Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Ủy ban Tài chính - Ngân sách

Sáng nay, 7.8, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc làm việc với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ủy ban Tài chính - Ngân sách. 

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đồng chủ trì cuộc làm việc. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Ủy ban Tài chính - Ngân sách -4
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Ủy ban Tài chính - Ngân sách. Ảnh: Lâm Hiển

Tham dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cùng Thường trực các Ủy ban và các vụ chuyên môn. 

Phát biểu mở đầu cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay, Quốc hội đã có nhiều đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động trong các lĩnh vực lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Ủy ban Tài chính - Ngân sách -0
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ủy ban Tài chính - Ngân sách là 3 cơ quan có khối lượng công việc rất lớn từ đầu nhiệm kỳ đến nay, vừa thẩm tra, hoàn thiện các dự án luật trình Quốc hội thông qua, vừa chủ trì tiến hành các giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giám sát các lĩnh vực phụ trách, cùng với các cơ quan của Chính phủ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thu chi ngân sách nhà nước, thúc đẩy các lĩnh vực môi trường, khoa học, công nghệ...

Cùng với đó, các Ủy ban đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ đột xuất, phát sinh được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn phát triển; thẩm tra, tham mưu đóng góp ý kiến đối với các đề án, báo cáo do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương giao cho Đảng Đoàn Quốc hội. 

"Các đồng chí đã làm việc hết sức tích cực, khẩn trương, trách nhiệm. Những vấn đề chúng ta tham gia, góp ý về kinh tế, xã hội, về quốc phòng, an ninh, khoa học, công nghệ, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu... đều được các cơ quan của Trung ương, được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Văn phòng Trung ương đánh giá cao", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh. 

Trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến  nay, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thường trực các Ủy ban tập trung đánh giá những việc đã làm được, những hạn chế, tồn tại trong thực hiện Chương trình hành động của Đảng Đoàn Quốc hội, Chương trình xây dựng luật, pháp luật; nêu rõ những đề xuất, kiến nghị để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Ủy ban cũng như của Quốc hội trong thời gian tới. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Ủy ban Tài chính - Ngân sách -1
Quang cảnh cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Báo cáo tại cuộc làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, khối lượng công việc của Ủy ban Kinh tế rất lớn, áp lực cao về tiến độ và chất lượng với nhiều nội dung khó, phức tạp, nhiều việc đột xuất, phát sinh;trải dài trên tất cả các lĩnh vực hoạt động từ xây dựng pháp luật đến giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó có nhiều nội dung quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.

Với sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Quốc hội, sự tích cực tham gia của các thành viên Ủy ban Kinh tế, đặc biệt là Thường trực Ủy ban Kinh tế, với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, đoàn kết, trí tuệ, toàn bộ công việc theo chương trình công tác hằng năm của Ủy ban Kinh tế đã được hoàn thành, bảo đảm chất lượng và tiến độ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Ủy ban Tài chính - Ngân sách -3
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Trong quá trình hoạt động, Ủy ban Kinh tế luôn thể hiện tinh thần chủ động, sáng tạo, tích cực đổi mới, cải tiến phương thức, hoàn thiện quy trình làm việc để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, kịp thời thích ứng với điều kiện, hoàn cảnh, yêu cầu của tình hình. Mối quan hệ phối hợp công tác của Ủy ban Kinh tế với các cơ quan, đơn vị hữu quan được thực hiện tốt. Công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban ngày càng đi vào nền nếp.

Trong đó, về lập pháp, Ủy ban Kinh tế đã chủ trì thẩm tra, trình Quốc hội thông qua 11 luật và 1 nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật. Với quy trình chặt chẽ, thu thập thông tin, lấy ý kiến nhiều chiều, các báo cáo thẩm tra của Ủy ban đã đề cập, phân tích và đánh giá toàn diện, khách quan, sâu sắc và có tính phản biện cao về nhiều vấn đề của dự án luật, nghị quyết được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành, ủng hộ và đánh giá cao.

Đặc biệt, trong năm 2023 - 2024, Ủy ban Kinh tế đã tham mưu Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội thông qua một số dự án luật quan trọng, như: Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Năm 2024, Ủy ban Kinh tế đã và sẽ tập trung sửa đổi, bổ sung một số luật, như dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch. 

Về giám sát, Ủy ban Kinh tế thực hiện thường xuyên, liên tục công tác giám sát về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và 5 năm, cơ cấu lại nền kinh tế, giám sát chuyên đề, giám sát văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức hoạt động giải trình và tiếp nhận, xử lý đơn thư, kiến nghị, phản ánh của công dân; trong đó đã chủ trì, phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra 11báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và cơ cấu lại nền kinh tế; chủ trì, tiến hành triển khai 2 chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; phối hợp, đồng chủ trì giám sát 2 chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội và tham gia các Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo phân công. 

