Chuẩn bị văn bản hướng dẫn phải “từ sớm, từ xa”

Sau hơn 2 tháng kể từ khi Luật Đất đai năm 2024, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023, Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền của địa phương vẫn rất chậm trễ.

Báo cáo thẩm tra tình hình kinh tế - xã hội của Ủy ban Kinh tế gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội phục vụ Phiên họp thứ 38 cho biết, đến ngày 7.10, đã có 9/9 Nghị định, 1/1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 5/6 Thông tư của các bộ, ngành được ban hành hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Kết quả này thể hiện sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ, Thủ tướng và các bộ, ngành. Tuy nhiên, với các nội dung giao chính quyền địa phương quy định chi tiết, theo báo cáo ngày 4.9 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mới có 12/63 địa phương đã ban hành một số nội dung được giao.

Đối với Luật Nhà ở, đã có 3/3 Nghị định, 1/1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 1/3 Thông tư được ban hành và đến ngày 10.9 có 17/63 địa phương đã ban hành một số nội dung được giao. Đối với Luật Kinh doanh bất động sản đã có 2/2 Nghị định, 1/2 Thông tư được ban hành.

Còn theo thông tin cập nhật tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai 3 luật vừa diễn ra, đến ngày 7.10 đã có 50/63 tỉnh, thành phố đã ban hành một số văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024. Tuy nhiên, chưa có địa phương nào ban hành đầy đủ các văn bản thuộc thẩm quyền. Một số địa phương chưa ban hành văn bản nào để triển khai thực hiện. Trong 50/63 tỉnh, thành phố đã ban hành văn bản, chỉ có Hải Dương ban hành đầy đủ các nội dung được giao quy định chi tiết trong Luật. Các địa phương còn lại nội dung ban hành chủ yếu liên quan đến bồi thường, hỗ trợ tái định cư, quy định về hạn mức giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, điều kiện tách thửa hợp thửa…. Về Luật Nhà ở, mới có 13/63 địa phương ban hành các văn bản quy định chi tiết.

Vẫn biết các địa phương chịu áp lực lớn về mặt thời gian và độ khó của các vấn đề, song việc không thể hoàn thành các văn bản hướng dẫn ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai 3 luật quan trọng này, nhất là Luật Đất đai năm 2024, do có nhiều nội dung quan trọng đã được phân cấp cho chính quyền địa phương. Hiệp hội Môi giới bất động sản mới đây phản ánh rằng, một số địa phương không kịp thời ban hành quyết định điều chỉnh giá đất khiến hàng nghìn hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất, sang nhượng, cấp chứng nhận bị “treo”, không được giải quyết thuế với lý do chờ bảng giá mới.

Tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội cho rằng, việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật chưa bảo đảm tiến độ đã “rõ rồi”; như vậy chính sách sẽ chậm đi vào cuộc sống và yêu cầu Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt việc này. Ngay sau đó, Thủ tướng đã có Công điện gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các địa phương về việc tập trung chỉ đạo, triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024. Tại văn bản này, Thủ tướng đã phê bình các địa phương còn chậm trễ trong việc ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024 và yêu cầu hoàn thành việc này trước ngày 15.10.2024. Và, bây giờ là lúc các địa phương buộc phải tập trung cao độ nguồn lực cho nhiệm vụ quan trọng này.

Trong thời gian tới, gần nhất là Kỳ họp thứ Tám của Quốc hội khai mạc vào ngày 21.10, khối lượng công tác lập pháp là rất lớn với hàng chục luật được Quốc hội cho ý kiến và xem xét thông qua. Từ bài học kinh nghiệm của 3 luật về đất đai, bất động sản, công tác chuẩn bị các văn bản hướng dẫn chi tiết ở cả cấp trung ương và địa phương cần phải được quan tâm và đầu tư thỏa đáng hơn nữa với tinh thần “từ sớm, từ xa” thay vì “bắc nước chờ gạo người”. Bởi lẽ, cho dù có luật hoặc luật có quy định nhưng không cụ thể, thiếu hướng dẫn thì cũng là luật “treo”, vừa ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp, cũng như hoạt động quản lý nhà nước vừa làm suy yếu quyền lực của luật pháp.

Chính sách và cuộc sống

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!
Chính sách và cuộc sống

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!

Theo chương trình nghị sự, đầu tuần tới Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng sẽ là một trong 3 bộ trưởng, trưởng ngành đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Phải rất nỗ lực
Chính sách và cuộc sống

Phải rất nỗ lực

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết tháng 10.2024, giải ngân vốn đầu tư công của cả nước ước đạt trên 355.616 tỷ đồng, bằng 47,43% tổng kế hoạch và bằng 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

“Xắn tay” cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tục hành chính còn phức tạp, có khoảng cách lớn giữa quy định và thực tế về thời hạn giải quyết thủ tục; không ít điều kiện kinh doanh, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật không phù hợp, khó thực thi… hạn chế cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Đây là những “điểm nghẽn thể chế” được các đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách đầu tuần này.

