Chủ tịch Hạ viện Malaysia bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Chiều 22.10, Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 22.10 đến ngày 25.10 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Lễ đón Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul và Phu nhân tại Sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Lễ đón Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul và Phu nhân tại Sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Đón Chủ tịch Hạ viện Malaysia, Phu nhân và Đoàn tại Sân bay quốc tế Nội Bài có: Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Trần Thị Hồng An, Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - ASEAN; Đại sứ Malaysia tại Việt Nam Dato’ Tan Yang Thai.

Tham gia Đoàn Chủ tịch Hạ viện Malaysia có: Ông Ahmad Farhan Bin Mohd Khalid, Thư ký riêng cấp cao của Chủ tịch Hạ viện Malaysia; ông Mohamed Iqbal Bin Johari, Trợ lý Chủ tịch Hạ viện Malaysia; ông Augustine Leonard Anak Jen, Thư ký Đoàn.

Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul tại Sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul tại Sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Là một sĩ quan Hành chính và Ngoại giao được đào tạo bài bản, ông Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul đã phục vụ tại nhiều cơ quan liên bang. Sự nghiệp chính trị của ông bắt đầu vào năm 1992 khi ông trở thành một trong những thành viên sáng lập của Đảng Công lý Nhân dân (KEADILAN). Năm 2008, ông trở thành đại biểu Quốc hội của khu vực Sungai Petani và đảm nhận vị trí này cho đến tháng 10.2022.

Từ năm 2013 đến năm 2018, ông là Trưởng đoàn của Đảng KEADILAN trong Quốc hội, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Đặc biệt về An ninh của Quốc hội và là thành viên của Hội đồng Lập pháp bang Kedah.

Ông nhậm chức Chủ tịch Hạ viện Malaysia vào ngày 19.12.2022.

Vào ngày 18.11.2023, với những kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị, dân chủ, khoa học chính trị và quản lý chiến lược, ông được trao bằng Tiến sĩ danh dự về Quản lý từ Đại học Quốc tế UNITAR.

Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Malaysia

Việt Nam - Malaysia thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30.3.1973, nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược vào tháng 8.2015. Quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Malaysia phát triển tốt đẹp. Hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao năm 2023 và kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược năm 2025. Hai bên trao đổi đoàn cấp cao tương đối thường xuyên, tin cậy chính trị tiếp tục được nâng cao. Hai bên đã tiến hành 7 kỳ họp Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật (JCM) do Bộ trưởng Ngoại giao làm Chủ tịch phân ban.

Quan hệ giữa hai Cơ quan lập pháp tiếp tục được duy trì, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước. Tháng 8.2024, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định làm Trưởng đoàn thăm làm việc tại Malaysia thành công tốt đẹp, góp phần thúc đẩy quan hệ song phương nói chung, quan hệ trên kênh nghị viện nói riêng.

Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Malaysia cũng có sự phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn nghị viện đa phương khu vực và quốc tế như Hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Liên minh Nghị viện Thế giới, Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương.

Hai nước ủng hộ lẫn nhau ứng cử vào các tổ chức quốc tế; hợp tác chặt chẽ trong khuôn khổ ASEAN và các diễn đàn khu vực, quốc tế khác. Gần đây, Malaysia đã cùng các nước ASEAN đồng thuận ủng hộ ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ 2023 - 2025 và trúng cử làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 78 (9.2023 - 9.2024).

Malaysia hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam trong ASEAN (sau Thái Lan) và thứ 11 trên thế giới. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Malaysia trong ASEAN. Tính đến tháng 8.2024, kim ngạch thương mại song phương hai nước đã đạt gần 10 tỷ USD, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm trước (nước ta xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD, nhập khẩu đạt 6,1 tỷ USD). Malaysia là nhà đầu tư lớn thứ hai trong ASEAN tại Việt Nam (sau Singapore), đứng thứ 11/143 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Quan hệ quốc phòng hai nước đã đạt được nhiều kết quả thiết thực, trong đó có việc ký Ý định thư về việc ký Bản ghi nhớ về Hợp tác thực thi pháp luật và tìm kiếm cứu nạn trên biển (năm 2019) và ký mới Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương nhân chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia tới Việt Nam (tháng 12.2023). Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Malaysia đang trao đổi để tiến tới ký kết 3 hiệp định về: chống mua bán người; dẫn độ; chuyển giao người bị kết án phạt tù.

