Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024

Sáng 21.11, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng UBND thành phố Hải Phòng tổ chức họp báo về sự kiện "Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024" (TECHFEST 2024).

Phát biểu tại họp báo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Minh nhấn mạnh: thời gian qua, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, tạo ra một thế hệ doanh nghiệp mới kinh doanh dựa trên tài sản trí tuệ và đủ năng lực tiếp cận thị trường toàn cầu.

dbnd_br_mg-0288.jpg
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Minh phát biểu tại họp báo

Năm 2024, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam xếp hạng thứ 56 trong bảng xếp hạng Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu của Startup Blink, Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lọt vào top 200 thành phố khởi nghiệp toàn cầu. Từ năm 2017 đến nay, chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam liên tục được cải thiện, tăng từ vị trí 59 (năm 2016) lên 44 năm 2024. Kết quả GII 2024 của Việt Nam có 3 chỉ số đứng đầu thế giới, trong đó lần đầu tiên có chỉ số Xuất khẩu hàng hóa sáng tạo.

Đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam có xu hướng phát triển tốt thể hiện qua chỉ số Số thương vụ đầu tư mạo hiểm cải thiện từ thứ hạng 77 (năm 2022) lên thứ hạng 50 (năm 2024), chỉ số Số thương vụ nhận được vốn đầu tư mạo hiểm từ thứ hạng 54 (năm 2021) lên vị trí 44 (năm 2024).

Sau 9 năm tổ chức, TECHFEST Việt Nam đã trở thành một sự kiện quan trọng, thu hút sự quan tâm của các cơ quan ban hành chính sách, nhà quản lý, tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo (KNST), quỹ đầu tư trong nước và quốc tế… đồng thời qua đó kết nối các nguồn lực trong nước và quốc tế cho hệ sinh thái KNST Việt Nam, góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ KNST toàn cầu.

dbnd_br_mg-0284.jpg
Toàn cảnh buổi họp báo

Năm 2024, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND TP. Hải Phòng tổ chức TECHFEST Việt Nam với tinh thần "Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam” nhằm giới thiệu, truyền cảm hứng và tôn vinh thành tựu nổi bật của hoạt động KNST trong doanh nghiệp và toàn xã hội; tổng kết đánh giá hành trình 10 năm hình thành hệ sinh thái KNST và định hướng phát triển hệ sinh thái trong giai đoạn mới; tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng từ các hoạt động KNST.

Thông qua sự kiện nhằm, thu hút các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ, nguồn nhân lực công nghệ, quỹ đầu tư, chuyên gia trong nước và quốc tế; giới thiệu với cộng đồng KNST trong nước và quốc tế về TP. Hải Phòng năng động, phát triển, tiên phong thúc đẩy KNST; tạo môi trường thân thiện, thuận lợi, thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.

dbnd_br_mg-0300.jpg
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông Khoa học và Công nghệ Nguyễn Thị Hải Hằng thông tin một số nội dung đến cơ quan báo chí

Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự chung tay của các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và sự nỗ lực của cộng đồng KNST, thời gian qua hệ sinh thái KNST của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, tạo ra một thế hệ doanh nghiệp mới kinh doanh dựa trên tài sản trí tuệ và đủ năng lực tiếp cận thị trường toàn cầu.

Năm 2024, hệ sinh thái KNST của Việt Nam xếp hạng thứ 56 trong bảng xếp hạng Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu của Startup Blink, Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lọt vào top 200 thành phố khởi nghiệp toàn cầu. Từ năm 2017 đến nay, chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam liên tục được cải thiện, tăng từ vị trí 59 (năm 2016) lên 44 năm 2024. Kết quả GII 2024 của Việt Nam có 3 chỉ số đứng đầu thế giới, trong đó lần đầu tiên có chỉ số Xuất khẩu hàng hóa sáng tạo. Đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam có xu hướng phát triển tốt thể hiện qua chỉ số Số thương vụ đầu tư mạo hiểm cải thiện từ thứ hạng 77 năm 2022 lên thứ hạng 50 năm 2024, chỉ số Số thương vụ nhận được vốn đầu tư mạo hiểm từ thứ hạng 54 năm 2021 lên vị trí 44 năm 2024.

