HƯỚNG ĐẾN KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10.10.1954 - 10.10.2024)

Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về (*)

Mùa thu 70 năm trước, Hà Nội trở về với độc lập, tự do, kết thúc chặng đường lịch sử đầy hy sinh gian khổ nhưng oanh liệt, vẻ vang. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử nghìn năm văn hiến của Thủ đô.

Chuyển giao trong hòa bình

Ngày 20.7.1954, Hiệp định Genève được ký kết, các bên thỏa thuận về một cuộc đình chiến và những giải pháp tạm thời trước khi thực hiện cuộc Tổng tuyển cử thống nhất nước Việt Nam, dự kiến sẽ tổ chức 2 năm sau đó (1956). Theo Hiệp định, lãnh thổ Việt Nam tạm thời bị chia đôi tại vĩ tuyến 17, mỗi bên rút hết lực lượng của mình ra khỏi khu vực do phía bên kia quản lý... Những vùng quân Pháp chiếm đóng ở miền Bắc, trong đó có Hà Nội, sẽ được giao lại cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào tháng 10.1954. Sau đó 300 ngày, Hải Phòng là địa điểm cuối cùng được chuyển giao. Tất cả diễn ra dưới sự giám sát của một Ủy ban Quốc tế gồm đại diện các nước Ấn Độ, Ba Lan và Canada.

Màn thực cảnh tái hiện lịch sử “Ngày về chiến thắng”. Ảnh: Dương Giang
Màn thực cảnh tái hiện lịch sử “Ngày về chiến thắng”. Ảnh: Dương Giang

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, như thế việc chuyển giao thành phố Hà Nội diễn ra trong hòa bình. “Về bản chất, sự kiện này là thành quả tất yếu của cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ và hy sinh mà người dân Hà Nội cùng đồng bào cả nước đã phấn đấu suốt 9 năm kể từ lúc đồng bào Nam Bộ đứng lên cầm súng (23.9.1945) và Hà Nội phát động cuộc kháng chiến toàn quốc (19.12.1946)”.

Để chuẩn bị cho sự kiện trọng đại này, Chính phủ thành lập Ủy ban Quân chính do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ làm Chủ tịch và bác sĩ Trần Duy Hưng làm phó. Các đơn vị quân đội, công an và cán bộ hành chính được giao nhiệm vụ tiếp quản đã sẵn sàng. Bác Hồ gửi “mấy lời dặn dò các đơn vị bộ đội vào thành” chỉ rõ: “Suốt tám năm kháng chiến, các chú đã làm kiểu mẫu anh dũng, do đó mà chúng ta thắng lợi. Nay chúng ta về thành thị, các chú phải làm kiểu mẫu đúng đắn để tranh thắng lợi trong hòa bình”. Ngày 19.9.1954, tại khu vực Đền Giếng của Khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), nói chuyện với các chiến sĩ Đại đoàn 308, đơn vị chủ lực đang trên đường tiến về Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

Ngày 2.10.1954, đại diện cao cấp của 2 bên ký biên bản bàn giao và ngay hôm đó, những cán bộ tiếp quản đầu tiên của ta đã vào thành phố kết hợp với lực lượng hoạt động trong nội thành. Ngày 5.10, các lực lượng tiếp quản bắt đầu tiếp cận địa bàn. Tiểu đoàn Bình Ca phối hợp với quân đội Pháp gác chung một số địa điểm quan trọng. Ngày 6.10, Văn Điển là quận lỵ đầu tiên ở ngoại thành, quân Pháp rút và quân ta tiếp quản. Ngày 7.10, các lực lượng chủ lực áp sát thành phố từ các khu vực đê La Thành, Vĩnh Tuy, Bạch Mai, Ngã Tư Sở, Cầu Giấy, Nhật Tân...

