Viện An ninh phi truyền thống, Đại học Quốc gia Hà Nội

Chương trình đào tạo mới: Trợ lý an ninh phi truyền thống để làm bảo vệ, vệ sỹ, thư ký, trợ lý

Chiều 7.3, Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội thông tin tuyển sinh đào tạo khóa trợ lý an ninh phi truyền thống. Đây là chương trình đào tạo mới, dự kiến được nhà trường tổ chức đào tạo từ tháng 5 năm 2025.

Theo Viện An ninh phi truyền thống, hiện nay, nhu cầu tự bảo vệ về bảo vệ an ninh cá nhân và gia đình, bảo vệ an ninh cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhà trường, bệnh viện, doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp FDI) ở trong nước và nước ngoài là rất lớn. Riêng các tập đoàn, Tổng Công ty doanh nghiệp Nhà nước, các tập đoàn tư nhân có hàng vạn nhân viên bảo vệ/thư ký - trợ lý.

Nhu cầu bảo vệ tại các cơ quan Nhà nước, bệnh viện, nhà trường, nhu cầu giúp việc gia đình - thư ký, trợ lý lãnh đạo,... ngày càng gia tăng. Tuy nhiên nghề bảo vệ/vệ sỹ, thư ký, trợ lý ở nước ta chưa được đào tạo kỹ càng, chưa có các khóa đào tạo chuyên sâu về kỹ năng, nghiệp vụ. Hầu hết các Công ty dịch vụ bảo vệ chỉ đào tạo các kỹ năng bảo vệ cơ bản cho học viên với các khoá học ngắn ngày.

Khoá đào tạo trợ lý an ninh phi truyền thống nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân về bảo vệ, vệ sỹ, thư ký, trợ lý; đồng thời tạo nguồn cho các chương trình cử nhân Quản trị an ninh phi truyền thống.

Đối tượng tuyển sinh là thanh niên nam, nữ đã tốt nghiệp THPT, ưu tiên các công dân đã tốt nghiệp THPT, đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự thuộc Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng. Thời gian học từ 6-9 tháng, chứng nhận do Viện An ninh phi truyền thống, Đại học Quốc gia Hà Nội cấp.

Giảng viên gồm các nhà khoa học, quản lý đầu ngành có kinh nghiệm lý luận và thực tiễn của Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, dưới sự chỉ đạo, tổ chức giảng dạy của: Trung tướng GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống (Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội), nguyên Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an; PGS.TS Hoàng Đình Phi, Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội kiêm Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống (Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội), nguyên cán bộ Học viện Quốc phòng, Bộ Quốc phòng.

Thiếu tướng GS.TS Nguyễn Văn Nhật, Giám đốc Trung tâm đào tạo An ninh phi truyền thống, Viện An ninh phi truyền thống (Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội), nguyên Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an; Thiếu tướng PGS.TS Vũ Đức Khiển, Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo An ninh phi truyền thống, Viện An ninh phi truyền thống (Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội), nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II, Bộ Công an tại TP. Hồ Chí Minh;

Đại tá ThS Võ Hữu Canh, Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo An ninh phi truyền thống, Viện An ninh phi truyền thống (Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội), nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cảnh sát vũ trang, Bộ Công an; TS Đào Quốc Tính, Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo An ninh phi truyền thống, Viện An ninh phi truyền thống (Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội), nguyên Cục trưởng Cục phòng chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Đại tá TS Tạ Duy Chính, giảng viên kiêm chức Trung tâm đào tạo An ninh phi truyền thống, Viện An ninh phi truyền thống (Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội), nguyên Chủ nhiệm Khoa Học viện Quốc phòng, Bộ Quốc phòng.

z6384433867720-79036fe6e5a05fd347cee13702539ea2.jpg
Thiếu tướng GS.TS Nguyễn Văn Nhật, Giám đốc Trung tâm đào tạo An ninh phi truyền thống, Viện An ninh phi truyền thống chia sẻ tại họp báo

Theo Thiếu tướng GS.TS Nguyễn Văn Nhật, Giám đốc Trung tâm đào tạo An ninh phi truyền thống, chương trình sẽ được đào tạo theo 2 hình thức: đào tạo tập trung (ăn, ở, đào tạo tập trung) và đào tạo không tập trung tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Trước mắt, Viện An ninh phi truyền thống sẽ tổ chức các khóa đào tạo không tập trung.

