Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến dự hội nghị Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ 6 Khóa XIII

Chiều 12.12, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã khai mạc Hội nghị Ban chấp hành lần thứ 6 (Khóa XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028). Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến tới dự và chỉ đạo hội nghị.

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" việc phát triển đoàn viên

Phát biểu khai mạc hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết: 2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam, năm đầu triển khai Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, năm diễn ra kỷ niệm 95 năm ngày thành lập tổ chức công đoàn và là năm Luật Công đoàn sửa đổi được Quốc hội thông qua.

z6122891080081-b20cae05c7292037c82c9c36e937c0d8.jpg
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu khai mạc. Ảnh: Nguyễn Hải

Với tinh thần sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vào cuộc sống, ngay sau đại hội, Đoàn Chủ tịch, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn đã sớm chỉ đạo xây dựng các Nghị quyết, chương trình nhằm cụ thể hóa, triển khai Nghị quyết, xác định chủ đề công tác công đoàn năm 2024 trong đó đề ra 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và 12 chỉ tiêu phấn đấu thực hiện. Dự thảo báo cáo tập trung đánh giá kết quả đạt được trên 10 nhóm nhiệm vụ lớn, xác định 6 tồn tại, hạn chế trong hoạt động công đoàn năm 2024.

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang chỉ đạo, từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ của ngành, địa phương, đơn vị, đề nghị các đại biểu cho ý kiến vào những kết quả đạt được, chú ý đối chiếu với những chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, phân tích, làm rõ những mặt còn tồn tại, hạn chế, qua đó đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong thời gian tới.

Ngoài ra, theo Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, năm 2025 sẽ bàn và dự kiến ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 4a/NQ-TLĐ của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn (Khóa XI) về nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đáp ứng yêu cầu phong trào công nhân và hoạt động công đoàn trong tình hình mới.

z6122891080013-5118a82b1b8412214b24a653ebf03292.jpg
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hải Nguyễn

Về vấn đề này, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị các đại biểu cho ý kiến về những nhiệm vụ mà công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cần tập trung thực hiện trong bối cảnh hiện nay, những nhiệm vụ nào có thể điều chuyển về LĐLĐ cấp tỉnh và những nhiệm vụ nào cần cấp tỉnh hỗ trợ để cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không bị quá tải dẫn đến chất lượng công việc không cao hoặc bị bỏ sót.

Về báo cáo kết quả 15 năm Chương trình hành động số 399 ngày 7.3.2008 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28.1.2008, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị các đại biểu đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Theo Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang, kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở năm 2024 đề ra phát triển thực tăng 1 triệu đoàn viên (tương đương 26% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam). Nhiều nơi, công đoàn đã chủ động tham mưu cấp ủy đảng, xây dựng kế hoạch, kiện toàn ban chỉ đạo, tổ công tác, tổ chức khảo sát, thống kê làm cơ sở cho công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, thể hiện quyết tâm chính trị lớn; đã có 32 đơn vị thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu của Tổng Liên đoàn giao và được biểu dương, khen thưởng tại Hội nghị các chủ tịch, phó chủ tịch Công đoàn ngành, địa phương.

Tuy nhiên, so với mục tiêu kế hoạch năm 2024 đề ra, mới đạt được khoảng 2/3, một số đơn vị số thực tăng còn rất thấp so với số giao của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Vì vậy, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị các đại biểu thảo luận, trao đổi thật kỹ, bàn các giải pháp cụ thể, cần nhận thức, thể hiện quyết tâm chính trị lớn hơn nữa, với phương châm “chỉ bàn làm, không bàn lùi” để thực hiện tốt công tác này trong năm 2025.

Bên cạnh những nội dung trên, Hội nghị lần này, Ban Chấp hành cũng cho ý kiến vào Báo cáo 10 năm thực hiện Nghị quyết số 04b của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Khóa XI về “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân viên chức lao động trong tình hình mới”; Báo cáo công tác kiểm tra, giám sát ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang khẳng định, đây đều là các nội dung quan trọng, đề nghị các đại biểu phát huy tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu kỹ tài liệu, thảo luận, đóng góp ý kiến.

Đổi mới phương thức hoạt động

Thảo luận tại hội nghị về công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở năm 2024, một số đại biểu cho rằng, cần làm rõ nguyên nhân vì sao không đạt được chỉ tiêu phát triển đoàn viên đối với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đồng thời, nên cân đối việc giao chỉ tiêu phát triển đoàn viên phù hợp đối với các tỉnh trong năm 2025. Ngoài ra, nên có phần mềm để quản lý đoàn viên; phải có giải pháp dồn lực cho cán bộ công đoàn và cần cân đối tính toán số lượng đoàn viên giữa khối Đảng và khối chính quyền.

