiểu “cầm đèn chạy trước ô tô”

Bình Thuận: Chuyển Bộ Công an điều tra nhiều dự án điện gió, điện mặt trời xây dựng án trên đất dự trữ khoáng sản quốc gia -0
Nhà máy điện gió Hồng Phong 1. Ảnh: tds.com.vn

Phụ lục 02 của thông báo KLTT cho biết Công ty Cổ phần Điện mặt trời đã khởi công Nhà máy ĐMT Phong Phú, đường dây diện và ngăn lộ mở rộng trên diện tích 56,32ha trước khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất, bàn giao đất trên thực địa (46,6ha được cho thuê đất sau ngày khởi công và 9,73ha đến thời điểm thanh tra chưa được cho thuê).

Công ty Cổ phần Năng lượng Hòa Thắng chủ đầu tư Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2 đã khởi công xây dựng trên đất trong khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, trong đó có 40,57ha đất rừng, đến thời điểm thanh tra (tháng 6.2022) chưa được UBND tỉnh Bình Thuận cho Thuê đất là hành vi chiếm dụng đất.

Hành vi vi phạm của Công ty Cổ phần Năng lượng Hòa Thắng và Công ty Cổ phần Điện mặt trời là hành vi chiếm dụng đất, vi phạm hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013.

Bình Thuận: Chuyển Bộ Công an điều tra nhiều dự án điện gió, điện mặt trời xây dựng án trên đất dự trữ khoáng sản quốc gia -0
Nhà máy điện mặt trời Phong Phú

Tương tự, các đơn vị khác mặc dù chưa được UBND tỉnh Bình Thuận cho thuê đất nhưng đã thực hiện hành vi chiếm dụng (hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013. đất để xây dựng các nhà máy điện: Công ty TNHH ĐMT Trường Lộc Bình Thuận (chiếm dụng 48,31ha trong 1 năm 7 tháng), Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đại Phong (chiếm dụng 15,49ha trong 2 năm 2 tháng), Công ty Cổ phần Điện gió Hồng Phong 1 (chiếm dụng 14,75 ha trong 7 tháng), Công ty Cổ phần Năng lượng Hồng Phong 1 (chiếm dụng 195,04ha trong 1 năm 2 tháng), Công ty Cổ phần Năng lượng Hồng Phong 2 (chiếm 119,72ha trong thời gian 1 năm 4 tháng).

Công ty Cổ phần Năng lượng Thiên Niên kỷ đã khởi công xây dựng dự án Nhà máy ĐMT Hồng Phong 5.2 ngày 16.6.2020, vận hành ngày 24.12.2020 là vi phạm quy định tại các quyết định cho thuê 55,47ha đất của UBND tỉnh Bình Thuận; Thời điểm thanh tra vẫn chưa được Thủ tướng Chính phủ có ý kiến cho phép xây dựng trên đất quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia tại tỉnh Bình Thuận.

Công ty Cổ phần Đức Thành Mũi Né (chủ đầu tư Nhà máy ĐMT Mũi Né) và Công ty Cổ phần Hà Đô Bình thuận (chủ đầu tư Nhà máy ĐMT Hồng Phong 4) cũng vi phạm tương tự Công ty Cổ phần Năng lượng Thiên niên kỷ.

Bình Thuận: Chuyển Bộ Công an điều tra nhiều dự án điện gió, điện mặt trời xây dựng án trên đất dự trữ khoáng sản quốc gia -0
Nhà máy điện mặt trời 5.2

Cũng theo phụ lục 02 thông báo KLTT có 3 nhà máy đến thời điểm vận hành, bán điện nhưng vẫn chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất là Nhà máy ĐMT Hồng Liêm 3 (Công ty TNHH ĐMT Trường Lộc Bình Thuận), Nhà máy ĐMT Hồng Phong 1A (Công ty Cổ phần Hồng Phong 1) và Nhà máy ĐMT Hồng Phong 1B (Công ty Cổ phần Năng lượng Hồng Phong 2); Có đến 12/13 dự án vào sử dụng khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư.

Thanh tra Chính phủ đã chuyển đến Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an hồ sơ vụ việc vi phạm quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai thực hiện đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời, điện gió trên đất quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia/ Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan tại tỉnh Bình Thuận.

*Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục giám sát và thông tin kết quả thực thi pháp luật của các đơn vị liên quan trong vụ việc trên đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Kiểm tra - Giám sát

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Nghĩa Phước trúng thầu thi công đường Lò Lu, TP. Thủ Đức nhưng thi công dang dở, tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng
Kiểm tra - Giám sát

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Nghĩa Phước trúng thầu thi công đường Lò Lu, TP. Thủ Đức nhưng thi công dang dở, tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng

Sau 4 năm khởi công gói thầu xây lắp 2 của Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lò Lu (phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức), Công ty Cổ phần Xây dựng Nghĩa Phước mới thi công đạt 2% giá trị hợp đồng rồi ngưng thi công. Đường Lò Lu hiện nay bị xuống cấp nghiêm trọng với hàng trăm ổ gà, ổ voi...

Hai dự án do BQL dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư có nhiều thiếu sót, tồn tại
Kiểm tra - Giám sát

Hai dự án do BQL dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư có nhiều thiếu sót, tồn tại

Dự án thi công xây dựng đường, cầu Vàm Tư và dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT.746 đoạn từ ngã ba Tân Thành đến ngã ba Hội Nghĩa do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư được thanh tra phát hiện có nhiều thiếu sót, tồn tại.

Công ty Xổ số Kiến Thiết Long An nói gì về việc đi “học tập kinh nghiệm” ở các địa điểm du lịch nổi tiếng tại nhiều nước trên thế giới?
Kiểm tra - Giám sát

Công ty Xổ số Kiến Thiết Long An nói gì về việc đi “học tập kinh nghiệm” ở các địa điểm du lịch nổi tiếng tại nhiều nước trên thế giới?