Hai bên đang thực hiện Bản ghi nhớ về Tuyển dụng, Việc làm và Hồi hương người lao động (3.2022), thay thế Bản ghi nhớ ký năm 2015 (hết hạn tháng 8.2020). Hiện có khoảng 1.086 du học sinh Việt Nam tại Malaysia. Hai bên đã ký MOU về hợp tác giáo dục (tháng 3.2019), thay cho Bản ghi nhớ ký năm 2004...

Hai bên đã ký Hiệp định hợp tác du lịch năm 1994. Kể từ khi miễn thị thực cho công dân hai nước mang hộ chiếu phổ thông (tháng 9.2001) và cải thiện kết nối hàng không, lượng du khách Malaysia đến Việt Nam tăng nhanh, đạt gần 420.000 lượt khách năm 2023. Malaysia cũng là một trong những thị trường vận tải hàng không quan trọng với Việt Nam. Hai bên đang trao đổi khả năng ký mới Hiệp định hàng không để thay thế cho Bản Hiệp định năm 1978 (được sửa đổi gần nhất ngày 27.2.2008).

Cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia hiện có khoảng 30.000 người. Ngày 7.3.2022, Malaysia cấp phép thành lập “Hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam” với mục đích trao đổi thông tin, hỗ trợ việc tăng cường giao lưu nhân dân, kết nối chuyên ngành (nhất là y tế, giáo dục, học thuật…) giữa hai nước...

baotintuc.vn

Chính trị

Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội làm việc với Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND các địa phương
Thời sự Quốc hội

Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội làm việc với Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND các địa phương

Chiều 22.10, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng đã chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo, chuyên viên Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Văn phòng Đoàn) để trao đổi, thống nhất một số vấn đề phục vụ Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Tăng cường quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội Ai Cập và Morocco
Thời sự Quốc hội

Tăng cường quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội Ai Cập và Morocco

Thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại của Quốc hội năm 2024, được sự đồng ý của lãnh đạo Quốc hội, Đoàn công tác của Ban Công tác đại biểu do Phó trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh làm Trưởng đoàn vừa có chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Ả Rập Ai Cập và Vương quốc Morocco từ ngày 8 -18.10.

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Theo dòng sự kiện

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thực sự là luồng gió mới tạo ra sinh khí mới để thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà gặp gỡ một số Đoàn đại biểu Quốc hội các nước bên lề Đại hội đồng AIPA-45
Thời sự Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà gặp gỡ một số Đoàn đại biểu Quốc hội các nước bên lề Đại hội đồng AIPA-45

Trong khuôn khổ các hoạt động tham dự Đại hội đồng AIAP-45 của Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ đô Vientiane, Lào, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà đã có cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương với: Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Quốc phòng, Hồi giáo, Du cư và Người Morocco ở nước ngoài của Hạ viện Marocco; Chủ nhiệm Ủy ban Chính sách đối ngoại và Hợp tác liên nghị viện, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Ukraine dự AIPA-45 Oleksandr Merezhko; Thành viên đoàn nghị sĩ Na Uy, nguyên Phó Thủ tướng Na Uy Erna Solberg; Thượng Nghị sĩ Canada Yuen Pau Woo.

Quốc hội nghe báo cáo về ngân sách nhà nước năm 2024
Thời sự Quốc hội

Quốc hội nghe báo cáo về ngân sách nhà nước năm 2024

Sáng 22.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã nghe các Báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Tài chính - Ngân sách về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025 – 2027.

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)
Chính trị

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)

Ngày 22.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó
Thời sự Quốc hội

Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

Lời Tòa soạn: Chiều nay, 21.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Lương Cường giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngay sau khi tuyên thệ, Chủ tịch nước Lương Cường đã phát biểu nhậm chức. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi)
Chính trị

Đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng

Theo Tờ trình của Chính phủ, dự án Luật Điện lực (sửa đổi) nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về điện lực, thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, luật hóa định hướng chủ trương, chính sách của Nhà nước về đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với định hướng XHCN.

Chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước, khuyến khích sáng tạo, giải phóng sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển
Sự kiện nổi bật

Chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước, khuyến khích sáng tạo, giải phóng sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 21.10, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Tại Phiên khai mạc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát triển quan trọng. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn: