20 NĂM NGÀY DOANH NHÂN VIỆT NAM (13.10.2004 - 13.10.2024)

'Chúng tôi đã vững tin để hoạch định chiến lược dài hạn!'

Tham dự cuộc gặp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với các doanh nhân tiêu biểu trước thềm ngày Doanh nhân Việt Nam năm nay, Phó Chủ tịch thường trực Hội Dệt may, thêu đan TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean PHẠM VĂN VIỆT cho biết rất vui mừng và vinh dự. “Cuộc gặp đã tiếp thêm niềm tin, động lực cho doanh nghiệp, khiến chúng tôi vững tin hoạch định chiến lược dài hạn”, ông chia sẻ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt các doanh nhân tiêu biểu ngày 11.10.2024. Ảnh: Lâm Khánh
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt các doanh nhân tiêu biểu ngày 11.10.2024. Ảnh: Lâm Khánh

Doanh nghiệp được tiếp thêm niềm tin và động lực

- Là một trong các đại biểu đại diện của Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam (VPBA) tham dự cuộc gặp mặt với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhân kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam diễn ra chiều 11.10, ông cảm thấy thế nào?

­- Trước hết, tôi cũng như các doanh nhân đại diện của VPBA và của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đều cảm thấy rất vui mừng, hạnh phúc và vinh dự khi được tham dự cuộc gặp mặt đặc biệt ý nghĩa này.

Trong suốt thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp đã luôn nhận được sự quan tâm rất lớn từ Đảng, Nhà nước, thông qua hàng loạt chủ trương, quyết sách quan trọng được ban hành; đặc biệt là Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3.6.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mới đây là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10.10.2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Có thể ví đây là những văn kiện mang tính lịch sử của giới doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam. Cùng với đó, Quốc hội, Chính phủ đã luôn hoàn thiện hệ thống pháp luật, với hàng loạt luật, văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo môi trường thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, doanh nhân phát triển.

Cuộc gặp mặt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với đại diện doanh nghiệp trước thềm ngày Doanh nhân Việt Nam lần này giúp chúng tôi cảm nhận sâu sắc hơn về sự quan tâm đặc biệt của Trung ương với một trong những lực lượng nòng cốt đóng góp vào sự phát triển đất nước. Cuộc gặp đó đã tiếp thêm niềm tin, động lực cho doanh nghiệp chúng tôi.

- Điều gì trong cuộc gặp đó khiến ông cảm thấy được “tiếp thêm niềm tin, động lực”?

- Trong bài phát biểu, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhiều lần nhấn mạnh đến vai trò của đội ngũ doanh nhân, đồng thời rất thấu hiểu cho những khó khăn của các doanh nghiệp. Đó không chỉ là khó khăn về thị trường khi tình hình thế giới bất ổn, mà còn từ nội tại với những rào cản của cơ chế, chính sách, pháp luật, năng lực của các cơ quan quản lý; tiếng nói của doanh nhân vẫn còn ít được lắng nghe ở nhiều cấp, nhiều ngành hoặc được lắng nghe nhưng không tiếp thu đáng kể, thực chất.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng nêu rõ định hướng để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Đó là tiếp tục cải cách mạnh mẽ kinh tế và pháp luật, ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành xương sống, mũi nhọn; tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng... Đặc biệt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ quan điểm không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, đây là điều mà cộng đồng doanh nghiệp chúng tôi rất mừng.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng nhiều lần nhấn mạnh thông điệp "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" giữa Nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp. Trong bối cảnh vừa trải qua giai đoạn hết sức khó khăn do dịch bệnh, tình hình thế giới với nhiều biến động phức tạp và khó lường, những chia sẻ, thấu hiểu cùng cam kết từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đối với cộng đồng doanh nghiệp chính là sự động viên tinh thần rất kịp thời, rất ý nghĩa với chúng tôi.

Trên các cơ sở đó, đặc biệt là sau cuộc gặp lần này với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, chúng tôi sẽ không chỉ định hướng doanh nghiệp với những mục tiêu ngắn hạn, mà còn vững tin hoạch định cho dài hạn đến 2030, 2045. Bởi như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước phát biểu, năm 2045 nước ta có thể trở thành nước công nghiệp phát triển thu nhập cao hay không là nhờ sự gánh vác của đội ngũ doanh nhân trong hôm nay và tương lai.

Phải giải quyết tình trạng “lắng nghe nhiều nhưng tiếp thu ít”

- Nhìn về chặng đường phía trước, để góp phần cụ thể hóa mục tiêu trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045, theo ông cần lưu ý điều gì để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển?

