Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Viện Hàng không Vũ trụ Viettel

Sáng 9.12. Viện Hàng không Vũ trụ Viettel, đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vì các thành tích đặc biệt xuất sắc trong nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm vũ khí chiến lược công nghệ cao cho Quân đội và đất nước.

Hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ

Hình thành từ năm 2014, Viện Hàng không Vũ trụ Viettel có nhiệm vụ nghiên cứu, chế tạo, sản xuất vũ khí chiến lược công nghệ cao do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng giao. Trong vòng 10 năm, Viện đã hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

Viện Hàng không Vũ trụ Viettel đã nghiên cứu, chế tạo, sản xuất cũng như cải tiến, hiện đại hóa thành công vũ khí trang bị chiến lược công nghệ cao. Khả năng làm chủ đã giúp Việt Nam có thể chủ động hoàn toàn trong việc thiết kế, chế tạo sản phẩm, linh hoạt điều chỉnh các tính năng, bảo đảm yếu tố bí mật, phù hợp với điều kiện tác chiến của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Các vũ khí trang bị chiến lược này đã được nghiệm thu, đưa vào trang bị trong Quân đội, giúp tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp quốc phòng, nâng cao sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội.

anh1.jpg
Chủ tịch nước Lương Cường trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Viện Hàng không Vũ trụ Viettel. Ảnh: PV

Viện Hàng không Vũ trụ Viettel đã thu hút gần 1000 cán bộ, chuyên gia, kỹ sư trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Trong đó, có gần 70% là cán bộ khoa học, kỹ sư trưởng, kỹ sư chính được đào tạo ở các trường đại học danh tiếng trong nước, quốc tế. Nhiều nhà khoa học người Việt Nam từ các nước tiên tiến sau thời gian làm việc tại các Tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đã trở về, tham gia vào đội ngũ của Viện Hàng không Vũ trụ Viettel để cùng cống hiến trí tuệ, xây dựng, phát triển đất nước, Quân đội.

Viện Hàng không Vũ trụ Viettel đã làm chủ công nghệ nền, công nghệ lõi trong nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, sản xuất vũ khí chiến lược công nghệ cao; xây dựng hệ thống quy trình công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế; triển khai thực hiện hiệu quả 26 đề tài khoa học công nghệ với gần một nghìn tài liệu; 69 bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín; 159 sáng chế trong đó có nhiều sáng chế được quốc tế công nhận; 120 sáng chế đang trong quá trình thẩm định.

Viện Hàng không Vũ trụ Viettel đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, phục vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, đo lường và thử nghiệm trong các lĩnh vực cơ khí, điện tử, vô tuyến. Viện còn xây dựng thành công hệ thống mô phỏng chuyên dụng về khí động, kết cấu, các hệ thống giá thử có khả năng mô phỏng, thử nghiệm đánh giá đầy đủ các thành phần và tổng thể vũ khí chiến lược công nghệ cao sát với điều kiện thực tế.

Góp phần viết nên một trang sử mới cho ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Lương Cường đánh giá, việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất thành công vũ khí chiến lược công nghệ cao không chỉ là một cột mốc đáng tự hào trong lịch sử của Viện Hàng không Vũ trụ Viettel mà còn là một dấu ấn có ý nghĩa lớn đối với Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội và với nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam, là niềm tự hào, là mong ước cháy bỏng của quân đội và cả dân tộc Việt Nam chúng ta. Kết quả này đã góp phần viết nên một trang sử mới cho ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam, khẳng định bản lĩnh trí tuệ, tinh thần tự lực, tự cường của Quân đội và dân tộc ta.

anh4.jpg
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu ý kiến chỉ đạo tại buổi lễ. Ảnh: PV

Trong bối cảnh tình hình quốc phòng và an ninh toàn cầu có nhiều diễn biến phức tạp, nhiệm vụ xây dựng nền công nghiệp quốc phòng hiện đại và tự chủ lại càng cấp thiết, Chủ tịch nước giao cho Tập đoàn Viettel và Viện Hàng không Vũ trụ Viettel 5 nhiệm vụ quan trọng.

Một là, tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được Bộ Chính trị giao. Viettel phải giữ vai trò hạt nhân của Tổ hợp quốc phòng công nghệ cao, góp phần thực hiện mục tiêu lớn của Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo”.

Hai là, làm chủ và phát triển công nghệ hiện đại. Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển các vũ khí chiến lược công nghệ cao, trang thiết bị quốc phòng công nghệ cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực như: vũ khí chiến lược, trí tuệ nhân tạo, điều khiển tự động, radar tiên tiến, thiết bị bay không người lái và vệ tinh quân sự.Trong đó, chú trọng vào phát triển các sản phẩm lưỡng dụng có giá trị ứng dụng cao trong cả quân sự và dân sự, nhằm tối ưu hóa nguồn lực và đáp ứng mục tiêu kép về quốc phòng và kinh tế.

Ba là, hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghiệp quốc phòng. Tiếp tục đầu tư vào các tổ hợp nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo tính đồng bộ và khép kín.

Bốn là, tích cực, chủ động đóng góp xây dựng cơ chế, chính sách của Nhà nước bảo đảm sự đồng bộ từ nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất đến ứng dụng. Đề xuất các cơ chế nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D), chuyển giao công nghệ, và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sáng chế quốc phòng. Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm công nghệ quốc phòng tại các triển lãm, hội thảo quốc tế, tiến tới xuất khẩu, khẳng định uy tín và năng lực của Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng công nghệ cao.