Mặt khác, cần đưa việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII vào Chương trình công tác của công đoàn năm 2025. Đối với các tỉnh công nghiệp thì Tổng Liên đoàn cần có thống nhất sẽ để mô hình 5 ban. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề nghị, Tổng LĐLĐ Việt Nam sớm ban hành hướng dẫn thi hành điều lệ Luật Công đoàn. Cần duy trì hàng năm mô hình “bữa cơm công đoàn” để tạo dấu ấn cho người lao động và khẳng định vai trò của công đoàn trong việc quan tâm, chăm lo đời sống người lao động.

do-van-chien.jpg
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Hải Nguyễn

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến ghi nhận, biểu dương kết quả đạt được của Công đoàn Việt Nam trong năm 2024. Nhấn mạnh năm 2025 có nhiều ngày lễ lớn, là năm tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng, đưa đất nước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Trong bối cảnh đó, Công đoàn cần phải tận dụng bản chất của giai cấp công nhân, trí tuệ, nhiệt tình, lòng yêu nước của giai cấp công nhân để góp ý vào văn kiện của Đảng, nhất là những vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, chăm lo đời sống của công nhân.

Cùng với đó, tổ chức Công đoàn cần tập trung công tác phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở để tập hợp được số lượng quần chúng rộng lớn. Bên cạnh đó, các cấp Công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế tinh, gọn, mạnh của hệ thống chính trị. Công đoàn cũng cần đề cao trách nhiệm, nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội theo Chỉ thị 18 của Ban Bí thư; tập hợp, tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri và nhân dân. Đặc biệt, trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, tổ chức Công đoàn cần tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động. Mỗi cán bộ Công đoàn phải những người nổi trội nhiều mặt, trong đó có khả năng thuyết phục, vận động quần chúng...

9b2acbb4-6301-4bce-9648-2e82fb95f62a.jpg
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến và Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang trao cờ thi đua cho các đơn vị có thành tích năm 2024. Ảnh: Hải Nguyễn

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang khẳng định, tổ chức Công đoàn sẽ quyết tâm, tích cực tham gia vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy; làm tốt công tác giám sát, phản biện xã hội. Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa thông qua cũng đã quy định tại Điều 16, 17 về nội dung này. Đồng thời, quyết tâm thực hiện tốt những chủ trương của Đảng đã dành cho tổ chức Công đoàn. Cán bộ công đoàn muốn thực sự nổi trội phải tự hoàn thiện mình về chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh, khả năng tuyên truyền, vận động để có thể đáp ứng được yêu cầu mới.

c377ca64-cc9f-4509-837b-1e4fa8aa1ff6.jpg
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam trao tặng bằng khen cho các đơn vị. Ảnh: Hải Nguyễn

Hội nghị cũng tiến hành công tác cán bộ (thực hiện bước 2 quy trình giới thiệu nhân sự bầu bổ sung Ban Chấp hành, Ủy ban kiểm tra Tổng Liên đoàn). Đồng thời, khen thưởng thành tích năm 2024 của các cụm khối thi đua thuộc Tổng Liên đoàn.

Xã hội

Cán bộ huyện Đăk Tô hướng dẫn người dân cách chăm sóc cây mắc ca
Đời sống

Dồn lực giảm nghèo đa chiều

Trong năm 2024, tỉnh Kon Tum đã huy động các nguồn lực và giao trách nhiệm cho chính quyền các địa phương để đẩy mạnh công tác giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát và đã giảm hơn 15.000 hộ nghèo. Trong năm 2025, địa phương sẽ tập trung nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhằm thoát nghèo bền vững.

Dự kiến sẽ giảm 518 cục, 218 vụ và tổ chức tương đương
Xã hội

Dự kiến sẽ giảm 518 cục, 218 vụ và tổ chức tương đương

Trên cơ sở kết luận của Bộ Chính trị, Bộ Nội vụ (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW) đề nghị tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bên trong của một số bộ, cơ quan ngang bộ. Theo đó, dự kiến tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV sẽ có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ. Sau khi tổ chức lại bộ máy bên trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, sẽ giảm 13/13 tổng cục và tổ chức tương đương, 518 cục, 218 vụ và tổ chức tương đương.

Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33 được tổ chức tại TP Phú Quốc, Kiên Giang
Đời sống

6 sự kiện nổi bật của ngành hải quan năm 2024

Tổng cục Hải quan vừa công bố 6 sự kiện nổi bật trong năm 2024, trong đó ghi nhận những thành tựu quan trọng trong công tác quản lý hải quan; phản ánh nỗ lực không ngừng của ngành hải quan trong việc duy trì ổn định nền kinh tế, thúc đẩy thương mại quốc tế và bảo vệ an ninh quốc gia.

Công đoàn ngành giáo dục Đắk Lắk chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội

Công đoàn ngành giáo dục Đắk Lắk chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Nhiều phong trào thi đua, các cuộc vận động của Công đoàn ngành giáo dục Đắk Lắk được triển khai có hiệu quả. Đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, nhà giáo, người lao động được quan tâm chăm lo. Công đoàn ngành đã vận động quyên góp quỹ hỗ trợ đoàn viên, người lao động được hơn 500 triệu đồng.

Hiệu quả từ tín dụng chính sách
Đời sống

Hiệu quả từ tín dụng chính sách

Với sự quyết liệt chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự chung tay góp sức của nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, trong đó có sự nỗ lực phấn đấu của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), công cuộc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả tích cực.