Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ họp bất thường lần thứ chín, không phân tâm vì sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cán bộ

Phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 5.2, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, để chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ họp bất thường lần thứ chín sắp tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các bộ, ngành liên quan tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng, đóng góp ý kiến sâu sắc đối với những vấn đề lớn, những nội dung còn băn khoăn trong từng dự án luật, dự thảo nghị quyết, không phân tâm vì sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cán bộ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Lâm Hiển

Trong phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, trong không khí mừng Đảng mừng Xuân, mừng Đảng Cộng sản Việt Nam tròn 95 tuổi, cả nước vừa kết thúc kỳ nghỉ Tết kéo dài 9 ngày, hôm nay Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc, dự kiến sẽ họp trong 2 ngày rưỡi. Đây cũng là phiên họp đầu tiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2025 sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong thời gian nghỉ lễ vừa qua, trước bối cảnh cả hệ thống chính trị đang tiến hành sắp xếp lại tổ chức bộ máy, song các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội tiếp tục nỗ lực làm việc ngày đêm, cả thứ bảy, chủ nhật và những ngày nghỉ Tết với tinh thần trách nhiệm rất cao để chuẩn bị tài liệu cho phiên họp thứ 42 lần này.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Lâm Hiển

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao tinh thần làm việc hết lòng vì nhiệm vụ chung của các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội.

Nội dung chủ yếu của phiên họp này sẽ tập trung xem xét, cho ý kiến vào các dự án luật, dự thảo nghị quyết cần ban hành ngay để phục vụ cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ chín. Nhấn mạnh điều này, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Kỳ họp bất thường lần thứ chín sẽ diễn ra từ ngày 12 - 18.2, trong đó có 2 ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật.

Tại Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định một số vấn đề trong chương trình công tác của năm 2025.

Thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án luật, dự thảo nghị quyết để sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước và một số nội dung khác để trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ chín, gồm: dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); 2 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; và 3 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn của Quốc hội, Nghị quyết của Quốc hội về một số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV (sửa đổi), Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn của Quốc hội; dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

“Đặc biệt, lần này chúng ta quyết tâm thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Lâm Hiển

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về công tác nhân sự trình Quốc hội tại kỳ họp này.

Thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý đối với 2 dự án luật được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám là dự án Luật Nhà giáo và dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về dự án Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là nội dung đã có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, nhưng do tiến độ chuẩn bị của cơ quan trình không kịp nên đến nay mới đưa ra thảo luận và cho ý kiến.

Quang cảnh phiên khai mạc. Ảnh: Lâm Hiển

Quang cảnh phiên khai mạc. Ảnh: Lâm Hiển

Thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua một số nghị quyết để triển khai thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024; Nghị quyết về các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công, nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030 và Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao về tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 1.2025.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến sẽ họp thêm vào chiều 10.2 tới đây để cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và có thể là Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Lạng Sơn nếu chuẩn bị kịp.

Ngoài ra, còn một số nội dung cấp bách khác trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ chín nếu các cơ quan kịp hoàn thiện hồ sơ, cụ thể là: Đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu đạt tăng trưởng kinh tế ở mức 8% trở lên; Phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của Công ty mẹ - Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam.

“Tại cuộc họp lãnh đạo chủ chốt chiều 4.2 vừa qua, có một số vấn đề Chính phủ nêu, tôi cũng đã trao đổi để các cơ quan liên quan nghiên cứu trước, chuẩn bị phối hợp thực hiện theo thẩm quyền. Đó là chính sách đặc thù để triển khai nhanh Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; tháo gỡ khó khăn đối với một số trạm BOT hiện nay; vấn đề khổ đường ray của tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng". Nêu vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Kinh tế phối hợp với các bộ, ngành, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội lưu ý vấn đề này, để khi có kết luận của cấp có thẩm quyền và Tờ trình của Chính phủ bảo đảm đủ điều kiện, yêu cầu thì chúng ta sẽ xem xét, thông qua.

Các đại biểu tham dự phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Các đại biểu tham dự phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ họp sắp tới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như các bộ, ngành liên quan tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng, đóng góp ý kiến sâu sắc đối với những vấn đề lớn, những nội dung còn băn khoăn trong từng dự án luật, dự thảo nghị quyết, không phân tâm vì sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cán bộ.

Các đại biểu tham dự phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Các đại biểu tham dự phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Lưu ý thời gian từ nay đến ngày khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ chín không còn nhiều, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ, tập trung cao độ, quán triệt nghiêm túc chủ trương đã được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (tháng 1.2025) quyết định và Kết luận số 119-KL/TW, ngày 20.1.2025, của Bộ Chính trị về định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật.

Đồng thời, khẩn trương chỉnh lý, hoàn thiện tờ trình, báo cáo và các dự thảo luật, dự thảo nghị quyết ngay sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến; gửi hồ sơ, tài liệu bảo đảm thời gian đến các đại biểu Quốc hội. Các cơ quan của Chính phủ tập trung phối hợp chịu trách nhiệm đến cùng với các dự thảo nghị quyết theo đúng Kết luận 119-KL/TW của Bộ Chính trị, bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Thời sự Quốc hội

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành phiên thảo luận. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Cần trao quyền cho Chính phủ tạm thời cho phép thí điểm công nghệ, mô hình mới mà luật chưa điều chỉnh

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số đại biểu đề nghị tiếp tục nghiên cứu nhằm có những chính sách thật sự đột phá về phát triển công nghệ số, thúc đẩy kinh tế dữ liệu, thu hút nhân tài... nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trong lĩnh vực này.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công an TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công an TP. Hồ Chí Minh

Sáng 25.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Công an TP. Hồ Chí Minh phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống

Phát biểu khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, nhiệm kỳ Khóa XV sáng 25.3, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, hội nghị diễn ra trong bối cảnh cả hệ thống chính trị đang rất khẩn trương triển khai các nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy. Các dự án Luật thảo luận tại Hội nghị lần này điều chỉnh nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La các thời kỳ

Chiều 24.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã gặp mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La các thời kỳ đang tham gia chương trình "Về nguồn" hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026).