Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Các vấn đề lớn về tài chính đất đai phải được luật hoá

Qua nghiên cứu hồ sơ dự án Luật Đất đai (sửa đổi) lần này cho thấy, so với dự thảo Luật ngày 6.4 thì dự thảo ngày 25.4 đã có bước tiến rất quan trọng về chất lượng; nhiều nội dung được sửa đổi chi tiết hơn, sát thực tế hơn và có tính khả thi cao hơn; đồng thời, cũng từng bước tháo gỡ những vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất đai, phúc đáp yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

Nội dung nào chưa tiếp thu được phải báo cáo tường minh

Với hồ sơ như thế này là đủ điều kiện để tiếp tục trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Năm tới, nhất là báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế rất công phu, rất chất lượng, đề cập rất nhiều vấn đề từ quan điểm, nội dung lớn đến những vấn đề, điều khoản rất cụ thể để Quốc hội tiếp tục cho ý kiến thêm. Trên cơ sở đó, tôi chỉ nêu thêm một số vấn đề chung để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Luật.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Các vấn đề lớn về tài chính đất đai phải được luật hoá -3
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Thứ nhất, về thể chế hóa các quan điểm, nguyên tắc và nội dung Nghị quyết số 18 của Trung ương, phải tiếp tục rà soát để thể chế hóa một cách đầy đủ. Trong đó, một quan điểm rất quan trọng của Nghị quyết số 18 là "Đất đai phải được điều tra, đánh giá, thống kê, kiểm kê, lượng hóa và hạch toán đầy đủ trong nền kinh tế". Tuy nhiên, đối chiếu quan điểm này với 47 Điều và 16 chương trong dự thảo Luật thì thấy việc thể chế hóa chủ trương này đang còn rất mờ nhạt.

Tôi đề nghị Ban soạn thảo phối hợp cơ quan thẩm tra để nghiên cứu, thiết kế thêm một số điều, thậm chí có chương riêng về vấn đề này. Điều tra, đánh giá, thống kê, kiểm kê đất đai là thế nào? Trách nhiệm của các cấp, các ngành như thế nào? Xây dựng dữ liệu về đất đai thế nào? Lượng hóa là thế nào, hạch toán đầy đủ là như thế nào?... Đây là vấn đề lớn cần phải được thể chế hóa.

Cùng với đó, một số nội dung khác cũng phải tiếp tục rà soát để hoàn thiện sâu sắc hơn. Ví dụ như: cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường; quy định mức thuế cao hơn với người sở hữu nhiều diện tích đất hoặc đầu cơ hoặc chậm sử dụng đất, bỏ hoang đất; quản lý tiết kiệm, hiệu quả nguồn thu từ đất giữa trung ương và địa phương; thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản; khuyến khích phát triển thị trường quyền sử dụng đất, nhất là thị trường cho thuê đất nông nghiệp; cơ chế bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững; kiểm soát chặt chẽ, khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai... Những nội dung này thì dự án Luật Đất đai (sửa đổi) giải quyết vấn đề gì, các luật liên quan giải quyết vấn đề gì để thể chế hóa cho đầy đủ vấn đề này?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Các vấn đề lớn về tài chính đất đai phải được luật hoá -2
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Về một số điểm mới, tôi rất đồng tình với báo cáo thẩm tra, tức là có những điểm mới như: cho phép đơn vị sự nghiệp công được sử dụng quyền sử dụng đất dùng cho mục đích dịch vụ kinh doanh, hay những nội dung khác phát sinh trong thực tiễn nhưng chúng ta nghiên cứu thấy hợp lý, có thể tiếp thu được thì cần tổng hợp lại để tới đây báo cáo Bộ Chính trị. Còn nội dung nào góp ý mới nhưng như Ủy ban Kinh tế đã nêu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhiều lần kết luận là chưa thể tiếp thu ngay được, cần tiếp tục nghiên cứu thêm sau này hoặc có những vấn đề trái với quan điểm, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước thì không thể tiếp thu được hay chưa thể tiếp thu được thì chúng ta cũng báo cáo lại cho tường minh.

Thứ hai, vấn đề áp dụng pháp luật. Dự luật Đất đai (sửa đổi) theo báo cáo có liên quan đến hơn 100 luật, trực tiếp là khoảng 20 - 22 luật. Loại thứ nhất là các dự án luật chúng ta đang sửa như là dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi)... Tôi đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra phải rà soát để đảm bảo tính tương thích của các điều khoản trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với các dự luật đang trình Quốc hội thảo luận cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Năm tới, không thể để tình trạng dự luật này quy định thế này, dự luật khác lại quy định khác.

