Chú trọng công tác phát triển Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước

Ngày 12.11, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Ban Chỉ đạo và công tác phát triển tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong các Doanh nghiệp ngoài nhà nước (DNNNN) với thành phố Hồ Chí Minh.

Tại hội nghị, Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Triệu Thị Ngọc đã báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27.2.2012 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các DNNNN trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Từ năm 2012-2024, thành phố đã thành lập 28 đoàn kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết tại 30 quận, huyện, thị ủy; Đảng ủy Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội và các đảng bộ tổng công ty trực thuộc Thành ủy trực tiếp dự sinh hoạt chi bộ tại nhiều chi bộ trong các DNNNN.

Qua kiểm tra, đã kịp thời chấn chỉnh những nội dung chưa phù hợp, nhất là trong nội dung, phương thức lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, chất lượng đảng viên phù hợp với điều kiện thực tế. Các quận, huyện, thị ủy đã thành lập và hoàn thiện mô hình Đảng bộ Khối doanh nghiệp trực thuộc. Đến nay, đã có 30/30 quận, huyện, thị ủy thành lập Đảng bộ Khối doanh nghiệp với 1.502 chi bộ với 15.538 đảng viên.

t-2.jpg
Toàn cảnh hội nghị trao đổi kinh nghiệm. Ảnh: Đ.H

Trước khi Thành ủy ban hành Nghị quyết số 09- NQ/TU, thành phố có 117.740 DNNNN đăng ký hoạt động, trong đó có 633 tổ chức Đảng với tổng số 18.593 đảng viên; 2.301 công đoàn cơ sở với tổng số 203.503 đoàn viên.

Đến nay, Hà Nội thành lập được 1.931 tổ chức Đảng trong DNNNN; kết nạp mới 12.717 đảng viên, trong đó có 67 chủ doanh nghiệp tư nhân được kết nạp Đảng. Thành lập được 8.655 tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên; kết nạp được 587.258 đoàn viên, hội viên tham gia vào các tổ chức đoàn thể.

Trong 9 tháng năm 2024, toàn thành phố thành lập được 86/90 tổ chức Đảng (đạt 95,6%) trong DNNNN, kết nạp 732/903 đảng viên mới (đạt 81,1%). Trong đó, kết nạp mới được 4 chủ doanh nghiệp vào Đảng. Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đã thành lập được 477/550 tổ chức đoàn thể, với 26.313/35.000 đoàn viên, hội viên.

Phát biểu tại hội nghị, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo cho biết, thời gian qua Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai hiệu quả nhiều chương trình hợp tác liên quan đến công tác xây dựng Đảng, trong đó có công tác tổ chức xây dựng Đảng. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU thành phố luôn chú trọng công tác phát triển Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.

Trong đó, kinh nghiệm của Ban Chỉ đạo là bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy để triển khai thực hiện Nghị quyết một cách sáng tạo, quyết liệt, tập trung vào những nhiệm vụ khó, những khâu đột phá. Đồng thời, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các đơn vị trên địa bàn có liên quan; trách nhiệm người đứng đầu và vai trò của Ban Chỉ đạo, các cấp ủy trong công lãnh đạo, chỉ đạo phát triển tổ chức Đảng, đoàn thể nhân dân trong các DNNNN.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển tổ chức Đảng trong các DNNNN, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo cho rằng việc duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đảng đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò của Đảng ủy khối và hệ thống chính trị cơ sở.

Trưởng ban Tổ chức Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Văn Thị Bạch Tuyết cảm ơn những chia sẻ kinh nghiệm của thành phố Hà Nội trong hoạt động của Ban Chỉ đạo và công tác phát triển tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong các DNNNN.

Trưởng ban Tổ chức Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Văn Thị Bạch Tuyết cũng chia sẻ những khó khăn trong việc duy trì sinh hoạt tổ chức Đảng trong các DNNNN, đặc biệt là hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội và công đoàn khi Việt Nam thực hiện các công ước quốc tế. Trong đó, Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh giao cho Công đoàn thành phố tham mưu các nội dung liên quan nhằm vừa duy trì quan hệ hài hòa với các DNNNN, vừa bảo đảm ổn định, thúc đẩy sản xuất phát triển ổn định.

Địa phương

Khánh Hòa: Tiếp tục vận động kinh phí xây dựng mới, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, cận nghèo
Địa phương

Khánh Hòa: Tiếp tục vận động kinh phí xây dựng mới, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, cận nghèo

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nghiêm Xuân Thành vừa làm việc với UBMTTQ Việt Nam tỉnh cùng các chi nhánh ngân hàng thương mại về công tác hưởng ứng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2024, hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh đến năm 2025”.

Tín dụng chính sách đã góp phần thay đổi Lục Yên
Địa phương

Lục Yên khôi phục sản xuất sau thiên tai

Lục Yên, Yên Bái đã bước qua những ngày kinh hoàng của bão số 3 (bão Yagi). Cuộc sống người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số đã bắt nhịp lại với đời sống thường nhật. Với sự trợ giúp kịp thời của các cấp ủy, chính quyền và đồng bào cả nước, đặc biệt là dòng vốn tín dụng chính sách; bà con đang tích cực khôi phục sản xuất, xây dựng các vùng chuyên canh hàng hóa như lương thực, rau quả và mở mang nghề tiểu thủ công nghiệp, chế tác đá quý… quyết tâm không để cái nghèo quay trở lại.

