Chủ thể sản phẩm OCOP chú trọng chất lượng và thiết kế bao bì

Đến nay, toàn huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) có 25 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, trong đó có 2 sản phẩm đạt chứng nhận 4 sao và 23 sản phẩm đạt chứng nhận 3 sao. Điều đáng ghi nhận hơn nữa là các chủ thể đã chú trọng vào chất lượng và thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm.

Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm - OCOP" , ngay từ đầu năm, lãnh đạo UBND huyện Chợ Mới đã ban hành Kế hoạch số 1231 về việc triển khai thực hiện. Từ văn bản này, các phòng, ban và lãnh đạo các xã trên địa bàn huyện tổ chức triển khai thực hiện, bảo đảm bám sát mục tiêu chung và phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương, trong đó, chú tâm vào công tác tuyên truyền đến các chủ thể, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP…

Từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến nay toàn huyện Chợ Mới có 25 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, trong đó có 2 sản phẩm đạt chứng nhận 4 sao và 23 sản phẩm đạt chứng nhận 3 sao.

2.jpg
Vườn nguyên liệu tía rô của anh Lê Quốc Trưởng

Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới Lê Trần Minh Hiếu cho biết, các sản phẩm OCOP đã khơi dậy tiềm năng, thế mạnh về sản phẩm, vùng nguyên liệu và lao động địa phương. Đặc biệt là dịch vụ du lịch, tạo được lợi thế, cơ hội để phát huy và khai thác giá trị sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch nông thôn, góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị, liên kết sản xuất tạo ra sản phẩm đa giá trị góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Anh Lê Quốc Trưởng – Giám đốc Công ty TNHH MTV Diệp Quang Chợ Mới cho biết, từ một khu vườn trồng rau phục vụ cho các em nhỏ trải nghiệm, năm 2023, anh Trưởng bắt đầu tìm hiểu về các loại rau đắng biển, tía tô, ngò ôm... đang được trồng trong vườn. Qua nghiên cứu tìm hiểu, anh Trưởng nhận thấy các loại rau này tốt cho sức khỏe nên anh đầu tư công nghệ và chế biến thành các túi trà thảo dược đang được người tiêu dùng ưu chuộng.

1.jpg
Từ các loại rau ăn hàng ngày là tía tô, ngò ôm, rau đắng biển... anh Lê Quốc Trưởng nghiên cứu, chế tạo thành trà túi lọc uống tăng cường sức khỏe

Anh Trưởng chia sẻ: “Khi có một công thức chế biến hoàn chỉnh để giữ được các chất hữu ích có trong thảo dược làm thành các túi trà uống hàng ngày, tôi bỏ nhiều công sức đến thiết kế bao bì, mẫu mã sản phẩm. Trên bao bì, tôi bổ sung các thông tin hữu ích về nguồn gốc sản phẩm, thành phần sản phẩm cũng như công dụng của sản phẩm... Để người tiêu dùng an tâm khi dùng sản phẩm và đích đến là mong mọi người có cuộc sống an lành”.

Một sản phẩm OCOP của Chợ Mới đang được người tiêu dùng từ Nam ra Bắc yêu thích và biết đến là Bánh Hạnh nhân Tiến Anh của ông Trần Lê Hùng. Sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao và đạt nhiều giải thưởng cao quý từ tỉnh đến trung ương trao tặng sau hơn 30 năm hình thành và phát triển.

3.jpg
Ông Trần Lê Hùng cho biết ngoài việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm thì công ty ông bỏ ra hàng trăm triệu đồng để đầu tư bao bì, mẫu mã sản phẩm

Ông Hùng tự hào chia sẻ: “Khi sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao ngoài sự nỗ lực của gia đình thì sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, sở, ngành liên quan là hết sức ý nghĩa và cần thiết. Và bản thân tôi nhận thấy, khi một sản phẩm đạt được chứng nhận OCOP đã nâng vị thế sản phẩm lên rất nhiều và giúp tôi tự tin giới thiệu sản phẩm đến các siêu thị trong và ngoài nước. Như Bánh Hạnh nhân Tiến Anh đang lên kế hoạch, tiếp thị sản phẩm đến các thị trường Đông Nam Á trong thời gian tới”.