Loại thứ hai là các dự luật còn lại thì giải quyết bằng cách nào? Hiện nay có 2 phương án. Phương án 1 là rà soát lại để đưa vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để sửa luôn, như ý kiến của Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Pháp luật đề xuất. Phương án 2 là dùng một luật để sửa một số luật. Đề nghị nghiên cứu và cân nhắc thêm ý kiến của Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Pháp luật, đằng nào chúng ta cũng phải sửa thì khi ban hành Luật Đất đai (sửa đổi) mới có tính khả thi được. Phải cân đối giữa một bên là áp dụng phương án sửa tại luật này thì chỉ cần đầu tư về nội dung, còn quy trình, thủ tục thì không phải làm gì nữa; không phải lập hồ sơ xây dựng luật sửa đổi, bổ sung một số luật, đăng ký vào chương trình rồi lại tiếp tục thảo luận.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Các vấn đề lớn về tài chính đất đai phải được luật hoá -0
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Đồng chí Phó Thủ tướng cũng trao đổi với tôi phương án chúng ta rà lại, có những luật như Luật Quy hoạch chỉ sửa từ ngữ thì có một điều là sửa thuật ngữ trong Luật Đất đai (sửa đổi) là xong. Về nội dung thì xem có nội dung gì khác nữa chúng ta sửa ngay trong Luật Đất đai (sửa đổi) được không? Như vậy sẽ đảm bảo tính khả thi, khi dự án Luật Đất đai (sửa đổi) ban hành ra thì không phải chờ gì nữa, nếu không ban hành ra rồi mà các dự án luật khác chưa sửa thì cũng không vận hành được, lại để đấy. Nguyên tắc áp dụng pháp luật như thế nào để đúng với quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Luật gốc là luật thế nào, những quy định khác, thời điểm ban hành trước và sau luật này... Đề nghị Ủy ban Pháp luật góp ý thêm chỗ này để có phương án xử lý phù hợp.

Thu tiền sử dụng đất hằng năm – “van khoá” thế nào để hài hoà lợi ích?

Thứ ba, trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi) hiện vẫn có rất nhiều điều giao cho Chính phủ hướng dẫn chi tiết hoặc thực hiện theo quy định của Chính phủ. Trong đó có nội dung rất quan trọng là vấn đề tài chính đất đai, phương pháp, cách thức, trình tự, thủ tục tính giá đất.

Tôi đề nghị các đồng chí cố gắng 2 việc: Một là, không nên chỉ quyết định một câu như thế rồi giao cho Chính phủ hướng dẫn, vì đây là những vấn đề đại sự, người dân đang rất quan tâm, phải được luật hóa để người dân, doanh nghiệp còn biết. Nếu chỉ quy định một câu là việc này theo nguyên tắc thế này rồi sau đó Chính phủ quy định, lúc đó thẩm quyền hoàn toàn là của Chính phủ. Bây giờ nên quy định những gì trong Luật Đất đai (sửa đổi) thì Ủy ban Kinh tế đề nghị những vấn đề lớn nên đưa vào Luật còn lại mới giao Chính phủ hướng dẫn thì sẽ phù hợp hơn. Một số điều khoản khác cũng tương tự như thế.

Hai là, những vấn đề dự kiến Chính phủ hướng dẫn thì cũng phải có danh mục và dự kiến ban hành những văn bản nào, bao nhiêu nghị định, dự thảo của các nghị định này phải trình kèm theo hồ sơ dự án Luật, nhất là kỳ cuối cùng Quốc hội biểu quyết thông qua, tránh tình trạng khi luật được thông qua rồi nhưng vẫn không thực hiện được.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Các vấn đề lớn về tài chính đất đai phải được luật hoá -1
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Dự kiến trong tháng 7 tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc đầu tiên để triển khai thực hiện các luật và nghị quyết do Quốc hội ban hành từ đầu khóa cho đến nay. Sau này, cứ sau mỗi kỳ họp của Quốc hội sẽ có hội nghị toàn quốc như vậy. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ phải báo cáo, các cơ quan phải báo cáo xem kế hoạch triển khai như thế nào. Quốc hội rất nỗ lực để ban hành luật cho kịp, nhưng sau đó không vận hành được vì không có nghị định hướng dẫn, vẫn phải chờ là không được.

Kinh nghiệm của tôi là đang giai đoạn nóng sốt như thế này, mọi thứ đang nằm ở “bộ nhớ trong”, “bộ nhớ ngoài” thế này thì làm luôn, luật xong đó rồi bắt đầu lại liên hoan, tổng kết, đánh giá, rồi xả hơi, mọi thứ lại quên hết, bắt đầu khởi động lại quy trình làm nghị định, lại từ mới hoặc có khi đội ngũ khác tham gia không hiểu thế nào, rơi rụng mất đi. Thà chậm một chút còn hơn là xong luật rồi mà không vận hành được.