Lãnh đạo Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng NTM Hà Nội thăm quan các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của TP Hà Nội
Địa phương

Xây dựng vùng nguyên liệu bền vững

Một trong những đặc thù của sản phẩm OCOP là phải mang nét đặc trưng của địa phương, gắn với tổ chức sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định. Thời gian qua, cùng với phát triển sản xuất, các chủ thể OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tập trung xây dựng vùng nguyên liệu, góp phần mở ra nhiều cơ hội liên kết trong xây dựng chuỗi sản xuất. Thành phố cũng đang thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, phát triển bền vững.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại Bà Rịa - Vũng Tàu trong những tháng cuối năm 2024
Trên đường phát triển

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại Bà Rịa - Vũng Tàu trong những tháng cuối năm 2024

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ra công văn yêu cầu các ban ngành và địa phương tăng tốc tiến độ thực hiện các dự án, với trọng tâm là hoàn thành mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2024. Tỉnh dự kiến sẽ khởi công 10 dự án trong hai tháng cuối năm.

Khánh Hòa thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Ảnh: Trung Nhân
Địa phương

Khánh hòa tiếp tục “khơi thông” dòng vốn đầu tư nước ngoài

Từ tầm quan trọng, tính đột phá của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tỉnh Khánh Hòa sẽ đẩy mạnh các giải pháp để các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là các quy hoạch của tỉnh; tăng cường xúc tiến đầu tư nước ngoài nhằm tìm kiếm những nhà đầu tư có tiềm lực từ các nền kinh tế lớn… Qua đó, tiếp tục khơi thông dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Lãnh đạo Bệnh viện Từ Dũ phê duyệt hàng loạt gói thầu tiết kiệm 0 đồng
Địa phương

Lãnh đạo Bệnh viện Từ Dũ phê duyệt hàng loạt gói thầu tiết kiệm 0 đồng

Từ năm 2021-2024, lãnh đạo Bệnh viện Từ Dũ (284 Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1) ký quyết định phê duyệt hàng loạt gói thầu trị giá hàng tỷ đồng nhưng tỷ lệ tiết kiệm là 0 đồng. Chỉ tính riêng các gói thầu mua sắm vật tư, hoá chất đã có gần 30 gói thầu tiết kiệm 0 đồng.

Dấu ấn tín dụng chính sách ở Đắk Lắk
Xã hội

Dấu ấn tín dụng chính sách ở Đắk Lắk

Theo Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Đắk Lắk Thượng Văn Điệp, trong những năm qua, việc triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội tại tỉnh Đắk Lắk đã góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, ổn định an ninh chính trị địa phương.

Tăng cường liên kết, phân phối nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu sản xuất trong nước
Địa phương

Tăng cường liên kết, phân phối nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu sản xuất trong nước

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP. Bắc Giang, Phó Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Nguyễn Thị Thùy Ninh cho biết qua 15 năm triển khai, đến nay, cuộc vận động đã lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn, đồng thời thay đổi nhận thức, thói quen tiêu dùng và đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước.

Lãnh đạo tỉnh tặng bằng khen cho các đơn vị xuất sắc hoàn thành vượt dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024 trước 2 tháng. Ảnh: VĂN KỲ
Địa phương

Tạo môi trường thuận lợi, duy trì đối thoại thường xuyên với doanh nghiệp

Với quyết tâm phấn đấu chỉ tiêu GRDP đạt 2 con số, dự kiến tổng thu ngân sách nhà nước năm 2024 tỉnh Khánh Hòa cần đạt 20.073 tỷ đồng, vượt 20,3% so với dự toán. Để đạt được kết quả này, toàn ngành Tài chính quyết tâm, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ, giải pháp; tập trung tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, cải cách tối đa thủ tục hành chính, duy trì đối thoại thường xuyên với cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt khó khăn và có phương án hỗ trợ…

Huyện Đầm Hà (Quảng Ninh): Công ty Cổ phần thương mại và xây dựng Đầm Hà thường xuyên trúng thầu sát giá
Địa phương

Huyện Đầm Hà (Quảng Ninh): Công ty Cổ phần thương mại và xây dựng Đầm Hà thường xuyên trúng thầu sát giá

Thời gian qua, Công ty Cổ phần thương mại và xây dựng Đầm Hà là nhà thầu “quen mặt” thường xuyên trúng các gói thầu do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh) làm chủ đầu tư. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

TP.Hà Nội: Cải thiện tiến độ giải ngân để đạt kết quả cao nhất khi kết thúc năm ngân sách
Địa phương

TP.Hà Nội: Cải thiện tiến độ giải ngân để đạt kết quả cao nhất khi kết thúc năm ngân sách

Năm 2024, thành phố Hà Nội được giao giải ngân vốn đầu tư công 81.033 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, việc triển khai kế hoạch đầu tư công đã có chuyển biến tích cực, lũy kế giải ngân vốn đầu tư công đến hết quý III năm 2024 của thành phố về giá trị tuyệt đối đứng thứ hai cả nước và cao hơn cùng kỳ năm 2023.