Chủ tịch thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão

Sáng 8.9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã thị sát và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

Báo cáo nhanh tại hiện trường, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, bám sát sự chỉ đạo của thành phố, Quận đã vận động sơ tán 707 người (trong đó 88 người sơ tán về trường học, điểm an toàn và 620 người sơ tán về nhà người thân, quen).

1.jpg
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 trên địa bàn quận Hoàn Kiếm

Tính đến 5h sáng 8.9, địa bàn quận có 286 cây gãy đổ, 22 cây gãy cành lớn. Đặc biệt, không có người chết, có 3 người bị thương nhẹ. Toàn quận đã huy động tổng lực gần 2500 người: 18 đội xung kích cấp phường, tổng số 1969 người; Dân quân cơ động 88 người. Lực lượng Công an quận và 18 phường, Ban Chỉ huy quân sự quận: 220 cán bộ, chiến sĩ; Lực lượng ban ngành: 110 người; cùng các lực lượng chuyên ngành khác: Cây xanh, điện, thoát nước, chiếu sáng, vệ sinh môi trường.

Công tác di dân ra khỏi khu vực nguy hiểm được tập trung, kiên quyết thực hiện đảm bảo an toàn. Đã giải tỏa được 2/3 số cây đổ, tập trung giải tỏa trước các cây nguy hiểm đến công trình nhà ở của nhân dân, và giải phóng các trục đường chính đảm bảo giao thông. Các cột đèn chiếu sáng, giao thông đã được khắc phục ngay. Quận cũng huy động 20 máy phát điện; 30 cưa máy; 3 xe PCCC&CHCN; 02 xe cấp cứu; 2.500 bộ (áo mưa, mũ, ủng); 120 vật dụng cầm tay: cưa tay, dao, búa, khoan…

Đảng ủy, UBND 18 phường đã chủ động nghiêm túc chỉ đạo của Quận ủy, UBND và Ban Chỉ huy PCTT&TKCN quận: tập trung toàn lực triển khai công tác phòng, chống thiên tai, sẵn sàng theo phương châm “4 tại chỗ”. Các lực lượng, đơn vị chuyên ngành: Ban Chỉ huy Quân sự quận; công an quận; cây xanh, điện lực, thoát nước, chiếu sáng, môi trường… đã bố trí lực lượng ứng trực, phối hợp, xử lý ngay các sự cố bảo đảm an toàn.

02.jpg
Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long (áo phông xanh đội mũ cối bên trái) báo cáo nhanh tại hiện trường

Trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo tại hiện trường, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, bão số 3 đã đi qua và để lại hậu quả nặng nề. Riêng cây xanh, theo thống kê sơ bộ đã có hơn 17.000 cây gãy đổ. Ông Thanh cho biết, đã chỉ đạo tất cả các Phó Chủ tịch UBND TP theo địa bàn phụ trách xuống hiện trường để kiểm tra, đôn đốc công tác khắc phục hậu quả mưa bão. Trong ngày hôm nay phải khôi phục hệ thống giao thông để thứ 2 người dân đi làm, sinh hoạt bình thường”, Chủ tịch UBND TP chỉ đạo rõ.

Với những cây xanh gãy đổ, Chủ tịch Trần Sỹ Thanh đặc biệt lưu ý những cây xanh hàng trăm tuổi cần cố gắng giữ lại, trồng lại. Cùng đó, ngành điện khẩn trương khắc phục sự cố để phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân; khẩn trương khôi phục mạng lưới trung thế để phục vụ việc bơm tiêu, thoát nước…

Sau đây là những hình ảnh được Báo Đại biểu Nhân dân ghi lại nhiều tuyến phố hàng cây đổ rạp xuống đường, lực lượng chức năng đang nỗ lực khắc phục hậu quả sau bão số 3 trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

01.jpg
Cây đổ la liệt trước trụ sở UBND thành phố Hà Nội
2.jpg
3.jpg
Một cây cổ thụ hàng trăm tuổi trước Vườn hoa Lý thái Tổ cũng bị cơn bão quật ngã
8.jpg
Cây đa cổ thụ đền Bà Kiệu, phố Lò Sũ cũng bị bật gốc
4.jpg
Cây đổ nằm ngổn ngang trên phố Đinh Tiên Hoàng
5.jpg
Cây đổ chắn ngang đường ngã ba phố Đinh Tiên Hoàng - Lò Sũ
7.jpg
6.jpg
Cây hoa sữa bên Hồ Hoàn Kiếm cũng bị đổ gập sau bão
17.jpg
Một đoạn phố Hàng Dầu đã phải ngăn rào chắn người qua lại
15.jpg
Cây đổ nằm ngang đường phố Đinh Lễ
9.jpg
Cây Si cổ thụ có niên đại hàng trăm tuổi đoạn ngã tư Bà Triệu - Tràng Thi cũng bị quật ngã
22.jpg
Một cây bên đường phố Bà Triệu đổ vào cổng chùa Vũ Thạch
10.jpg
Cây xà cừ ngã tư phố Bà Triệu - Hai Bà Trưng cũng bị quật đổ do bão
11.jpg
Lực lượng chức năng tích cực xử lý cây xanh để giao thông được lưu thông
12.jpg
16.jpg
Cây xà cừ đổ chắn ngang đường đoạn ngã tư phố Hàng Bài - Lý Thường Kiệt
13.jpg
Bão số 3 đã quật đổ cây si hàng trăm tuổi Vườn hoa Lý thái Tổ
20.jpg
Cây si cổ thụ phố Ngô Quyền
21.jpg
18.jpg
Cây xanh đổ chắn ngang đường trước Khách sạn Metropole, phố Ngô Quyền
33.jpg
Cây đổ bật rễ ngổn ngang phố Nhà Thờ
23.jpg
Công nhân chuẩn bị dụng cụ cưa máy tại hiện trường
14.jpg
Những cây xanh bị đổ được cắt từng đoạn để dễ di chuyển
19.jpg
Hàng trăm công nhân được huy động dọn dẹp, khắc phục sau bão

Xã hội

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 24.11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (trực tiếp là Câu lạc bộ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng) phối hợp Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ
Xã hội

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ

Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát; đồng thời kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh…

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức
Xã hội

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức

Các chuyên gia đều nhận định, thị trường các-bon rừng có tiềm năng mang lại nguồn thu lớn cho lâm nghiệp, giúp đầu tư vào bảo vệ rừng, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Tuy nhiên, thị trường các bon rừng ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại
Xã hội

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đây là một trong những quyết sách quan trọng nhằm xây dựng và phát triển giao thông đô thị của Hà Nội và từng bước xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại. 

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.