Chưa có cơ sở quy định “bảo tàng số”

Thảo luận về dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, có ý kiến cho rằng, cần nghiên cứu quy định bảo tàng số, đặc biệt trong bối cảnh có nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được UNESCO công nhận, ghi danh và việc ứng dụng khoa học, công nghệ trên các lĩnh vực đời sống xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

Giải trình về nội dung đại biểu Quốc hội nêu, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, các khái niệm di sản văn hóa, bảo tàng của Việt Nam được nội luật hóa từ các công ước, chương trình của UNESCO về di sản văn hóa mà Việt Nam tham gia. Hiện nay, khái niệm bảo tàng số, bảo tàng ảo, bảo tàng trực tuyến chưa được Hiệp hội Bảo tàng quốc tế (ICOM) quy định do chưa có căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng các chính sách, quy định bảo tàng số là một loại hình bảo tàng riêng biệt.

Không gian trưng bày trực tuyến của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Không gian trưng bày trực tuyến của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Tại Kỳ họp Đại hội đồng ICOM ở Praha tháng 8.2022, hơn 500 đại diện các bảo tàng, hiệp hội bảo tàng các quốc gia trên toàn thế giới đã bỏ phiếu thông qua định nghĩa mới về bảo tàng, với 92% đại diện biểu quyết tán thành. Theo đó, “bảo tàng là một tổ chức… phục vụ xã hội, nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, diễn giải và trưng bày di sản vật thể và phi vật thể… Bảo tàng hoạt động… với sự tham gia của cộng đồng, mang đến những trải nghiệm đa dạng để giáo dục, tận hưởng, suy ngẫm và chia sẻ kiến thức”. Như vậy, bảo tàng là một thiết chế văn hóa có chức năng, nhiệm vụ sưu tầm, nghiên cứu, bảo quản, trưng bày, quảng bá và giáo dục về di sản văn hóa.

Theo ICOM, bảo tàng tồn tại vẫn luôn dựa vào các sưu tập hiện vật là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia - minh chứng vật chất của giá trị di sản văn hóa mỗi quốc gia. Từ thế kỷ XX, khi chính thức có định nghĩa bảo tàng đến nay, có các quan điểm, tranh luận để đi đến thống nhất về định nghĩa mới, thường chỉ tập trung vào các vấn đề như: Bảo tàng là một tổ chức hoạt động vĩnh viễn hay không? Vì lợi nhuận hay không? Mở cửa cho công chúng hay cống hiến để phục vụ lợi ích của một tầng lớp văn hóa? Sự thay đổi, đổi mới về định nghĩa chưa bao giờ đánh mất hoặc từ bỏ sự thống nhất và liên kết cơ bản trong các chức năng: sưu tầm, bảo tồn, nghiên cứu, giao tiếp và trưng bày.

UNESCO và ICOM luôn có các chương trình, khuyến nghị nhằm khuyến khích các nước thành viên tăng cường ứng dụng công nghệ trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó có các hoạt động của bảo tàng, xác định ứng dụng công nghệ là một hình thức hỗ trợ tích cực cho nhiệm vụ của các bảo tàng trong việc chuyển đổi số. Tuy nhiên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, cần phân biệt rõ rằng, ứng dụng công nghệ thông tin để “trưng bày bảo tàng trên môi trường điện tử”, hay “không gian số”, “không gian ảo”, mà không phải “bảo tàng số”, “bảo tàng ảo”.

