Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Muốn không có tệ nạn ma túy thì gia đình, nhà trường, xã hội phải cùng vào cuộc

"Muốn không có tệ nạn ma túy thì gia đình, nhà trường, xã hội phải cùng vào cuộc. Trong đó, cái gốc là tại gia đình, gia đình phải quản lý con em mình; nhà trường quản lý học sinh, sinh viên; xã hội có các biện pháp để ngăn chặn", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh. 

Giải quyết thấu đáo, gọn đầu mối, tăng cường phân cấp phân quyền

Sáng nay, 3.11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ đồng tình với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội; đồng thời nhấn mạnh đây là một chương trình hết sức quan trọng đối với đất nước, với dân tộc.

ctqh-a3.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến các chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy đến hết năm 2030 là trọng tâm, trọng điểm trong công tác phòng, chống ma túy.

Công tác phòng, chống ma túy là nội dung được các ĐBQH nhiều lần đề cập tại diễn đàn Quốc hội. Mặc dù được đầu tư, quan tâm nhiều, nhưng thời gian qua, ma túy vẫn thật sự là hiểm hoạ, gây tác hại đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, sức khỏe con người. Nêu thực tế này, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, "công tác phòng là chính, Chương trình được đưa ra lần này nhằm đáp ứng mong đợi của cử tri và Nhân dân, đáp ứng niềm tin của các gia đình".

Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao vừa qua chúng ta triển khai công tác phòng, chống mạnh nhưng tội phạm mua bán, vận chuyển, sử dụng ma túy vẫn tăng; có nhiều giải pháp để phòng, chống nhưng ở các địa phương vẫn diễn ra? Chúng ta đã có các Ban Chỉ đạo về phòng, chống ma túy, HIV/AIDS, mại dâm và đã thực hiện hết sức quyết liệt nhưng vì sao số lượng ma túy ngày càng tăng, người mua bán, sử dụng và đối tượng nhiễm HIV ngày càng tăng?

Phân tích các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình, Chủ tịch Quốc hội lưu ý cần cân nhắc để bảo đảm khi đã đề ra thì phải thực hiện được. Trong đó, một số chỉ tiêu có quá cao không, ví dụ chỉ tiêu phấn đấu 100% các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy, điểm nguy cơ, đối tượng bán lẻ về ma túy được phát hiện, triệt phá.

ctqh-a23.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị làm rõ việc bố trí nguồn vốn đã đủ cho công tác phòng, chống ma túy hay chưa, cân đối các nguồn vốn để bảo đảm Chương trình được thực hiện hiệu quả, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư vì đây là chương trình hết sức quan trọng.

Bên cạnh đó, trong báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư có đề cập sự cần thiết ban hành cơ chế đặc thù. "Vậy thời gian thực hiện cụ thể như thế nào? Chương trình này có trùng lặp phạm vi, đối tượng, nội dung với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và tới đây là Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa hay không?", Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi.

Từ bài học kinh nghiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về cơ chế phối hợp, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm các cơ quan trong Chương trình cũng như trách nhiệm phối hợp của các bộ, ngành liên quan, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu phải nghiên cứu kỹ để giải quyết thấu đáo, bảo đảm gọn đầu mối, giảm số lượng văn bản hướng dẫn, tăng cường phân cấp phân quyền.

quang-canh.jpg
Quang cảnh phiên họp Ảnh: Lâm Hiển

Đánh giá hồ sơ Chương trình đủ điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Chính phủ tiếp thu ý kiến tại Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn chỉnh tài liệu. Đồng thời lưu ý, trong Tờ trình của Chính phủ cần bổ sung thêm nội dung đánh giá việc triển khai thực hiện Luật Phòng, chống ma túy đã được thông qua tại Kỳ họp thứ Mười một, Quốc hội Khóa XIV như thế nào, rà soát các văn bản dưới luật như thông tư, nghị định đã đầy đủ chưa. “Đây là vấn đề quan trọng, cốt lõi để xây dựng Chương trình, tuy nhiên, trong Tờ trình của Chính phủ chưa đề cập đến nội dung này, vì thế cần bổ sung thêm”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Đặc biệt quan tâm đến vai trò của gia đình, MTTQ, các đoàn thể

Thống nhất với tên gọi “Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị bổ sung trong Chương trình nhiệm vụ của các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt quan tâm đến vai trò của MTTQ, các đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên…

"Muốn không có tệ nạn ma túy thì gia đình, nhà trường, xã hội phải cùng vào cuộc. Trong đó, cái gốc là tại gia đình, gia đình phải quản lý con em mình; nhà trường quản lý học sinh, sinh viên; xã hội có các biện pháp để ngăn chặn. Giáo dục, tuyên truyền, vận động là giải pháp căn bản. Làm thế nào để toàn dân tham gia phòng, chống ma túy bằng ý thức tự giác để cùng lực lượng chức năng tố giác, phát hiện đồng thời khen thưởng kịp thời cá nhân", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

kha-dinh-2.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Lâm Hiển

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, đã đến lúc cần có một chương trình mục tiêu quốc gia về chuyên đề phòng, chống ma túy. Đây cũng là vấn đề hết sức quan trọng vì ma túy không chỉ là nguồn gốc gây ra nhiều loại tội phạm nghiêm trọng mà còn để lại những di chứng về mặt y sinh học, ảnh hưởng đến sức khỏe, nòi giống của con người Việt Nam.

Trước tình hình buôn bán, sử dụng ma túy ngày càng nghiêm trọng, phức tạp, Phó Chủ tịch Quốc hội băn khoăn về nguồn vốn đầu tư của Chương trình trong 5 năm là không nhiều, do đó, cần tập trung dành cho những nhiệm vụ trọng tâm. Trước mắt, trong năm 2025 cần bố trí một nguồn vốn nhất định và dành thời gian rà soát lại toàn bộ các văn bản pháp quy, những văn bản liên quan khác để vừa phòng, chống vừa giảm cung cầu và giảm tác hại của ma túy.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Lâm Hiển

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Lâm Hiển

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao quyết tâm, tinh thần trách nhiệm, sự chủ động, tích cực của Chính phủ, Bộ Công an cùng các cơ quan liên quan trong việc nghiên cứu, đề xuất xây dựng Chương trình cơ bản bảo đảm các yêu cầu của Luật Đầu tư công. Thường trực Ủy ban Xã hội với tinh thần đồng hành, chia sẻ cùng cơ quan chủ trì xây dựng Chương trình, đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội để tổ chức thẩm tra nghiêm túc, kỹ lưỡng. Báo cáo thẩm tra đã nêu được nhiều ý kiến cụ thể, chi tiết, xác đáng về các nội dung của Chương trình.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Trước những diễn biến của tội phạm ma túy và những hậu quả, hiểm họa khôn lường của ma túy liên quan đến sức khỏe, giống nòi, an ninh quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí về sự cần thiết của Chương trình, cơ bản thống nhất với dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan chủ trì soạn thảo khẩn trương tiếp thu tối đa các ý kiến tại phiên họp và các ý kiến thẩm tra để tiếp tục hoàn thiện Chương trình và dự thảo Nghị quyết.

tan-toi.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
dac-vinh.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
dai-bieu-3.jpg
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
cac-dai-bieu-du-cuoc-hop2.jpg
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
dai-bieu-4.jpg
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành thảo luận
Thời sự Quốc hội

Cần tăng đầu tư cho giáo dục, y tế

Thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tăng đầu tư cho giáo dục, y tế và tháo gỡ vướng mắc cho đơn vị sự nghiệp công lập để cung cấp dịch vụ chất lượng tốt, chi phí hợp lý cho người dân, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta.

Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, phương án phân bổ chi ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng nay, 5.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp toàn thể tại Hội trường, thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025; một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế họp phiên toàn thể lần thứ 20

Chiều tối 4.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Kinh tế đã tiến hành họp phiên toàn thể lần thứ 20, thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH15 ngày 30.10.2024 về phê chuẩn việc thôi làm nhiệm vụ Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Khóa XV tỉnh Khánh Hòa và Nghị quyết số 1265/NQ-UBTVQH15 ngày 30.10.2024 về việc giao Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH Khóa XV tỉnh Khánh Hòa.

ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh (Lâm Đồng)
Thời sự Quốc hội

Muốn “vươn mình” phải có doanh nghiệp khỏe, doanh nghiệp tốt

Tiếp tục phiên thảo luận chiều nay, 4.11, các đại biểu Quốc hội cho biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp nhà nước đang là "anh cả đỏ", là "đầu đàn", nhưng vướng nhiều về mặt cơ chế, thủ tục, rất cần được “cởi trói” để có đường ray tốt, đóng góp vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Muốn “vươn mình” phải có doanh nghiệp khỏe, doanh nghiệp tốt.

ĐBQH Lò Thị Luyến (Điện Biên)
Thời sự Quốc hội

Tổng kết việc thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về định hướng phân luồng học sinh

Tiếp tục thảo luận tại Hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, một số đại biểu đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”.

ĐBQH Trình Lam Sinh (An Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Đẩy mạnh thực hiện các động lực tăng trưởng mới

Để đạt được mục tiêu đề ra trong những tháng còn lại của năm 2024 và năm 2025, một số đại biểu Quốc hội đề xuất Chính phủ tiếp tục triển khai thực hiện các kịch bản nhằm chủ động và kịp thời phản ứng với các mức độ tăng trưởng của nền kinh tế. Đẩy mạnh thực hiện các động lực tăng trưởng mới. Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hơn nữa việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, giá trị gia tăng cao.

Các đại biểu Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy giáo dục đại học và dạy nghề

Đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tại phiên thảo luận sáng nay, 4.11, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, trong thời gian tới, cần triển khai một số giải pháp để tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy giáo dục đại học và dạy nghề phát triển, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước ta.

ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Nam Định)
Thời sự Quốc hội

Nếu chống lãng phí thành công như chống tham nhũng, đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tại phiên thảo luận sáng nay, 4.11, ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng, chế tài xử lý lãng phí đã ban hành nhưng tính răn đe chưa cao, còn có một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý.

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV, sáng nay, 4.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận ở Hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; tình hình thi hành Hiến pháp; thi hành luật, nghị quyết và một số nội dung khác.

Ủy ban Kinh tế khảo sát thực tế Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế khảo sát thực tế Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Sáng 3.11, tại TP. Nha Trang, Đoàn khảo sát thực tế Dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam của Ủy ban Kinh tế do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Minh Sơn chủ trì đã làm việc với UBND các tỉnh, thành phố: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Ngăn chặn tình trạng thu gom, đầu cơ đất đai

Tiếp tục Phiên họp sáng nay, 3.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.