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy
Chính sách và cuộc sống

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy

Nếu cấp ủy nào, tổ chức đảng nào, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương nào còn chưa nhận thức đầy đủ, chưa sâu sắc, quyết tâm còn chưa cao, hành động còn chưa quyết liệt trong cuộc cách mạng này thì phải xem đó là một tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

|Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền - “chọn mặt gửi vàng”

Trong tuần này, theo chương trình nghị sự, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Được đánh giá là phân cấp, phân quyền rất mạnh, dự thảo Luật được kỳ vọng tạo cơ sở pháp lý quan trọng để “chọn mặt gửi vàng”, khắc phục được tình trạng vốn chờ dự án, dự án chờ vốn trong thực hiện một số dự án đầu tư công thời gian qua.

Phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước sáng 4.11.2024
Chính sách và cuộc sống

Chọn nhầm người là lãng phí lớn nhất

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước của Quốc hội hôm qua, 4.11, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ hoàn toàn nhất trí với quan điểm và thông điệp đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm về công cuộc chống lãng phí bởi thực tế cho thấy, lãng phí đang thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Cần một tư duy mới về đầu tư PPP
Chính sách và cuộc sống

Cần tư duy mới về đầu tư PPP

Cần khẩn trương tổng kết, nghiên cứu, sửa đổi căn cơ, toàn diện Luật PPP. Nhiệm vụ này phải làm càng sớm càng tốt với một tư duy mới để thực sự tạo đột phá trong thu hút nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình.

Nhà máy Samsung tại khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh
Chính sách và cuộc sống

Sẵn sàng đón nhà đầu tư chiến lược

Xây dựng, bổ sung quy định về quy trình, thủ tục đầu tư đặc biệt nhằm rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục, nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu (dự thảo Luật) được kỳ vọng mở ra cơ hội lớn để đón “đại bàng” - những nhà đầu tư chiến lược đến với Việt Nam.

Hành động thực chất
Chính sách và cuộc sống

Hành động thực chất

Trước ngày 20.11, các địa phương phải hoàn thành việc xóa bỏ toàn bộ tàu cá “3 không”: không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép. Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại cuộc họp với các bộ, ngành và 28 địa phương ven biển diễn ra mới đây.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Hai quan điểm về dự án BT

Sửa Luật Đầu tư theo phương thức công - tư (PPP) lần này, Chính phủ đề xuất tiếp tục triển khai hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) sau một thời gian tạm dừng với các quy định cụ thể về hình thức thanh toán và cơ chế hợp đồng; song Ủy ban Kinh tế cho rằng, chưa đủ cơ sở để luật hóa các quy định về cơ chế, trình tự, thủ tục của loại hợp đồng này.

Quốc hội tập trung cao độ xem xét sửa đổi, bổ sung các luật trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, thuế, đầu tư... nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế
Chính sách và cuộc sống

Thắp sáng "ngọn lửa” cải cách

“Ngọn lửa” cải cách thể chế, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật được Trung ương "thắp lên" và đang được Quốc hội thực hiện nghiêm túc cần phải được thổi bùng lên, thắp sáng trong cả bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là ở các cơ quan quản lý, xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật và tổ chức thực thi pháp luật.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Gỡ khó cho nhà ở xã hội!

Theo chương trình nghị sự, đầu tuần tới Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”. Đây là một trong những nội dung không chỉ nhà đầu tư bất động sản, mà những người đang khó khăn về nhà ở rất chờ đợi.

Để Luật Đất đai được triển khai hiệu quả
Chính sách và cuộc sống

Để Luật Đất đai được triển khai hiệu quả

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản diễn ra cách đây chưa lâu, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, nhiệm vụ xây dựng các văn bản thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương gồm 59 nội dung được Luật Đất đai năm 2024 và các nghị định hướng dẫn thi hành giao quy định chi tiết được HĐND và UBND các tỉnh tập trung nguồn lực bắt tay ngay vào việc.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tăng quyền lợi, giảm phiền hà

Trong danh sách các dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân, bởi nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi chăm sóc sức khỏe - nhu cầu thiết yếu và quan trọng nhất của mỗi cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị đại biểu Quốc hội phát huy dân chủ, trí tuệ, chuyên nghiệp, khoa học, tập trung góp ý toàn diện cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp của các dự án luật
Chính sách và cuộc sống

Tăng tốc xây dựng thể chế cho những vấn đề mới

Hơn lúc nào hết, để “tìm ra con đường ngắn nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” như Tổng Bí thư Tô Lâm và Trung ương đã xác định thì cùng với việc tập trung khắc phục những "điểm nghẽn" về thể chế hiện tại, đồng thời cũng phải tăng tốc hơn nữa trong xây dựng thể chế cho những vấn đề mới, xu hướng mới.

Quang cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính sách và cuộc sống

Khắc phục “điểm nghẽn” thể chế

Kiểm soát quyền lực, không để lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong các luật, nghị quyết, bảo đảm khi được Quốc hội thông qua đạt chất lượng cao và tuổi thọ lâu, tạo điều kiện thuận lợi và giao quyền chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện luật, gắn việc xây dựng luật và tổ chức thực thi luật đạt hiệu quả cao nhất. Đây là một trong những nội dung được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng qua, (21.10).