Năm là, phải tiếp tục coi trọng, tập trung xây dựng phát triển tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, gắn với xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vừa giỏi chuyên môn vừa vững vàng về tư tưởng chính trị. Tăng cường hợp tác với các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu trong và ngoài nước để đào tạo, thu hút nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng công nghệ cao.

Chủ tịch nước tin tưởng, Tập đoàn Viettel và Viện Hàng không Vũ trụ Viettel tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành tựu to lớn, góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu lớn của Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo”.

anh3.jpg
Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: PV

Phát biểu đáp từ tại buổi lễ, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel đã cam kết, thành tựu và vinh dự ngày hôm nay mới chỉ là bước đầu. Viettel hiểu rằng "Làm chủ công nghệ là con đường ngắn nhất để giữ vững độc lập, tự cường", đó cũng là kim chỉ nam xuyên suốt cho mọi hoạt động nghiên cứu và chế tạo của Viettel. Trong bối cảnh tình hình an ninh – chính trị toàn cầu có nhiều biến động phức tạp, việc làm chủ công nghệ quân sự để góp phần giữ vững độc lập, tự do không chỉ là nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Quân đội giao phó, mà còn là sứ mệnh lịch sử mà Viettel tự nguyện gánh vác. Viettel sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào công tác nghiên cứu phát triển, đẩy nhanh tốc độ làm chủ công nghệ hiện đại, xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng công nghiệp quốc phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Đến nay, các tập thể, cá nhân thuộc Tập đoàn Viettel đã 4 lần nhận Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 4 lần nhận Danh hiệu Anh hùng lao động.

Viện Hàng không Vũ trụ Viettel tiền thân là Trung tâm A1 trực thuộc Phân viện Khí cụ bay, Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, thành lập ngày 18.8.2014 theo Quyết định số 1779/QĐ-VTQĐ-TCNL của Tổng Giám đốc Tập đoàn.

Ngày 18.1.2016, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội ký quyết định số 21/QĐ-VTQĐ-TCNL thành lập tạm thời Viện Hàng không vũ trụ Viettel trực thuộc Tập đoàn.

Ngày 25.2.2017 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định số 501/QĐ-BQP thành lập Viện Hàng không Vũ trụ Viettel trực thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (nay là Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội).

Viện Hàng không Vũ trụ Viettel có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất các trang thiết bị kỹ thuật quân sự công nghệ cao theo yêu cầu nhiệm vụ Bộ Quốc phòng giao, làm chủ khoa học công nghệ trong lĩnh vực hàng không vũ trụ.

Trong giai đoạn 2016 - 2023, đơn vị có 2 năm được tặng danh hiệu Cờ Thi đua Chính phủ, 5 năm được tặng danh hiệu Cờ thi đua Bộ Quốc phòng, 1 năm được tặng danh hiệu Đơn vị Quyết thắng. Đến nay, Viện Hàng không Vũ trụ Viettel đã nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, 8 bằng khen Bộ Quốc phòng, 3 Bằng khen Tổng cục Chính trị.

Theo dòng sự kiện

Đại sứ Dương Hoài Nam: Chuyến thăm của Thủ tướng mở ra chương mới, nâng quan hệ Việt - Séc lên tầm cao mới
Chính trị

Đại sứ Dương Hoài Nam: Chuyến thăm của Thủ tướng mở ra chương mới, nâng quan hệ Việt - Séc lên tầm cao mới

Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức CH Séc từ ngày 18 - 20.1.2025 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ CH Séc Petr Fiala, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Séc, ông Dương Hoài Nam về sự kiện này. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm CHDCND Lào
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm CHDCND Lào

Tối 10.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 9-10/1 theo lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi

Sáng 6.1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Chính trị

Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Lời tòa soạn: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có bài viết "Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới", nêu bật những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu nội dung bài viết. Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ tư
Theo dòng sự kiện

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ tư

Chiều 2.1, chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ tư, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng nêu rõ, nhiệm vụ được giao của vùng Tây Nguyên là vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc. Kỳ vọng và trách nhiệm đặt trên vai của Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên là vô cùng quan trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp tổ chức bộ máy
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng 2.1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.

Nghị định 178: Bảo đảm quyền lợi cho cán bộ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
Theo dòng sự kiện

Nghị định 178: Bảo đảm quyền lợi cho cán bộ trong sắp xếp tổ chức bộ máy

PGS.TS. Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Ngày 31.12.2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị với 8 nhóm chính sách lớn nhằm bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc do sắp xếp tổ chức bộ máy. Nghị định chính thức có hiệu lực vào hôm nay, ngày 1.1.2025.

Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại
Theo dòng sự kiện

Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại

Năm 2024 ghi nhiều dấu ấn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là năm có những chuyển động mạnh mẽ, tích cực, tạo ra luồng gió mới trong hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội, tạo tiền đề quan trọng để cả nước bứt phá, tăng tốc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới ngay sau Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Nhân dịp đón Năm mới 2025, Chủ tịch nước Lương Cường đã dành thời gian trả lời phỏng vấn báo chí.

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới
Chính trị

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3.2.1930 - 3.2.2025), Tổng Bí thư Tô Lâm dành thời gian trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).