Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải trách nhiệm đến cùng, không phân tâm, để công việc bê trễ

Chủ trì cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi chiều nay, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, mỗi cán bộ, đảng viên phải trách nhiệm đến cùng, không phân tâm, để công việc bê trễ, sợ trách nhiệm. Mục tiêu cuối cùng của Đảng, Nhà nước ta là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của nhân dân. 

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, chiều nay, tại tỉnh Quảng Ngãi, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Đoàn kiểm tra số 1910 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chủ trì cuộc làm việc của Đoàn kiểm tra với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi.

ctqh-tran-thanh-man55-4306.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi. Ảnh: Lâm Hiển

Cán bộ phải tâm huyết, sẵn sàng xả thân, hy sinh vì lợi ích chung

Tại cuộc làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn Anh Dũng - Phó Trưởng Đoàn kiểm tra số 1910 đã trình bày tóm tắt dự thảo kết luận của Đoàn kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về 4 nội dung gồm: việc tổng kết Nghị quyết số 18 “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và Kết luận 121 về tổng kết Nghị quyết 18, gắn với việc thành lập và hoạt động của các đảng bộ mới; việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và Kết luận số 118-KL/TW điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị số 35; việc quán triệt triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; việc thực hiện Kết luận số 123-KL/TW về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.

ctqh-tran-thanh-man6-9577.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Các thành viên Đoàn kiểm tra và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã tập trung làm rõ hơn những kết quả nổi bật đạt được thời gian qua, những bài học kinh nghiệm trong việc sắp xếp lại tổ chức, bộ máy, cán bộ gắn với phát triển kinh tế - xã hội; những hạn chế, khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, khắc phục từ thực tiễn vừa qua; một số kiến nghị, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền; xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới để thực hiện tốt hơn 4 nội dung kiểm tra.

Phát biểu kết luận bước đầu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chúc mừng tỉnh Quảng Ngãi đã đạt nhiều thành tựu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua.

ctqh-tran-thanh-man7-350.jpg
Quang cảnh cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Bức tranh kinh tế - xã hội năm 2024 rất tích cực với 25/25 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, trong đó có 9 chỉ tiêu vượt; tăng trưởng GRDP đạt 4,07%, quy mô nền kinh tế nằm trong top 20 địa phương của cả nước. Thu nội địa ước đạt 17.640 tỷ đồng, bằng 100% dự toán Trung ương và dự toán HĐND tỉnh giao; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2.553 triệu USD; tỷ lệ hộ nghèo còn 4,3%; toàn tỉnh có 97/148 xã đạt chuẩn nông thôn mới...

db-tv3.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn Anh Dũng - Phó Trưởng Đoàn kiểm tra số 1910 trình bày tóm tắt dự thảo kết luận của Đoàn kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi. Ảnh: Lâm Hiển

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ, những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. "Trung ương chưa bằng lòng, các đồng chí cũng chưa bằng lòng, nhân dân cũng chưa bằng lòng với những kết quả này. Nếu chúng ta nỗ lực quyết tâm tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, về đầu tư hạ tầng, về nguồn nhân lực thì chắc chắn kết quả sẽ cao hơn nữa. Muốn vậy, con người là nhân tố quyết định, đội ngũ cán bộ phải tâm huyết, nhiệt tình, năng nổ, sẵn sàng xả thân, hy sinh vì lợi ích chung", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Xây dựng văn kiện đại hội, nhất là cấp cơ sở phải "nói có sách, mách có chứng", không rập khuôn, máy móc

Năm 2025, Quảng Ngãi được Trung ương giao mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 8,5%. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Quảng Ngãi còn tiềm năng, dư địa rất lớn, rất phong phú để phát triển với hệ thống giao thông thông suốt, có đường bộ, đường sắt, đặc biệt là cảng nước sâu 200.000 tấn là cảng biển quan trọng của cả miền Trung và cả nước; tiềm năng về phát triển kinh tế biển kết hợp với du lịch, khai thác thuỷ hải sản và phát triển công nghiệp...