Sự kiện có sự tham dự của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đại diện Lãnh đạo các Bộ, ban, ngành và địa phương; đại diện Lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, các Sở, ngành TP. Hải Phòng; đại diện các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam; đại diện lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty, viện nghiên cứu, trường đại học; đại diện các tổ chức thuộc hệ sinh thái KNST, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư, cố vấn đồng hành; doanh nghiệp KNST; diễn giả, chuyên gia công nghệ, chuyên gia đổi mới sáng tạo trong nước, quốc tế; các cơ quan thông tấn báo chí trong nước và quốc tế.

dbnd_br_mg-0314.jpg
Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KH và CN Phạm Hồng Quất trả lời câu hỏi của cơ quan báo chí

Chuỗi sự kiện diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 26-28.11.2024) tại TP. Hải Phòng với nhiều hoạt động gồm: Lễ khai mạc TECHFEST 2024; diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao; triển lãm các sản phầm/dịch vụ KNST; chuỗi hội thảo chuyên sâu về phát triển hệ sinh thái KNST; kết nối đầu tư; cuộc thi Tìm kiếm tài năng KNST Việt Nam…

TECHFEST Việt Nam 2024 là cơ hội để các cơ quan, tổ chức, cá nhân gặp gỡ Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, cơ quan ban hành chính sách, nhà quản lý để tìm hiểu về cơ chế, chính sách cũng như cơ hội đầu tư vào Việt Nam; gặp gỡ các doanh nghiệp Việt Nam, nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, các tổ chức, cá nhân KNST ở Việt Nam để tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư; kết nối tìm kiếm nguồn lực, đối tác để triển khai các sáng kiến về thúc đẩy hệ sinh thái KNST trong và ngoài nước; giới thiệu công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Đây cũng là sự kiện quan trọng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào KNST tại Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng, tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Công nghệ

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam
Kinh tế

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam

Trong kỷ nguyên công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra một chương mới cho ngành dầu khí và năng lượng - lĩnh vực vốn được xem là "xương sống" trong phát triển kinh tế. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), với vai trò là doanh nghiệp nhà nước chủ lực, đang tích cực ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất, khai thác và quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới.

Triển khai Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' tại Đắk Lắk
Xã hội

Triển khai Dự án 'Yêu lắm Việt Nam' tại Đắk Lắk

Cùng với các tỉnh, thành phố trên cả nước, Báo Nhân Dân phối hợp các đối tác công nghệ và các cơ quan, địa phương liên quan của tỉnh Đắk Lắk tiến hành triển khai lắp đặt chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh.

Tập đoàn Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, mở rộng kinh doanh vào thị trường quy mô gần 650 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Tập đoàn Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới, mở rộng kinh doanh vào thị trường quy mô gần 650 tỷ USD

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ra mắt Công ty TNHH MTV Dịch vụ Khách hàng Viettel (Viettel Customer Service), bước vào thị trường dịch vụ khách hàng, với quy mô dự kiến gần 650 tỷ USD vào năm 2030, dự đoán là ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và đổi mới công nghệ

Tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hóa tập trung”do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27.3, các chuyên gia cho rằng, cần xây dựng quy định cho sàn tập trung để kiểm soát dòng tiền, thuế và rủi ro, đồng thời cân bằng giữa lợi ích kinh tế và đổi mới công nghệ - vừa bảo đảm an toàn cho nhà đầu tư, vừa tạo điều kiện thúc đẩy đổi mới, phát triển hệ sinh thái số.

BHXH Việt Nam tăng cường bảo vệ dữ liệu cá nhân và an toàn thông tin
Xã hội

Xây dựng hạ tầng số hiện đại, bảo mật

Trước yêu cầu ngày càng cao trong công tác chuyển đổi số, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đang từng bước xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin an toàn, hiện đại, góp phần bảo vệ hiệu quả dữ liệu cá nhân và bảo đảm an toàn thông tin của người dân, người lao động và doanh nghiệp tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Sinh viên trường Công nghệ Thông tin (Đại học Bách Khoa Hà Nội) nghiên cứu tại Trung tâm AI4life.
Khoa học - Công nghệ

Cần thêm chính sách phát triển nguồn nhân lực AI

Tại phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Tổng Bí thư Tô Lâm một lần nữa đã nhấn mạnh: "AI phải là mũi nhọn, đột phá; cần có ưu đãi thuế cho sản xuất chip, bán dẫn; đồng thời, hỗ trợ tích cực cho nghiên cứu phát triển (R&D)". Như vậy, Việt Nam đã xác định trí tuệ nhân tạo (AI) là mũi nhọn chiến lược nhưng để biến mục tiêu thành hiện thực, cần một chiến lược phát triển đồng bộ và quyết liệt hơn, đặc biệt về mặt nhân lực.

