Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa nghỉ hưu theo nguyện vọng

Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa vừa được Ban Bí thư Trung ương Đảng cho nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng.

z6303259455975-e808a273eaa8a350926b8ef90deb83cd.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong trao quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc cho Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nghỉ hưu theo nguyện vọng

Sáng 10.2, Ban thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc cho, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng kể từ ngày 15.2.

Phát biểu tại buổi trao quyết định, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong, ghi nhận và đánh giá cao quá trình cống hiến của ông Phạm Thiện Nghĩa góp phần phát triển Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, trong quá trình công tác, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa luôn là cán bộ có trách nhiệm, trăn trở với công việc được giao, trong các mối quan hệ luôn đoàn kết, hòa đồng với đồng chí, đồng nghiệp và luôn thể hiện bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm trong công việc.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong mong muốn, sau khi nghỉ hưu, ông Phạm Thiện Nghĩa sẽ tiếp tục cống hiến, chia sẻ kinh nghiệm quý báu của bản thân để các cấp lãnh đạo tỉnh điều hành phát triển địa phương.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa, 59 tuổi, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Ông Nghĩa từng đảm nhận các chức vụ: Phó chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công thương, Bí thư Huyện ủy Tháp Mười, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.

Tháng 12.2020, HĐND tỉnh Đồng Tháp khóa 9, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức kỳ họp lần thứ 17 bầu ông Phạm Thiện Nghĩa giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp thay ông Nguyễn Văn Dương nghỉ hưu.

Địa phương

Để sản phẩm làng nghề ngày một vươn xa
Địa phương

Để sản phẩm làng nghề ngày một vươn xa

Hà Nội, Thủ đô ngàn năm văn hiến, là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa đặc sắc, đặc biệt là các làng nghề và nghề truyền thống. Nhiều năm qua, từ những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, biết bao sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo đã ra đời, vượt qua thời gian để tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.

Thành phố Hải Phòng: Quyết liệt mục tiêu tăng trưởng 12,5%
Trên đường phát triển

Thành phố Hải Phòng: Quyết liệt mục tiêu tăng trưởng 12,5%

Tại cuộc họp mới đây của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng nghe báo cáo, cho ý kiến về một số nội dung, trong có nhiệm vụ, giải pháp thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 là 12,5%, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu nhấn mạnh việc Ban cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành, địa phương quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công ngay trong những tháng đầu năm; sớm ban hành Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết nối với doanh nghiệp vốn nước ngoài (FDI)…

Bà Rịa - Vũng Tàu: Ý thức giao thông nâng cao, vi phạm giảm mạnh sau 1 tháng thực hiện Nghị định 168
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Ý thức giao thông nâng cao, vi phạm giảm mạnh sau 1 tháng thực hiện Nghị định 168

Sau 1 tháng thực hiện Nghị định 168/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, tình hình trật tự an toàn giao thông tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều chuyển biến tích cực. Số vụ vi phạm giảm mạnh, ý thức chấp hành luật giao thông của người dân nâng cao.

Hà Giang bứt phá trong cải cách hành chính
Địa phương

Hà Giang bứt phá trong cải cách hành chính

Với phương châm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, công tác cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh Hà Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2024, hàng loạt chỉ số tăng lên vượt bậc, như: chỉ số CCHC (PAR Index) xếp thứ 23/63, tăng 17 bậc so với năm 2022; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan nhà nước (SIPAS) xếp thứ 31/63 tỉnh, thành phố và xếp thứ 6/14 các tỉnh miền núi phía Bắc; đơn giản hóa 85 thủ tục hành chính (TTHC); tỷ lệ xử lý TTHC đúng hạn đạt 99,72%…