Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính 13 tỉnh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành 13 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 đối với 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Bắc Giang, Cần Thơ, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Khánh Hòa, Lào Cai, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Phú Yên, Thái Bình, Tiền Giang, Vĩnh Long.

thanh-man-a4.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 13 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính

Theo đó, tại Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bắc Giang, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị: sắp xếp thành phố Bắc Giang, huyện Yên Dũng và các đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc; sắp xếp huyện Lục Ngạn, huyện Sơn Động và các đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, thành lập thị xã Chũ thuộc tỉnh Bắc Giang và các phường trực thuộc; sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Hiệp Hòa, huyện Lạng Giang, huyện Lục Nam, huyện Tân Yên, huyện Yên Thế. Kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực thi hành, 1.1.2025, tỉnh Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 7 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố; 192 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 143 xã, 35 phường và 14 thị trấn.

Tại Nghị quyết số 1192/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Cần Thơ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc quận Ninh Kiều; sau khi sắp xếp, TP. Cần Thơ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 5 quận và 4 huyện; 80 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 36 xã, 39 phường và 5 thị trấn.

Tại Nghị quyết số 1193/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đắk Lắk, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị: sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Buôn Ma Thuột và thị xã Buôn Hồ, huyện Krông Bông, huyện Ea Súp. Sau khi sắp xếp, tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 13 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố; 180 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 149 xã, 18 phường và 13 thị trấn.

Tại Nghị quyết số 1194/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đồng Nai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị: sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh, huyện Tân Phú và huyện Vĩnh Cửu. Sau khi sắp xếp, tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 9 huyện và 2 thành phố; 159 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 117 xã, 33 phường và 9 thị trấn.

Tại Nghị quyết số 1195/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Gia Lai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị: sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Pleiku và huyện Kbang. Sau khi sắp xếp, tỉnh Gia Lai có 17 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 14 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố; 218 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 180 xã, 24 phường và 14 thị trấn.

Tại Nghị quyết số 1196/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Khánh Hòa, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị: sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Nha Trang, thị xã Ninh Hòa và huyện Diên Khánh. Sau khi sắp xếp, tỉnh Khánh Hòa có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 132 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 96 xã, 30 phường và 6 thị trấn.

Tại Nghị quyết số 1197/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị: sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Bắc Hà. Sau khi sắp xếp, tỉnh Lào Cai có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 7 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố; 151 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 126 xã, 16 phường và 9 thị trấn.

Tại Nghị quyết số 1198/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Ninh Thuận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị: sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Sau khi sắp xếp, tỉnh Ninh Thuận có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 huyện và 1 thành phố; 62 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 47 xã, 12 phường và 3 thị trấn.

Tại Nghị quyết số 1199/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị: sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thị xã Đông Triều và thành lập thành phố Đông Triều; sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Ba Chẽ, thành phố Cẩm Phả, thành phố Móng Cái và thành phố Hạ Long. Kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực thi hành, tỉnh Quảng Ninh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 7 huyện, 1 thị xã và 5 thành phố; 171 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 91 xã, 73 phường và 7 thị trấn.

Tại Nghị quyết số 1200/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Phú Yên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị: sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Tuy Hòa. Sau khi sắp xếp, tỉnh Phú Yên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố 106 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 82 xã, 18 phường và 6 thị trấn.

Tại Nghị quyết số 1201/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thái Bình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị: sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Đông Hưng, huyện Quỳnh Phụ, huyện Kiến Xương, huyện Tiền Hải, huyện Hưng Hà. Sau khi sắp xếp, tỉnh Thái Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 7 huyện và 1 thành phố; 242 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 223 xã, 10 phường và 9 thị trấn.

Tại Nghị quyết số 1202/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Tiền Giang, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị: sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Châu Thành và thành phố Mỹ Tho. Sau khi sắp xếp, tỉnh Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 8 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 164 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 135 xã, 21 phường và 8 thị trấn.

Tại Nghị quyết số 1203/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Vĩnh Long, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị: sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Bình Tân, thành phố Vĩnh Long, huyện Long Hồ, huyện Trà Ôn và huyện Tam Bình. Sau khi sắp xếp, tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố; 102 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 83 xã, 13 phường và 6 thị trấn.

Toàn văn các Nghị quyết xem tại https://daibieunhandan.vn/

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chào Chủ tịch Quốc hội Lào
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chào Chủ tịch Quốc hội Lào

Chiều 8.10, tại Nhà Quốc hội Lào, Thủ đô Vientiane, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã đến chào Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane nhân dịp dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN - AIPA lần thứ 13. 

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tặng quà lưu niệm Phó Chủ tịch Quốc hội Lào
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương hội đàm với Phó Chủ tịch Quốc hội Lào

Ngày 8.10, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm Trưởng đoàn đã tới Thủ đô Vientiane, Lào, tham dự Cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN - AIPA lần thứ 13 trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45. Chiều cùng ngày, tại Nhà Quốc hội Lào, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào, Thượng tướng Su-von Lương-bun-mi đã chủ trì lễ đón Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam. Ngay sau Lễ đón, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương và Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Su-von Lương-bun-mi đã tiến hành hội đàm.

các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham dự Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm các dự án được điều chỉnh tăng, giảm vốn đủ thủ tục, điều kiện

Cho ý kiến về tình hình phân bổ, dự kiến điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương năm 2024, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ rà soát, chịu trách nhiệm đảm bảo các dự án được điều chỉnh tăng, giảm vốn đủ thủ tục, điều kiện theo quy định của pháp luật.

Quang cảnh Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Thẩm tra Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội

Chiều 8.10, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 13, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy năm 2024, phương hướng thực hiện năm 2025.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Tạo lập hành lang pháp lý cho mô hình lao động, việc làm mới trên nền tảng công nghệ số

Cho ý kiến về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần bám sát và thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, đặc biệt, phải tạo lập được hành lang pháp lý cho mô hình lao động, việc làm mới trên nền tảng công nghệ số.

Xây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật
Thời sự Quốc hội

Xây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật

Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần phấn đấu xây dựng dự án Luật Nhà giáo trở thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới; bảo đảm một dự luật ngắn, gọn, rõ, đúng thẩm quyền và sau khi ban hành thực hiện được ngay.

Toàn cảnh phiên họp
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sức mạnh văn hóa chính là ở người dân, ở cơ sở

"Sức mạnh văn hóa chính là ở người dân, ở cơ sở. Sức mạnh này sẽ giúp bảo tồn được các di sản, truyền thống văn hóa của dân tộc, của đất nước chúng ta”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh khi cho ý kiến với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 sáng nay.