Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Chile

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font, Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Chile từ ngày 10-12. Sáng 11.11, tại Phủ Tổng thống, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp riêng và cùng tiến hành hội đàm chính thức với Tổng thống nước Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font.

Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Gabriel Boric Font đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, cùng nhau đánh giá tình hình phát triển của quan hệ song phương, trao đổi về phương hướng và các biện pháp nhằm tiếp tục đưa mối quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Chile ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và thực chất, hướng tới nâng tầm quan hệ trong thời gian tới, cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Chile Gabriel Boric Font chụp ảnh chung trước hội đàm. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Chile Gabriel Boric Font chụp ảnh chung trước hội đàm. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Thay mặt Nhà nước và nhân dân Chile, Tổng thống Gabriel Boric Font nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch nước và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm chính thức Chile, khẳng định chuyến thăm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là chuyến thăm Chile đầu tiên ở cấp Nguyên thủ quốc gia Việt Nam trong vòng 15 năm qua; tin tưởng chuyến thăm sẽ tạo động lực mạnh mẽ, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.

Tổng thống Chile bày tỏ khâm phục và ngưỡng mộ đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và lịch sử đấu tranh anh hùng vì độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc trước đây của nhân dân Việt Nam, cũng như trước những thành tựu trong xây dựng và phát triển đất nước của Việt Nam ngày nay, đặc biệt trong quá trình đổi mới, coi đây là kinh nghiệm quý Chile có thể tham khảo, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Tổng thống khẳng định Chile luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam trong tổng thể chính sách đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam và Chile kỷ niệm 10 năm thực thi Hiệp định thương mại tự do song phương và hai nước cùng là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Chile Gabriel Boric Font hội đàm. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Chile Gabriel Boric Font hội đàm. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Chủ tịch nước Lương Cường chân thành cảm ơn Tổng thống Gabriel Boric Font, Nhà nước và nhân dân Chile về sự đón tiếp trọng thị dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam; khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác toàn diện Việt Nam - Chile, quốc gia đầu tiên tại Nam Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (25.3.1971); cảm ơn sự ủng hộ quý báu của nhân dân Chile dành cho nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chính nghĩa giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trước đây và trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc ngày nay.

Chủ tịch nước Lương Cường và thành viên đoàn Việt Nam tại cuộc hội đàm. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Chủ tịch nước Lương Cường và thành viên đoàn Việt Nam tại cuộc hội đàm. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Chủ tịch nước chia sẻ, chuyến thăm lần này nhằm khẳng định thông điệp Việt Nam coi trọng và mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ Đối tác toàn diện với Chile và có ý nghĩa đặc biệt khi diễn ra trong dịp kỷ niệm 55 năm cuộc gặp lịch sử giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và cố Tổng thống Salvador Allende vào ngày 23.5.1969, tại Hà Nội. Cuộc gặp đã đặt nền móng cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 1971, cũng như cho sự phát triển mối quan hệ Việt Nam - Chile ngày nay.

Tổng thống Chile Gabriel Boric Font phát biểu tại cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Lương Cường. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Tổng thống Chile Gabriel Boric Font phát biểu tại cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Lương Cường. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng trước việc quan hệ hai nước ngày càng phát triển thông qua việc duy trì trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Quốc hội và địa phương; triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có như Hội đồng Thương mại Tự do, Tham khảo chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao.

Hai bên ghi nhận quan hệ kinh tế, thương mại tiếp tục được củng cố trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều thách thức; Chile là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh và Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Chile tại ASEAN. Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao việc Việt Nam chính thức thành lập Cơ quan Tùy viên quốc phòng tại Chile, qua đó góp phần thúc đẩy hơn nữa hợp tác quốc phòng giữa hai nước trong thời gian tới.

Hai bên đánh giá cao quan hệ hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa hai nước tại các tổ chức quốc tế, diễn đàn liên khu vực, nhất là tại Liên Hợp Quốc, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Đông Á - Mỹ Latinh (FEALAC), ASEAN-Liên minh Thái Bình Dương...

Hai bên nhất trí cần tiếp tục tập trung thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực hai bên có thế mạnh và cùng quan tâm như thương mại tự do, nông nghiệp, phát triển bền vững, năng lượng tái tạo, khoa học, giáo dục, du lịch, quốc phòng, an ninh ...; tích cực đàm phán, ký kết các văn kiện hợp tác song phương nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho quan hệ hai nước phát triển bền vững; tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước tăng cường trao đổi, hợp tác kinh doanh để nâng cao kim ngạch song phương tương xứng với tiềm năng hai nước. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường phối hợp, hợp tác và ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức quốc tế, diễn đàn đa phương và liên khu vực.

Cùng chia sẻ về tầm nhìn phát triển của hai quốc gia, ủng hộ các giá trị về tự do thương mại, hợp tác cùng phát triển, đôi bên cùng có lợi và trên cơ sở tiềm năng, dư địa hợp tác, hai nhà lãnh đạo thống nhất giao các bộ, ngành hai nước tiến hành trao đổi, rà soát, cập nhật và xem xét việc nâng cấp khuôn khổ quan hệ trong thời gian tới nhằm tạo không gian lớn hơn cho hợp tác song phương, đồng thời xác định các ưu tiên hợp tác có tính đột phá và mang tầm chiến lược.

Lãnh đạo hai nước cũng trao đổi sâu rộng, chia sẻ lập trường về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhất trí cho rằng các tranh chấp về chủ quyền và lãnh thổ cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên Hợp Quốc và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Chile Gabriel Boric Font chứng kiến lễ ký Tuyên bố chung Việt Nam - Chile giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Chile Gabriel Boric Font chứng kiến lễ ký Tuyên bố chung Việt Nam - Chile giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Lương Cường đã trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Tổng thống Gabriel Boric Font và mời Tổng thống sớm thăm Việt Nam. Tổng thống Chile cảm ơn và vui vẻ nhận lời.

baotintuc.vn

Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm chính thức Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm chính thức Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chiều 12.11, giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay Quốc tế Jorge Chavez, Thủ đô Lima, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 theo lời mời của Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Phường Quán Thánh, Hà Nội
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Chống lãng phí nhìn từ chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng”

Tối 12.11, dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, các địa phương, trong đó có Hà Nội, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống lãng phí; mỗi người dân tăng cường thực hành và giám sát việc tiết kiệm, chống lãng phí. Thông điệp của Tổng Bí thư cho thấy, chống lãng phí không chỉ là trách nhiệm của chính quyền, mà còn là một phần không thể thiếu trong ý thức và hành động của mỗi công dân.

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ
Thời sự Quốc hội

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ

Nhấn mạnh cơ chế thí điểm theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là nội dung rất mới, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ cơ chế xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không theo đúng tiến độ.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Lựa chọn kỹ công nghệ

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 13.11, các đại biểu cho rằng, công nghệ áp dụng cho Dự án sẽ quyết định việc đầu tư như thế nào, do đó, cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, lựa chọn những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta để thực hiện Dự án. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Cần đưa ra bức tranh tổng thể để có phương án phù hợp nhất

Tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) đề nghị, cần đánh giá kỹ phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho Dự án; quan tâm nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ không chỉ liên quan tới việc vận hành mà cả các dịch vụ phụ trợ khác, sự phát triển của các địa phương khi có đường sắt đi qua.

Thảo luận tại Tổ 5 về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ hơn phương án huy động vốn thực hiện Dự án

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Vĩnh Phúc và Lào Cai thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án và tin tưởng Dự án sẽ là hành trang, điểm nhấn khi nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Thảo luận tại tổ 15 sáng 13.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Cần giải pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro tài chính trong dài hạn

Cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại phiên thảo luận tổ sáng 13.11, các đại biểu Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận lưu ý vấn đề nguồn vốn và rủi ro phải trả nợ. Đánh giá đây là một áp lực lớn đối với Dự án, đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp minh bạch, quản lý chặt chẽ và kiểm soát nguy cơ rủi ro về tài chính dài hạn.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất

Dự kiến, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có khung đền bù để tạo công bằng giữa người dân bị thu hồi đất ở các địa phương.

Toàn cảnh phiên họp tổ 12
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Mở không gian phát triển kinh tế mới

Tại phiên thảo luận Tổ 12 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn, các ĐBQH nhất trí chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đồng thời cho rằng, việc thực hiện Dự án sẽ giúp phát huy hành lang kinh tế Bắc Nam, rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương, vùng miền, góp phần giảm áp lực tập trung dân số, quá tải hạ tầng ở các đô thị lớn hiện nay.