Học sinh Hà Nội chào mừng đoàn quân trở về tiếp quản Thủ đô

Học sinh Hà Nội chào mừng đoàn quân trở về tiếp quản Thủ đô

18 giờ ngày 8.10.1954, Tướng Masson, đại diện chỉ huy quân đội Pháp làm lễ cuốn cờ ngay dưới chân Cột cờ Hà Nội, chấm dứt sự có mặt của quân đội Pháp tại Hà Nội vừa tròn 7 thập kỷ (1884 - 1954). Ngày 9.10.1954, Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đọc Nhật lệnh nêu rõ: “Nhiệm vụ tiếp quản rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang”. Chiều cùng ngày, những đơn vị quân Pháp cuối cùng rời Hà Nội rút qua cầu Long Biên hướng về phía Hải Phòng.

"Chính phủ lại trở về Thủ đô với đồng bào"

Cả Hà Nội rạo rực niềm vui giải phóng. Hai mươi vạn Nhân dân đứng chật các tuyến phố, cờ hoa rực rỡ đón chào chính quyền cách mạng và đoàn quân chiến thắng trở về. Bộ Tư lệnh Đại đoàn 350 cùng hai Trung đoàn 254 và 53 đến sân bay Bạch Mai, triển khai lực lượng, sẵn sàng bảo vệ thành phố.

Chiều 10.10.1954, hàng vạn Nhân dân Hà Nội dồn về sân Cột Cờ (sân Đoan Môn), Hoàng thành Thăng Long, dự lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính thành phố tổ chức. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên đỉnh cột cờ cổ kính. Các đơn vị tham dự lễ chào cờ tập hợp thành khối vuông nghiêm chỉnh. Hàng đầu là Trung đoàn Thủ Đô, đại diện các đơn vị Đại đoàn 308 và Trung đoàn 57. Tiếp theo là đội hình cơ giới và pháo binh xếp hàng ngang, pháo thủ và bộ binh cơ giới đứng nghiêm trên xe. Xung quanh là đông đảo Nhân dân.

Đoàn xe chở các chiến sĩ Đại đoàn 308 tiến qua phố Hàng Đào sáng 10.10.1954 trong niềm hân hoan chào đón của hàng vạn người dân

Đoàn xe chở các chiến sĩ Đại đoàn 308 tiến qua phố Hàng Đào sáng 10.10.1954 trong niềm hân hoan chào đón của hàng vạn người dân

Đúng 15 giờ, trong đội ngũ chỉnh tề của đội quân chiến thắng, trong sự hồ hởi của dân chúng, hướng lên lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Cột cờ Hà Nội và trong âm vang của bản “Tiến quân ca” oai hùng, Thủ đô Hà Nội vừa được giải phóng lắng nghe thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Tám năm qua, Chính phủ phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau nhưng lòng Chính phủ luôn gần cạnh đồng bào... Chính phủ lại trở về Thủ đô với đồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui mừng khôn xiết kể... Ngày nay, do Nhân dân đoàn kết nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, hòa bình đã thắng lợi. Chính phủ lại trở về với đồng bào... Toàn thể đồng bào Hà Nội đồng tâm nhất trí góp sức với Chính phủ, thì chúng ta nhất định vượt được mọi khó khăn và đạt được mục đích chung: làm cho Hà Nội thành một Thủ đô yên ổn, tươi vui và phồn thịnh".

TS. Ngô Vương Anh, Ban Xây dựng Đảng, Báo Nhân Dân, nhận định, Hà Nội được giải phóng không chỉ là niềm vui của người dân Thủ đô, mà còn là một sự kiện lịch sử, một ngày hội lớn của Nhân dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài. Nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước đều họp mít tinh, liên hoan chào mừng Thủ đô giải phóng. Bạn bè quốc tế, Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới cùng chia vui, đưa tin và giới thiệu về chiến thắng vang dội của chúng ta. Sự kiện cũng đánh dấu bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ mới vẻ vang trong lịch sử nghìn năm văn hiến của Hà Nội.

Ngày 30.10.1954, Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội đã có “Báo cáo tổng quát tình hình tiếp quản từ 9.10 đến 31.10.54” nhận định: “Nhìn chung việc tiếp thu Hà Nội từ 9.10 đến nay (30.10) đã thu được kết quả tốt… Công tác tiếp thu từ 10.10 đến nay căn bản đã xong”.

----

(*) Câu hát trong bài “Tiến về Hà Nội” của nhạc sĩ Văn Cao

Văn hóa

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.