Ủy ban cũng đã xây dựng báo cáo giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của kỳ giám sát năm 2022, 2023;giám sát văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh trong lĩnh vực kinh tế do Ủy ban Kinh tế chủ trì thẩm tra được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Hai, Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Kỳ họp thứ Ba, Kỳ họp thứ Tư, Kỳ họp thứ Năm, Kỳ họp thứ Sáu của Quốc hội. 

Về tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Ủy ban Kinh tế đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và trình Quốc hội thông qua: 5 Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, 7 Nghị quyết về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng quốc gia và nhiều Nghị quyết khác như: Nghị quyết số 39/2021/QH15 về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025; Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết số 61/2022/QH15 về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030; Nghị quyết số 106/2023/QH15 thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ...

Đối với Ủy ban Tài chính – Ngân sách, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Quang Mạnh nêu rõ, từ đầu nhiệm kỳ 2021-2025 đến nay, sau hơn 3 năm với 7 kỳ họp và 6 kỳ họp bất thường, trong bối cảnh chung của Quốc hội đổi mới mạnh mẽ, khối lượng công việc của Ủy ban Tài chính – Ngân sách là khá lớn. Khối lượng các nội dung tham mưu phục vụ về xây dựng pháp luật, giám sát, thẩm tra các vấn đề quan trọng của đất nước đều tăng hơn so với các nhiệm kỳ trước. Tuy nhiên, Ủy ban đã nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được phân công.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Ủy ban Tài chính - Ngân sách -0
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Quang Mạnh phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Về lập pháp, Ủy ban Tài chính – Ngân sách đã chủ trì thẩm tra, trình Quốc hội 3 dự án luật; thẩm tra về đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; phối hợp với Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội thẩm tra các dự án Luật, Pháp lệnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao đối với trên 74 nội dung.

Về các hoạt động liên quan đến ngân sách nhà nước, hằng năm, Ủy ban đã chủ trì thẩm tra, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, quyết định, ban hành Nghị quyết của Quốc hội về các nội dung về dự toán và phân bổ, điều chỉnh, bổ sung NSNN, Kế hoạch đầu tư công trung hạn và tích cực tham gia, phối hợp thẩm tra với Hội đồng dân tộc và các Ủy ban khác. Chủ trì thẩm tra, phát hành báo cáo, văn bản đối với 77 nội dung trình Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trong đó, tham mưu trình Quốc hội xem xét, thông qua đối với 25 Nghị quyết, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, ban hành 18 Nghị quyết. Tham gia/phối hợp thẩm tra, cho ý kiến với Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan thuộc UBTVQH đối với 56 nội dung.

Các báo cáo thẩm tra, phối hợp thẩm tra được chuẩn bị kỹ, thể hiện chính kiến, cung cấp thông tin, số liệu về quản lý, điều hành NSNN; thẳng thắn chỉ rõ những bất cập trong quản lý thu, chi NSNN, những bất cập trong quản lý, điều hành NSNN, đưa ra những đề xuất hợp lý giúp các đại biểu Quốc hội có căn cứ thảo luận, thông qua các Nghị quyết quyết của Quốc hội. Nhiều đề xuất, kiến nghị của Ủy ban được thể hiện trong các Nghị quyết về NSNN, góp phần quan trọng vào việc xây dựng, hoàn thiện chính sách và pháp luật, tập trung nguồn lực cho các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh, quốc phòng, thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Về công tác giám sát, Ủy ban Tài chính - Ngân sách được phân công chủ trì tham mưu, phối hợp với Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội tổ chức 3 đoàn giám sát tối cao của Quốc hội. Ủy ban đã tập trung thực hiện nhiệm vụ của cơ quan Thường trực Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở kết quả giám sát đã ban hành Nghị quyết của Quốc hội về các nội dung trên, góp phần khắc phục các khó khăn, tồn tại, vướng mắc; đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy việc triển khai thực hiện có hiệu quả đối với các nội dung giám sát.

Bên cạnh đó, Ủy ban Tài chính – Ngân sách duy trì hoạt động giám sát thường xuyên hằng năm về các nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban; chú trọng hoạt động giải trình, giám sát văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực có liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân sách do Ủy ban phụ trách; tăng cường theo dõi, đôn đốc, giám sát kết quả thực hiện các kiến nghị của các chuyên đề đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Ủy ban Tài chính - Ngân sách -0
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Đối với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nêu rõ, Ủy banđã xây dựng 9 báo cáo, tham gia góp ý 7 đề án trình Bộ chính trị; triển khai xây dựng 18 kế hoạch/chương trình hành động của Đảng Đoàn Quốc hội thực hiện Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; xây dựng 13 báo cáo sơ kết, tổng kết thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; thực hiện 12 nhiệm vụ giao Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong Chương trình hành động của Đảng Đoàn Quốc hội thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; giám sát và xây dựng 4 báo cáo chuyên đề báo cáo Lãnh đạo Quốc hội.

