Chú trọng vấn đề nhà vệ sinh công cộng để phục vụ khách du lịch

Đối với khách du lịch khi đặt chân tới bất kỳ địa điểm, khu du lịch nào để giải trí, tham quan, ngắm cảnh, việc sử dụng nhà vệ sinh không chỉ là nhu cầu mà còn là quyền được hưởng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, một số điểm du lịch hiện nay chưa coi trọng vấn đề này.

Một thực trạng đang diễn ra liên quan đến nhà vệ sinh công cộng (NVSCC) đó là tại các tuyến phố, nhất là các phố đi bộ… du khách tìm đỏ mắt mới thấy NVSCC, nhưng cũng "hên xui" vì chỗ còn hoạt động, nơi khóa cửa bỏ hoang.

Đầu xuân, anh Minh, một du học sinh vừa trở về từ Canada cùng bạn bè có dịp du xuân các tỉnh, thành, tham quan các điểm di tích. Thế nhứng, khi đi đến bất kỳ điểm danh lam thắng cảnh nào, điều anh cảm thấy sợ hãi nhất là khi bước chân vào các nhà vệ sinh công cộng.

“Nhiều nhà vệ sinh công cộng mang tính tạm bợ, kém vệ sinh khiến tôi cũng như các du khách cảm thấy sợ hãi khi sử dụng”, anh Minh cho biết.

Năm 2016, chính quyền TP. Hồ Chí Minh đã lên kế hoạch "phủ sóng" NVSCC khắp 24 quận, huyện trên địa bàn bằng nguồn vốn xã hội hóa, ghi nhận sự quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp với các phương án phát triển chuỗi NVSCC rất khả thi.

Chú trọng vấn đề nhà vệ sinh công cộng để phục vụ khách du lịch -0
Nhà vệ sinh công cộng  tại các tuyến phố vẫn còn thiếu so với nhu cầu sử dụng của khách du lịch

Trong đó, phương án đề xuất của Công ty Vinasing được đánh giá cao về quy mô với số lượng 1.000 NVSCC, tổng kinh phí dự kiến khoảng 110 tỉ đồng (110 triệu đồng/công trình), được lắp đặt thêm ở các nhà ga, bến tàu, công viên, tuyến đường ở 24 quận, huyện. Đổi lại, TP sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư được quảng cáo trên các cầu vượt bộ hành và cầu vượt cơ giới trong thời gian 15 năm để thu hồi vốn. Với phương án này, người dân được sử dụng NVSCC miễn phí.

Cùng thời điểm, doanh nghiệp trên cũng được UBND TP. Hà Nội chấp thuận cho đầu tư xây dựng 1.000 NVSCC, 10 xe bồn, 50 cây lọc nước uống trực tiếp và 200 ghế gang đúc hoặc inox phục vụ cộng đồng. Đổi lại, công ty được phép khai thác quảng cáo trên hệ thống cầu vượt dành cho người đi bộ. Thế nhưng, tới nay kế hoạch này ở TP HCM vẫn chỉ nằm trên giấy.

Ngành Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu, năm 2023 đón và phục vụ 8 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 102 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 650 nghìn tỷ đồng. Đây được xem là mục tiêu lớn của toàn ngành, khi mà năm 2022 việc đón khách quốc tế chưa đạt được như kỳ vọng.

Ngay từ những ngày đầu năm, nhiều điểm tỉnh, thành của Việt Nam được vinh danh. Đơn cử, mới đây nhất, Ninh Bình là đại diện duy nhất của Việt Nam nằm trong top 10 nơi thân thiện với du khách thế giới năm 2023; TP. Hồ Chí Minh là một trong những điểm đến hàng đầu châu Á năm 2023; Trung tâm kinh tế lớn nhất VN trước đó có mặt trong top 25 điểm đến là xu hướng du lịch hàng đầu năm 2023 do độc giả của Tripadvisor - nền tảng du lịch hàng đầu thế giới bình chọn, cùng với Hội An; Thủ đô Hà Nội của cũng được xướng tên trong top 3 điểm đến ẩm thực hàng đầu thế giới năm 2023, sau khi Việt Nam xuất sắc được hàng triệu độc giả trên thế giới của Travel + Leisure "bỏ phiếu" trở thành điểm đến ẩm thực hấp dẫn nhất châu Á năm 2023…

Với rất nhiều tiềm năng sẵn có, Việt Nam đặt kỳ vọng năm 2023 sẽ đột phá trong lĩnh vực du lịch. Tuy thế, một trong những nguyên nhân khiến du khách du lịch không quay trở lại, theo nhiều khảo sát của các công ty lữ hành, đó là các khách sạn, nhà nghỉ không dọn dẹp phòng, nhà vệ sinh không đạt yêu cầu hay cơ sở hạ tầng đã xuống cấp mà không được sửa chữa.

Vì vậy, thiết nghĩ, để nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam, giữ chân khách du lịch, không chỉ có thắng cảnh, danh lam hay ẩm thực hấp dẫn, mà điều không thể thiếu nữa đó dịch vụ, cơ sở vật chất phải đầy đủ, để đáp ứng, đảm bảo và thỏa mãn được “nhu cầu tối thiểu” và quyền được hưởng của du khách.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.