Lãnh đạo Công ty Xổ số Kiến Thiết Long An khẳng định tất cả các địa điểm trong lịch trình đều là “điểm học tập kinh nghiệm, nghiệp vụ xổ số”. Việc học được bắt đầu từ sân bay nhập cảnh nước bạn đến sân bay về nước.

Công ty Xổ số Kiến thiết Long An chi gần 11 tỷ đồng đi "học tập kinh nghiệm" hay đi tham quan, du lịch nhiều nước nổi tiếng trên thế giới?
Kiểm tra - Giám sát

Công ty Xổ số Kiến thiết Long An chi gần 11 tỷ đồng đi "học tập kinh nghiệm" hay đi tham quan, du lịch nhiều nước nổi tiếng trên thế giới?

Trong vòng 1 năm, Giám đốc Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Long An đã phê duyệt 5 gói thầu tổ chức các đoàn đi học tập kinh nghiệm, nghiệp vụ tại nhiều nước trên thế giới, tổng trị giá gần 11 tỷ đồng. Tuy nhiên, lịch trình nhiều chuyến đi chỉ là tham quan du lịch nhiều nước nổi tiếng trên thế giới, thực tế không có hoạt động học tập nào.

Công ty TNHH Kinh Bố liên tục trúng thầu sát giá tại các công ty điện lực phía Nam, trúng gói thầu 14 tỷ đồng, tiết kiệm ngân sách 16.000 đồng
Phòng chống tham nhũng

Công ty TNHH Kinh Bố liên tục trúng thầu sát giá tại các công ty điện lực phía Nam, trúng gói thầu 14 tỷ đồng, tiết kiệm ngân sách 16.000 đồng

Trong 3 tháng cuối năm 2023, Công ty TNHH Kinh Bố trúng liên tiếp 15 gói thầu, trị giá hơn 162 tỷ đồng tại một số công ty điện lực khu vực phía Nam, có gói thầu trị giá hơn 14 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước 16.000 đồng.

TP. Hồ Chí Minh: Hồ sơ đăng ký sửa chữa, cải tạo nhà tại phường Tân Phú, Quận 7 vướng hàng loạt vi phạm
Kiểm tra - Giám sát

TP. Hồ Chí Minh: Hồ sơ đăng ký sửa chữa, cải tạo nhà tại phường Tân Phú, Quận 7 vướng hàng loạt vi phạm

Thanh tra Quận 7 xác định, UBND phường Tân Phú bố trí công chức tư pháp – hộ tịch phụ trách tham mưu công tác quản lý xây dựng, sửa chữa nhà là không đúng nhiệm vụ; bên cạnh đó, nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng kéo dài nhưng chưa xử lý dứt điểm.

TP. Hồ Chí Minh: Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn chưa chấm dứt hợp đồng phát triển Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2
Kiểm tra - Giám sát

TP. Hồ Chí Minh: Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn chưa chấm dứt hợp đồng phát triển Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2

Hiện các đơn vị liên quan tại TP. Hồ Chí Minh đang thực hiện việc chấm dứt hợp đồng hợp tác phát triển Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2 liên quan đến Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) theo ý kiến chỉ đạo của Ban Cán sự đảng UBND thành phố.

Nhà máy Kanglongda Huế dính hàng loạt sai phạm: “Cần làm rõ trách nhiệm của Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế”
Kiểm tra - Giám sát

Nhà máy Kanglongda Huế dính hàng loạt sai phạm: “Cần làm rõ trách nhiệm của Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế”

Công ty Kanglongda International Holdings Limitted (trụ sở tại Hồng Kông, Trung Quốc) đầu tư dự án Nhà máy Kanglongda Huế đã liên tiếp cố tình vi phạm pháp luật Việt Nam. Điều khiến dư luận bức xúc là trách nhiệm kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng ở đâu. Trong khi đó, luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh bày tỏ quan điểm cho rằng cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý không thể lách luật bằng “điệp khúc” phạt cho tồn tại”.

Bà Rịa - Vũng Tàu: 3 dự án bãi container hơn 10 năm vẫn là "rừng đước, vuông tôm" vi phạm thế nào?
Kiểm tra - Giám sát

Bà Rịa - Vũng Tàu: 3 dự án bãi container hơn 10 năm vẫn là "rừng đước, vuông tôm" vi phạm thế nào?

3 dự án bãi container tại phường Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ đang vướng hàng loạt vi phạm về đất đai như chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, bàn giao đất thực địa “trên giấy”, hết hạn gia hạn sử dụng đất…, hiện khu vực này vẫn là "rừng đước, vuông tôm".

Đồng Nai: Kiến nghị rà soát lại giá trị quyền sử dụng đất tại Dự án khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước
Kiểm tra - Giám sát

Đồng Nai: Kiến nghị rà soát lại giá trị quyền sử dụng đất tại Dự án khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước

Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai rà soát lại việc xác định giá trị tài sản là quyền sử dụng đất tại Dự án khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước của Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Xây dựng (DIC).

Nhiều sai phạm tại Công ty cổ phần cấp nước Kon Tum
Kiểm tra - Giám sát

Nhiều sai phạm tại Công ty cổ phần cấp nước Kon Tum

Thanh tra tỉnh Kon Tum mới ban hành thông báo công khai kết luận thanh tra việc thực hiện các kế hoạch, phương án cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước; việc áp dụng giá nước sạch đối với các hộ sản xuất vật chất và kinh doanh tại Công ty cổ phần cấp nước Kon Tum và chỉ ra nhiều sai phạm.