Triển lãm trực tuyến
Triển lãm trực tuyến "Sắc Xuân" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh chụp màn hình

Do đó, trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xác định bổ sung các quy định ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số về di sản văn hóa, trong đó trưng bày trên môi trường điện tử là một hoạt động của bảo tàng được quy định tại Điều 72.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong tương lai xa (khoảng vài chục năm tới), có thể có loại hình bảo tàng thuần số, khi các sản phẩm văn hóa được con người sáng tạo ra hoàn toàn trên không gian số (tranh số, nhạc số, tác phẩm nghệ thuật số) được coi là di sản văn hóa dạng số. Mặc dù thực tế hiện chưa quốc gia nào công nhận các sản phẩm văn hóa hình thành trên không gian mạng là di sản văn hóa số (thậm chí còn có các tranh luận là sản phẩm đó đều có sự trợ giúp của máy tính, không phải 100% do con người tạo ra vì nhu cầu văn hóa). Hơn nữa, nếu được công nhận là di sản số, thì các sản phẩm văn hóa số cũng mới được hình thành gần đây từ những năm 1990, phải khoảng 70 năm nữa mới được coi tương đương với cổ vật (100 năm tuổi) để có thể có bảo tàng số đúng theo các tiêu chí của thiết chế bảo tàng.

Trước đó, góp ý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi),các chuyên gia cho rằng, trong thời buổi chuyển đổi số, việc quy định về di sản văn hóa số là quan trọng, định hướng cho nhiều nội dung khác, đặc biệt là vấn đề bản quyền. Ai là người sở hữu tài liệu, di sản dạng số được số hóa từ di sản? Quyền của người sở hữu, khai thác, quyền của cộng đồng đối với di sản này như thế nào? 

“Trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) có vài điều liên quan nhưng chỉ nói câu chuyện phần ngọn: ứng dụng và số hóa, không quan trọng lắm. Đầu tiên phải cho nó khái niệm, là di sản hay là cái gì? Quan trọng nhất của ngành này là phải số hóa di sản mình có, xây dựng dữ liệu lớn (big data)”, TS. Lê Thị Minh Lý góp ý.

Văn hóa - Thể thao

Gặp gỡ, tri ân và cùng nhau bứt phá
Văn hóa - Thể thao

Gặp gỡ, tri ân và cùng nhau bứt phá

Giải “Eximbank Golf Tournament 2024 – Lần thứ 2” đã chính thức diễn ra tại sân Heron Lake Golf Course & Resort, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là sự kiện đặc biệt nằm trong chuỗi hoạt động hướng đến kỷ niệm 35 năm thành lập Eximbank (17.1.1990 – 17.1.2025), một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển và khẳng định vị thế của ngân hàng.

Tác phẩm "Gióng" của Nguyễn Tư Nghiêm - Bảo vật quốc gia
Văn hóa - Thể thao

Người nối mạch nguồn cội với đương đại

Thuần thục các thủ pháp tạo hình châu Âu, danh họa Nguyễn Tư Nghiêm đã sớm quay về với nguồn cội, lấy cảm hứng sáng tạo từ văn hóa dân gian và khéo léo kết hợp với kỹ thuật hiện đại để tạo nên một phong cách độc đáo. Điều đó khiến ông trở thành một biệt lệ trong các danh họa Việt Nam cùng thời và ảnh hưởng đến nhiều thế hệ họa sĩ.

Chương trình tôn vinh nét đặc sắc của văn hóa cố đô Huế
Văn hóa

Huế Symphony - Bản giao hưởng cố đô

Đêm nhạc Huế Symphony - Bản giao hưởng cố đô , với sự kết hợp giữa dàn nhạc giao hưởng, nhạc điện tử và nhạc truyền thống, sẽ diễn ra vào tối 19 - 20.10, tại Nhà hát Sông Hương, thành phố Huế.

Giữ truyền thống và tạo sức sống mới cho làng nghề
Văn hóa - Thể thao

Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

Là “đất trăm nghề”, Hà Nội đang từng bước nâng tầm sản phẩm thủ công, thổi làn gió mới vào giá trị truyền thống; sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa truyền thống và sáng tạo hiện đại không chỉ giúp bảo tồn bản sắc thủ đô, mà còn tạo ra những sản phẩm có giá trị, tìm lại sức sống cho làng nghề.