bi-thu1-1235.jpg
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Thị Quỳnh Vân phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, trong giai đoạn 2025 - 2030, nếu quyết đoán, quyết liệt, quyết tâm, quyết làm thì Quảng Ngãi sẽ bứt phá đi lên, tăng trưởng hai con số, thay đổi toàn bộ diện mạo kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và hệ thống chính trị sau sắp xếp tinh gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu quả.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ thống nhất với dự thảo Báo cáo của Đoàn kiểm tra; đồng thời nhấn mạnh một số nội dung.

pho-bi-thu1.jpg
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Ngọc Huy phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Trong đó, về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18 của Trung ương, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, vừa qua Bộ Chính trị đã có các Kết luận số 126, 127, 128. Qua kiểm tra cho thấy, tỉnh Quảng Ngãi thống nhất chủ trương tại các Kết luận, trong đó có chủ trương sáp nhập các tỉnh, kết thúc hoạt động của cấp huyện, tiếp tục sáp nhập, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã và đã triển khai thực hiện. Tới đây, Quảng Ngãi cần tiếp tục đi vào cụ thể hơn, giảm chỗ nào, giảm bao nhiêu, sàng lọc kỹ lưỡng đội ngũ cán bộ để giữ người tài.

Với Đề án tăng trưởng đạt 8% trở lên, trên cơ sở những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Quảng Ngãi phấn đấu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt 10%.

chu-tich-ubnd1.jpg
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Giang phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Với Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 193 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia để triển khai thực hiện ngay Nghị quyết số 57 từ những tháng đầu năm nay. Chủ tịch Quốc hội đề nghị tỉnh Quảng Ngãi quán triệt, triển khai nhanh các chủ trương, chính sách tại hai Nghị quyết quan trọng này.

"Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta phải trách nhiệm đến cùng, không phân tâm, để công việc bê trễ, sợ trách nhiệm. Mục tiêu cuối cùng của Đảng, Nhà nước ta là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của nhân dân", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Trong bối cảnh việc thực hiện 4 Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận đều diễn ra trong thời gian rất ngắn, Chủ tịch Quốc hội mong muốn Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi quyết tâm cao, triển khai tích cực, khắc phục mọi khó khăn, thực hiện nghiêm sự lãnh đạo của Trung ương trên tinh thần "khó đâu gỡ đó", những vấn đề nào chưa rõ thì xin ý kiến cấp có thẩm quyền để triển khai thực hiện.

db-tv2.jpg
Các đại biểu dự cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt triển khai thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW, Nghị quyết 18-NQ/TW, Nghị quyết số 57-NQ/TW và Kết luận số 123-KL/TW của Trung ương; chủ động xây dựng chương trình hành động phù hợp, thiết thực hơn nữa để tập trung lãnh đạo thực hiện, trong đó, cần tập trung công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tạo sự đồng thuận, thông suốt, hưởng ứng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi quán triệt thực hiện tốt yêu cầu của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Tổng Bí thư Tô Lâm về chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp: nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, cần thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm còn tồn tại, nhất là những điểm nghẽn, nút thắt đối với sự phát triển chưa được tháo gỡ, khắc phục.

"Văn kiện Đại hội phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Tổng kết những mô hình mới, cách làm hay của tỉnh Quảng Ngãi và học tập các tỉnh khác, xác định rõ tiềm năng, lợi thế phát triển, với phương châm “Tầm nhìn quốc gia, hành động địa phương, đồng hành của doanh nghiệp, trách nhiệm của người dân”. Không để xảy ra tình trạng sao chép, rập khuôn báo cáo một cách máy móc hoặc kiểm điểm qua loa, đại khái, hình thức cho có, nhất là trong xây dựng văn kiện đại hội Đảng bộ, cấp cơ sở là phải "nói có sách, mách có chứng", chỉ ra những việc phải làm trong thời gian tới, ai làm, làm như thế nào, bao giờ xong, phải rất cụ thể", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Cùng với đó, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị tỉnh Quảng Ngãi phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân đầu tư hết ngân sách được phân bổ, đây là một trong những yếu tố khẳng định năng lực của cán bộ các cấp.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm". Phải cải cách mạnh mẽ, còn ai gây khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp thì phải xử lý đến nơi, đến chốn, từ đó, để thu hút đầu tư nhiều hơn nữa.

Chủ tịch Quốc hội đặc biệt lưu ý, trong lãnh đạo, chỉ đạo phải tăng cường kiểm tra, bao gồm kiểm tra, giám sát đột xuất, kiểm tra, giám sát thường xuyên.

Sau đợt kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tỉnh Quảng Ngãi xác định thật rõ điểm mạnh để phát huy, điểm hạn chế để khắc phục, tìm ra nguyên nhân để bốc thuốc cho trúng, cán bộ phải nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều, nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì nhân dân mới tin.

Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, với trách nhiệm, trí tuệ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quảng Ngãi sẽ xác định cụ thể, đúng, trúng các nhiệm vụ, bảo đảm hiệu quả trong thời gian tới. Chúng ta công tâm, vô tư, khách quan, không vụ lợi, không có lợi ích nhóm thì chắc chắn sẽ tạo ra sự phát triển bứt phá cho tỉnh.

+ Cũng trong chiều nay, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày Khởi nghĩa Ba Tơ và 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác đã tới thăm gia đình Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thư ở phường Trần Phú; thăm gia đình thành viên Đội du kích Ba Tơ Phạm Hương, phường Trương Quang Trọng, thành phố Quảng Ngãi.

2e97a3b4-0234-49c4-9721-37d273aa8ab8.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác thăm gia đình Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thư. Ảnh: Lâm Hiển
d3585e52-d14f-442d-8ae2-5527f9e30dfc.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác thăm gia đình thành viên Đội du kích Ba Tơ Phạm Hương. Ảnh: Lâm Hiển

Chính trị

Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế và Tài chính làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế và Tài chính làm việc tại Đồng Nai

Chiều 26.3, Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế và Tài chính do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đoàn Thị Thanh Mai làm Trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tình hình triển khai ban hành các văn bản thi hành Luật Đất đai năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”

Chiều 26.3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, dự và phát biểu chỉ đạo.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lawrence Wong
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Singapore

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường pháp lý cho hợp tác giữa Việt Nam và Singapore, tạo điều kiện thúc đẩy kết nối, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Chủ tịch nước Lương Cường trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng lực lượng Dân quân tự vệ
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam

* Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi lẵng hoa chúc mừng

Chiều 26.3, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam (28.3.1935 - 28.3.2025) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức. Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì Lễ kỷ niệm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan
Thời sự Quốc hội

Không vì lợi nhuận riêng của doanh nghiệp để đánh đổi chất lượng sản phẩm

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại phiên họp sáng nay, 26.3, có ý kiến cho rằng, hàng hóa muốn lưu hành trên đất nước ta phải bảo đảm hợp quy, hợp chuẩn. Nhà nước kiểm tra, nếu làm không đúng hoặc làm thấp hơn thì sẽ có chế tài xử phạt. Đây là câu chuyện mặc định, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm. 

Phát huy sức mạnh của các cơ quan báo chí chủ lực
Sự kiện nổi bật

Phát huy sức mạnh của các cơ quan báo chí chủ lực

Sáng 26.3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa có buổi làm việc với lãnh đạo 5 cơ quan báo chí chính trị chủ lực: Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam.

ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh)
Thời sự Quốc hội

Đề xuất áp dụng mức thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), sáng 26.3, có ý kiến đại biểu đề xuất, áp dụng mức thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí, không phân biệt báo in hay báo điện tử. Giải pháp này nhằm tạo sự công bằng giữa các loại hình báo chí, phù hợp với xu hướng chuyển đổi số. Khuyến khích báo chí phát triển bền vững, giúp các tòa soạn có thêm nguồn lực để đầu tư vào nội dung, đặc biệt là đầu tư vào công nghệ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Thời sự Quốc hội

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia nhưng phải có lộ trình phù hợp

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, 26.3, các đại biểu cho rằng, những mặt hàng rượu, bia, thuốc lá đều tác động đến sức khỏe người dân, liên quan đến hành vi người tiêu dùng, về lâu dài chắc chắn có hại và phải có giải pháp hành chính, giải pháp về thuế để điều tiết. Nhưng mức độ, lộ trình như thế nào, phải có dự báo để các doanh nghiệp điều chỉnh không chỉ về sản xuất mà còn liên quan đến các hộ nông dân cung cấp nguyên vật liệu.