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM
Giáo dục

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM

Theo PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đại học không chỉ là những nơi đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, mà đây còn là nơi đóng vai trò tổ chức khoa học công nghệ, nơi tập trung phần lớn các đội ngũ các nhà khoa học của đất nước.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng chia sẻ tại tọa đàm
Khoa học - Công nghệ

Để sinh viên ra trường được sử dụng “đúng người, đúng việc”

Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc để phát triển khoa học - công nghệ, trong đó có nguồn nhân lực. Đồng thời, thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá đúng thực lực và vai trò của các cơ sở giáo dục đại học và khoa học, công nghệ trong sự phát triển kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực, các trường cần nâng cao chất lượng đào tạo để nhân lực được sử dụng “đúng người, đúng việc”. Đây là ý kiến được đưa ra tại Tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, tại Hà Nội.

Ứng dụng AI "chìa khoá" trong quản trị doanh nghiệp
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng AI "chìa khoá" trong quản trị doanh nghiệp

“Trí tuệ nhân tạo (AI) là yếu tố cốt lõi, không thể thiếu quyết định hiệu suất của các doanh nghiệp hiện đại. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp tự động hóa các công việc lặp lại mà còn giúp nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, để ứng dụng AI hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ cần đổi mới công nghệ mà còn phải thay đổi tư duy quản trị và chiến lược phát triển dài hạn

Việt Nam có thêm giải pháp siêu cá thể hóa cho sản phẩm tài chính
Khoa học - Công nghệ

Việt Nam có thêm giải pháp siêu cá thể hóa cho sản phẩm tài chính

Tại Hội nghị Di động Thế giới MWC 2025, Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel Digital) - thành viên của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với InsureMO (Singapore), nền tảng trung gian bảo hiểm hàng đầu thế giới. Sự hợp tác này đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược số hóa lĩnh vực tài chính - bảo hiểm tại Việt Nam, đồng thời khẳng định vị thế của Viettel với vai trò tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.

Cảnh báo nguy cơ rủi ro khi đầu tư tiền ảo Pi Network
Khoa học - Công nghệ

Cảnh báo nguy cơ rủi ro khi đầu tư tiền ảo Pi Network

Công an thành phố Hà Nội cho biết, những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết liên quan đến đầu tư đồng tiền ảo Pi Network thu hút nhiều cá nhân tham gia. Tuy nhiên, việc đầu tư vào tiền số Pi Network sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại. Bởi theo quy định của pháp luật tại Việt Nam, hiện nay tiền ảo nói chung và đồng tiền ảo Pi nói riêng chưa được coi là tài sản. Do đó, những vụ việc, vấn đề phát sinh, tranh chấp liên quan đến các hoạt động giao dịch đồng tiền ảo, đồng Pi rất rủi ro, khó được pháp luật bảo vệ, xử lý. Đồng thời theo quy định của Ngân hàng nhà nước, tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán.

Tập huấn sử dụng phần mềm Theo dõi tiến trình đại hội đảng bộ các cấp
Khoa học - Công nghệ

Tập huấn sử dụng phần mềm Theo dõi tiến trình đại hội đảng bộ các cấp

Sáng 26.2, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn trực tiếp (đợt 2) về sử dụng phần mềm theo dõi tiến trình đại hội đảng bộ các cấp qua ứng dụng VneID cho khoảng 200 đại biểu của 4 Đảng bộ mới thành lập trực thuộc Trung ương.

Ảnh
Công nghệ

Nắm bắt “thời cơ vàng” phát triển ngành bán dẫn và AI

Với hệ thống chính trị ổn định và quyết tâm cao trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo; quy mô dân số 100 triệu người và đang trong thời kỳ dân số vàng; đã hình thành được một hệ sinh thái bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI) có quy mô lớn với sự tham gia của nhiều đối tác hàng đầu thế giới, Việt Nam đang có “thời cơ vàng” để phát triển ngành công nghệ cao này.