Thứ tư, hiện nay, người dân và doanh nghiệp rất quan tâm đến việc chuyển sang cơ chế tính tiền thu sử dụng đất hằng năm và điều chỉnh khi có biến động. Trong dự thảo Luật lần này đã thiết kế để khắc phục hạn chế của nội dung này, bởi vì vấn đề rất tốt nhưng đối với nhà đầu tư và người dân khi đầu tư thì phải có các thông số rất đầy đủ đầu vào, đầu ra để người ta quyết định dự án đầu tư và tính hiệu quả vòng đời của dự án. Việc điều chỉnh này có thể có năm biến động tăng, có năm biến động giảm, nhưng trong mức biến động như thế nào thì sẽ điều chỉnh.

Nhiều doanh nghiệp, người dân cũng mong muốn có một mức tối đa có được không, tức là điều chỉnh nhưng về nguyên tắc trong 5 năm không được vượt quá bao nhiêu đấy, nếu không nhiều dự án sẽ phá sản vì chi phí đầu vào người ta không lường hết được, chi phí đầu vào cao quá thì phải bổ sung vào chi phí về tài chính của doanh nghiệp, chi phí sử dụng đất, trong khi đầu ra vẫn thế thì lập tức thua lỗ. Doanh nghiệp thua lỗ, không hoạt động sẽ tác động ngược đến lợi ích của nền kinh tế, tác động đến thu ngân sách, bởi vì thu được chỗ này thì chỗ khác lại mất, không còn thuế thu nhập nữa thì thu vào đâu, thậm chí người ta thua lỗ kéo dài lại lâm vào tình trạng phá sản.

Hiện nay Chính phủ và cơ quan soạn thảo đã thiết kế một số điều về nội dung này, nhưng cần rà soát lại. Đây là mối quan tâm lớn của cộng đồng doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, việc này liên quan đến chi phí của nền kinh tế chứ không phải chi phí đơn thuần của một doanh nghiệp. Giá tăng lên thì đền bù cũng tăng cao, điều chỉnh thế nào, biến thiên bao nhiêu thì điều chỉnh, tổng điều chỉnh tăng nếu có thì cả vòng đời dự án nên khống chế tối đa là bao nhiêu thì người ta mới có phương án khi quyết định đầu tư, tính điểm hòa vốn và dòng đời của dự án.

Nếu trả tiền một lần thì người ta hoàn toàn tính được, chủ động được nhưng nếu tính tiền hàng năm mà lại có điều chỉnh theo sự biến thiên của giá đất, giá thị trường thì “van khóa” thế nào và điều tiết như thế nào để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp và lợi ích cho nền kinh tế. Đây là vấn đề lớn mà hiện nay qua các hội thảo chuyên ngành, qua nghe lắng nghe ý kiến của các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân, kể cả người dân đầu tư kinh doanh thuê đất cũng rất quan tâm.

Chính trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14 đến 15.4.2025.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Thống nhất và đồng bộ

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác

Chiều 10.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về các nhiệm vụ, giải pháp điều hành phát triển kinh tế, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ, nhất là sau khi Tổng thống Hoa Kỳ D.Trump công bố áp dụng mức thuế 10% và tạm hoãn áp dụng thuế đối ứng với nhiều đối tác thương mại trong vòng 90 ngày.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh

Chiều 10.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường họp thẩm tra sơ bộ về tình hình thực hiện 3 dự án hồ chứa nước. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Đề xuất các giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ba dự án hồ chứa nước

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiến hành phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với Việt Nam là bước đi tích cực
Chính trị

Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với Việt Nam là bước đi tích cực

Chiều 10.4, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Bộ Ngoại giao và các biện pháp sắp tới của Việt Nam trước việc ngày 9.4, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày với hơn 75 quốc gia, trong đó có Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ:

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi chủ trì phiên họp. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra sơ bộ tình hình thực hiện ba dự án hồ chứa nước

Sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị
Chính trị

Trong bối cảnh tình hình mới rất khẩn trương, cần sự đột phá, quyết đoán, quyết liệt, đoàn kết, thống nhất từ khâu đề xuất chính sách tới triển khai thực hiện

Lời Tòa soạn: Sáng 10.4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc Hội nghị lần thứ 11. Với tinh thần quyết tâm, quyết liệt thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và khẩn trương, tích cực, chủ động chuẩn bị Đại hội XIV, Bộ Chính trị quyết định triệu tập Hội nghị Trung ương 11 sớm hơn một tháng so với kế hoạch ban đầu. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm: Nghị quyết số 1579/NQ-UBTVQH15 phê chuẩn Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 1584/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập Ban Soạn thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15.11.2022 của Quốc hội; Nghị quyết số 73/2025/UBTVQH15 kết thúc hoạt động của Ban Thư ký, Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 75/2025/UBTVQH15 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (Chương trình lập pháp) năm 2025.