Về công tác xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Ủy ban đã chủ trì thẩm tra và phục vụ Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội thông qua 6 dự án Luật; chủ trì thẩm tra trình Quốc hội xem xét thông qua 2 Nghị quyết là Nghị quyết về Quy hoạch không gian biển quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT. 656 tỉnh Khánh Hòa kết nối với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuậntham gia phối hợp thẩm tra hơn 100dự án Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết, Tờ trình, báo cáo của Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Ủy ban Tài chính - Ngân sách -2
Các đại biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Về công tác giám sát, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã chủ trì, phục vụ Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021”; thực hiện 6 giám sát chuyên đề của Ủy ban phục vụ công tác xây dựng luật và một số vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm; hàng năm, định kỳ giám sát tình hình thực hiện 4 dự án công trình quan trọng quốc gia, giám sát việc thực hiện phân bổ ngân sách trung ương cho nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban đã cử đại diện tham gia các Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, góp ý kiến cho các báo cáo chuyên đề giám sát, xây dựng các báo cáo giám sát để tổng hợp thành báo cáo giám sát chung theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội.

Các báo cáo thẩm tra, báo cáo giải trình, tiếp thu các dự án luật đã bám sát các nhóm chính sách được Quốc hội thông qua, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, nghiên cứu kỹ lưỡng ý kiến góp ý của các đối tượng chịu tác động của chính sách, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của các vị ĐBQH nên có tỷ lệ biểu quyết cao, bảo đảm tính khả thi. Việc thực hiện nhiệm vụ giám sát được tập trung có trọng tâm, trọng điểm, đúng, trúng vấn đề; các kiến nghị giám sát được Ủy ban theo dõi thường xuyên. Do vậy, công tác giám sát đã kịp thời tháo gỡ khó khăn trong thực thi pháp luật và sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản phục vụ công tác quản lý.

Chính trị

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đình Việt điều hành Tọa đàm
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Kinh tế tổ chức Tọa đàm về dự án Luật sửa đổi 4 Luật về đầu tư

Sáng 15.10, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến doanh nghiệp về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức hợp tác công tư và Luật Đấu thầu. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đình Việt điều hành Tọa đàm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết liệt, quyết tâm, quyết làm để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết liệt, quyết tâm, quyết làm để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV có khối lượng công việc rất lớn, rất khó, nhưng với cách làm tiếp tục đổi mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin tưởng, Kỳ họp sẽ thành công tốt đẹp. Với tinh thần quyết liệt, quyết tâm nhưng phải quyết làm để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Dư luận xã hội, cử tri và Nhân dân đang rất kỳ vọng vào Kỳ họp thứ Tám.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phối hợp tiếp công dân phục vụ Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Sáng 15.10, tại Hà Nội, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phối hợp với Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị Phối hợp công tác tiếp công dân phục vụ Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình chủ trì Hội nghị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám
Thời sự Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám

Sáng nay, 15.10, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng Đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì hội nghị Ban Cán sự Đảng Chính phủ với Đảng Đoàn Quốc hội về Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới
Thời sự Quốc hội

Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới

Lời Tòa soạn: Tối 14.10, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nông dân Việt Nam tự tin, tự lực, tự cường, góp phần đưa đất nước vào kỷ nguyên mới
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nông dân Việt Nam tự tin, tự lực, tự cường, góp phần đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Phát biểu tại lễ tôn vinh nông dân xuất sắc, hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, giai cấp nông dân Việt Nam tiếp tục tự tin, tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024

Tối nay, 14.10, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tổ chức nhân kỷ niệm 94 Năm thành lập Hội (14.10.1930 – 14.10.2024).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì họp tổng kết biên soạn cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì họp tổng kết biên soạn cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 14.10, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Tổ trưởng Tổ biên tập cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đã chủ trì cuộc họp tổng kết hoạt động của Tổ biên tập.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra thất thoát, lãng phí

Việc giao dự toán ngân sách nhà nước, chi thường xuyên (nguồn vốn viện trợ của nước ngoài) năm 2024 phải theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Đây là yêu cầu được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh trong phiên họp chiều nay. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Sáng 14.10, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức khai giảng Lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ ba).

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Trong chương trình Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm chính thức Việt Nam, chiều 13.10, tại Thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc.

CHỐNG LÃNG PHÍ
Sự kiện nổi bật

CHỐNG LÃNG PHÍ

Lời Toà soạn: Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với tiêu đề "Chống lãng phí".