- Để đạt được mục tiêu trên, tăng trưởng phải gấp 3 lần hiện nay và đội ngũ doanh nhân cũng phải tăng tốc gấp 3 lần. Hiện, các doanh nghiệp tư nhân của nước ta mới đóng góp khoảng 45% GDP, trong khi ở khu vực và thế giới tỷ lệ này lên tới 87%. Vì thế, để nâng đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực tư nhân, điều chúng tôi rất cần là phải tạo môi trường kinh doanh thực sự thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp. Muốn vậy, các cơ chế chính sách ban hành cần phải sát thực tế hơn nữa.

Hiện, bộ máy của chúng ta đâu đó vẫn chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến tình trạng tiếng nói của doanh nhân vẫn còn ít được lắng nghe ở nhiều cấp nhiều ngành hoặc được lắng nghe nhưng không tiếp thu đáng kể, thực chất; cần phải giải quyết được tình trạng này. Chúng tôi tin rằng, nếu khai thông được điều này chắc chắn sẽ tạo tinh thần mới hỗ trợ doanh nghiệp rất lớn, là động lực để đạt tăng trưởng gấp 3 lần trong vòng 15 - 20 năm tới.

- Riêng với ngành xuất khẩu tỷ đô là dệt may, các doanh nghiệp đang mong chờ điều gì, thưa ông?

- Dự kiến năm nay ngành vẫn có thể đạt mục tiêu xuất khẩu đề ra là 44 tỷ USD, bởi từ tháng 6 - 7.2024, nhiều doanh nghiệp đã tăng trưởng 10 - 15%; nhiều doanh nghiệp cũng đã kín đơn hàng cuối năm nay, thậm chí đến hết quý I năm sau như Việt Thắng Jean. Ngành dệt may cũng đã đóng góp lớn trong kim ngạch xuất khẩu nhiều năm qua cũng như đóng góp chung vào tăng trưởng đất nước.

Về lâu dài, muốn phát triển, chúng ta cần chuyển từ công nghiệp dệt may sang công nghiệp thời trang. Hiện, Việt Nam đang hội tụ đủ điều kiện để trở thành trung tâm thời trang của khu vực và hội nhập vào chuỗi thời trang của thế giới. Muốn tận dụng được cơ hội, lợi thế này, chúng tôi rất mong muốn Đảng, Nhà nước sẽ tạo điều kiện về vùng nguyên liệu, sản xuất; thành lập trung tâm thời trang để đào tạo, thiết kế xong bán thử, có bảo tàng thời trang, tạo thương hiệu quốc gia để vươn ra thế giới.

Phát triển xanh, chuyển đổi xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc. Đặc thù thời trang lại là ngành chuyển đổi công nghệ nhanh nhất và cao nhất. Để chuyển đổi công nghệ đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, trong khi doanh nghiệp vừa trải qua giai đoạn khó khăn nên không tích lũy được nhiều vốn. Bởi vậy, chúng tôi rất mong được hỗ trợ về vốn cho quá trình chuyển đổi này; đồng thời cần có chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành thời trang sẽ giúp chuyển đổi tốt hơn trong tương lai.

- Xin cảm ơn ông!

Kinh tế

Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ, nghêu đang là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Nguồn: ITN
Thị trường

Xuất khẩu nghêu mang về hơn 65 triệu USD

8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nghêu mang về hơn 65 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ, nghêu là nhóm xuất khẩu chủ lực, chiếm hơn 52% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Cả nước hiện có 33 cơ sở, xí nghiệp sản xuất lắp ráp, bảo dưỡng sửa chữa đầu máy, toa xe đường sắt
Kinh tế

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo cú huých cho ngành cơ khí chế tạo

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được đánh giá là thị trường lớn và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp có thế mạnh về sản xuất đầu máy khi nhiều năm qua họ chưa có cơ hội để thể hiện mình. Đây cũng là cơ hội để lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, vốn được coi là xương sống của nền kinh tế.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Bất động sản có cơ hội phục hồi trên diện rộng

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định, trong quý IV.2024, bất động sản có cơ hội ghi nhận phục hồi trên diện rộng. Ngoài ra, thị trường sẽ xuất hiện các xu hướng mới, nổi bật là bất động sản xanh được kỳ vọng sẽ dẫn dắt thị trường.

Đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ ô tô đáp ứng 55-60% nhu cầu linh kiện, phụ tùng cho sản xuất trong nước.
Kinh tế

Đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ ô tô đáp ứng 55 - 60% linh kiện sản xuất trong nước

Tại dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương đặt mục tiêu có thể sản xuất các linh kiện quan trọng như hộp số, động cơ, thân vỏ xe... Theo đó, đến 2030, ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô sẽ đáp ứng khoảng 55 - 60% nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp trong nước, tăng lên 80 - 85% vào 2045.

Vinhomes Golden Avenue: Điểm đến an cư lạc nghiệp tại biên giới đất nước
Bất động sản

Vinhomes Golden Avenue: Điểm đến an cư lạc nghiệp tại biên giới đất nước

Trong quá trình phát triển thần tốc của một thành phố biên mậu như Móng Cái (Quảng Ninh), việc tìm kiếm một không gian lý tưởng, giúp giữ gìn và nuôi dưỡng những giá trị của mô hình gia đình truyền thống đang trở nên khó khăn hơn. Thấu hiểu những điều đó, Vinhomes đã kiến tạo nên Vinhomes Golden Avenue như một tâm điểm đáng sống, nơi mọi nhu cầu của các thế hệ đều được đáp ứng hoàn hảo.

Việc tăng giá điện cần công khai, minh bạch.
Kinh tế

Hài hòa lợi ích các bên

Theo các chuyên gia, Nhà nước điều tiết giá điện bằng các công cụ của thị trường; đó là các loại thuế, loại phí, quỹ điều tiết gián tiếp vào yếu tố hình thành giá điện để có một mức giá điện bảo đảm hài hòa được lợi ích của các bên tham gia thị trường điện, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào giá thành.

Xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá điện minh bạch theo cơ chế thị trường.
Kinh tế

Giải bài toán bất cập về giá thành điện

Tại Tọa đàm "Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức, các nhà quản lý cùng với chuyên gia kinh tế đã có những phân tích sâu sắc, khách quan và toàn diện về thực trạng cũng như những bất cập liên quan đến giá điện, từ đó, đặt ra lời giải bảo đảm sự minh bạch của giá điện.

Giống cá tra tốt quyết định năng suất và chất lượng
Kinh tế

Quản lý chặt việc cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất cá tra giống

Để cá tra đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu, yêu cầu đầu tiên là phải có nguồn giống sạch bệnh, đạt chất lượng; vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị các địa phương quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất cá tra giống, đáp ứng đủ các điều kiện thì mới cấp giấy chứng nhận.

Cần có chính sách phát triển kinh tế rừng
Kinh tế

Cần có chính sách phát triển kinh tế rừng

Muốn phát triển đất nước, đầu tiên phải xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với lợi thế của đất nước, trong đó có kinh tế rừng bởi đây là ngành tập trung nguồn lực lao động lớn cùng sự nghèo đói, trải dài ở các vùng biên.

Áp dụng KPI - Doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất chất lượng
Doanh nghiệp

Áp dụng KPI - Doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất chất lượng

KPI là hệ thống chỉ số phản ánh mức độ hoàn thành mục tiêu của công ty, bộ phận hay cá nhân. Việc áp dụng các chỉ số đo lường hiệu suất trọng yếu (KPI) giúp các doanh nghiệp kiểm soát tốt mục tiêu chiến lược và quá trình hoạt động thông qua hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả công việc. Từ đó, giúp doanh nghiệp nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm thiểu các chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Doanh nghiệp tư nhân ngày càng giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế.
Kinh tế

Doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng cho kỷ nguyên vươn mình

“Trong bối cảnh cách mạng công nghệ bùng nổ và vị thế Việt Nam đang lên, cộng đồng doanh nhân khao khát sáng tạo, cống hiến. Đây cũng là lúc tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo được đề cao hơn bao giờ hết và các doanh nghiệp cũng đang chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam NGUYỄN TRỌNG ĐIỀU chia sẻ.

Công ty CP XD Phú An Thịnh chuyên trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt” tại TP. Hồ Chí Minh
Doanh nghiệp

Công ty CP XD Phú An Thịnh chuyên trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt” tại TP. Hồ Chí Minh

Trong những năm qua, Công ty CP XD Phú An Thịnh gần như trúng tuyệt đối các gói thầu đầu tư công khi tham gia, với tổng giá trị hơn 2.760 tỷ đồng. Tuy nhiên, các gói thầu này có tỷ lệ tiết kiệm rất thấp, có gói thầu trúng trị giá gần 25 tỷ đồng, tiết kiệm ngân sách 3 triệu đồng.