Về cơ hội nghề nghiệp, Thiếu tướng GS.TS Nguyễn Văn Nhật nhấn mạnh, học viên sau tốt nghiệp khoá đào tạo có nhiều cơ hội nghề nghiệp tại các cơ quan, tổ chức, nhà trường, bệnh viện, doanh nghiệp,... theo 4 nhóm công việc. Nhóm 1: Làm bảo vệ/thư ký - trợ lý cho các cơ quan, tổ chức, nhà trường, bệnh viện, doanh nghiệp Việt Nam tại Việt Nam và tại nước ngoài. Nhóm 2: Làm bảo vệ/thư ký - trợ lý cho các cơ quan, tổ chức, nhà trường, bệnh viện, doanh nghiệp nước ngoài.

Nhóm 3: Làm lãnh đạo (chỉ huy) bảo vệ/chánh văn phòng (thư ký - trợ lý) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà trường, bệnh viện Việt Nam. Nhóm 4: Xuất khẩu lao động nước ngoài làm bảo vệ/trợ lý - thư ký cho các cơ quan, tổ chức, nhà trường, bệnh viện, doanh nghiệp nước ngoài (ưu tiên ở Hàn Quốc).

Cũng theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Nhật, học viên tốt nghiệp nếu có nguyện vọng có thể tiếp tục theo học hệ Cử nhân Quản trị an ninh phi truyền thống (Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội) do Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng.

z6384427162900-c62daa61f5735741214bc91d90339c69.jpg
Đại tá PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống

Đại tá PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống thông tin thêm, Viện An ninh phi truyền thống là cơ quan đầu tiên ở Việt Nam được thành lập để nghiên cứu, đào tạo, giảng dạy, chuyển giao khoa học công nghệ về an ninh phi truyền thống.

Viện sẽ liên tục mở các khóa đào tạo Trợ lý an ninh phi truyền thống. Học viên được lựa chọn ứng tuyển tiếp lên hệ đại học chính quy theo đề án tuyển sinh và sinh viên có cơ hội được giao lưu cùng học tập chung một khung chương trình kiến thức cơ bản, kết hợp với rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu và nhận chứng nhận kỹ năng nghề nghiệp “3 trong 1” là bảo vệ, kiêm vệ sỹ và kiêm thư ký hay trợ lý (3 kỹ năng nghề nghiệp phối hợp hài hòa trong một nhân viên). Từ đó, tiếp tục học tập lên hệ tiếp theo và phấn đấu trở thành chuyên viên hay chuyên gia.

Giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”

Chiều 26.3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, dự và phát biểu chỉ đạo.

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế
Giáo dục

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế

Ngày mai (27.3), tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ diễn ra Hội thảo khoa học và thực tiễn “Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động ở khu vực công sau tinh giản biên chế”, quy tụ nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và đại diện doanh nghiệp.

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị
Giáo dục

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị

Nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển khoa học công nghệ trong kỷ nguyên mới, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng, các cơ sở giáo dục đại học cần chuẩn bị rốt ráo ngay từ bây giờ, nâng cao năng lực quản trị, quản lý nhằm triển khai các kết quả nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Dự án giải nhất khoa học kỹ thuật quốc gia bị tố giống sản phẩm nước ngoài: Bộ GD-ĐT nói gì?
Giáo dục

Dự án giải nhất khoa học kỹ thuật quốc gia bị tố giống sản phẩm nước ngoài: Bộ GD-ĐT nói gì?

Theo thông tin được đăng tải trên một số diễn đàn, dự án của nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Siêu, Hưng Yên rất giống sản phẩm được Samuel Alexander, chuyên gia Indonesia đã công bố trên cộng đồng Hackaday.io - một nền tảng trực tuyến dành cho những người yêu công nghệ từ trước đó.

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển
Giáo dục

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển

Theo PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, những thay đổi trong quy chế tuyển sinh đều hướng tới việc tối ưu hóa quyền lợi và mở rộng cơ hội lựa chọn cho thí sinh. Điều cốt yếu là các em cần nắm vững và vận dụng hiệu quả những quyền lợi này. Khi đã xác định rõ mục tiêu về ngành và trường, việc xây dựng một chiến lược sắp xếp nguyện vọng hợp lý trở nên vô cùng quan trọng.

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?
Giáo dục

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?

Theo các nhà tuyển dụng, nhiều sinh viên khi ra trường mong muốn mức thu nhập tốt nhưng trình độ và kiến thức áp dụng được vẫn “chấp chới” thì doanh nghiệp không thể dựa trên bằng tốt nghiệp để trả lương. Vấn đề trả lương phụ thuộc vào thực tế các bạn làm được việc gì cho doanh nghiệp.