Ông Hùng còn cho rằng, đối với các chủ thể sản phẩm OCOP, cần chủ động tham gia nhiều buổi học tập, quảng bá sản phẩm nhiều hơn. Như cá nhân ông, từ những buổi tập huấn tại tỉnh, ở Hàn Quốc do Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang tổ chức, ông học hỏi cách thiết kế bao bì, hộp đựng bánh sao cho đẹp mắt, rõ thông tin sản phẩm... để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

5-4583.jpg
Thời gian tới, Chủ cơ sở Bánh Hạnh nhân Tiến Anh sẽ xúc tiến giới thiệu sản phẩm đến các nước khu vực Đông Nam Á

Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới Lê Trần Minh Hiếu cho biết: “Các sản phẩm OCOP ngày càng đa dạng, khai thác được thế mạnh về các sản phẩm nông - lâm nghiệp, dược liệu tại địa phương. Chất lượng sản phẩm được nâng lên; công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nhãn mác, bao bì được quan tâm chú trọng nên thị trường tiêu thụ sản phẩm đang dần mở rộng. Việc mạnh dạn phát triển các sản phẩm OCOP đã góp phần bảo tồn, phát triển sản phẩm của địa phương, góp phần từng bước thay đổi tư duy sản xuất từ manh mún, nhỏ lẻ sang tập trung, quy mô”.

Lãnh đạo UBND huyện Chợ Mới thông tin, thời gian tới ngành chức năng địa phương tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, nhất là trên các nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể sản phẩm OCOP mở rộng thị trường, dễ dàng đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Còn đối với các sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao, tiếp tục duy trì và rà soát, hỗ trợ hoàn chỉnh hồ sơ đề xuất Hội đồng tỉnh đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao.

Địa phương

Nghệ An: Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 hơn 1.300 tỷ đồng dở dang do "vướng" giải phóng mặt bằng
Giao thông

Nghệ An: Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 hơn 1.300 tỷ đồng dở dang do "vướng" giải phóng mặt bằng

Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 (Nghệ An) dự kiến đến tháng 11.2024 sẽ hoàn thành, nhưng hiện công trường vẫn dở dang, nhiều đoạn chưa được bàn giao mặt bằng. Ban QLDA 4 đang trình Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) điều chỉnh thời gian thực hiện dự án hoàn thành năm 2024 sang hoàn thành năm 2025.

An Giang tập trung phát triển và tiêu thụ sản phẩm OCOP
Địa phương

An Giang tập trung phát triển và tiêu thụ sản phẩm OCOP

Tỉnh An Giang hiện có 169 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó, 2 sản phẩm 5 sao, 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 14 sản phẩm 4 sao và 150 sản phẩm 3 sao. Thời gian tới, An Giang sẽ tập trung phát triển sản phẩm OCOP, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản và sản phẩm OCOP.

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
Trên đường phát triển

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), trên địa bàn huyện Tương Dương có 86% thôn, bản có đường ô tô được cứng hóa về đến trung tâm; 99,8% bà con được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% được sử dụng điện lưới sinh hoạt; 99% được tham gia BHYT… Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống.

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới

Năm 2024, các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) của tỉnh Long An tiếp tục được đổi mới và đẩy mạnh triển khai với đa dạng, linh hoạt các hình thức, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Qua hoạt động XTTM, các doanh nghiệp (DN) đánh giá cao chính sách hỗ trợ, kết nối cung - cầu do Sở Công Thương tỉnh triển khai, nhất là các sự kiện có quy mô và tính chất quốc tế, tạo hiệu quả kết nối giao thương, tìm kiếm các thị trường mới.

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa
Trên đường phát triển

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa

Trăn trở với "bài toán" đầu ra cho nông sản địa phương, Sở Công Thương Long An đặc biệt chú trọng phối hợp các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, nông dân cách đăng ký thông tin, đưa sản phẩm lên sàn, kỹ năng livestream bán hàng trực tiếp... Các sàn TMĐT đã và đang góp phần đưa các nông sản chủ lực và nông sản chất lượng cao của tỉnh tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, từng bước chinh phục các thị trường "khó tính" như Trung Đông, Mỹ, châu Âu…

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững
Trên đường phát triển

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững

Trong xây dựng cơ chế, chính sách thu hút container vào cảng, Long An xác định rõ việc lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đối tượng hỗ trợ, tham gia và thụ hưởng. Thành công thu hút hàng container đến Cảng Quốc tế Long An được kỳ vọng sẽ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho riêng Cảng Quốc tế Long An mà còn phát triển ngành logistics, phát huy tiềm năng khác biệt, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào
Xã hội

Khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là quyết sách lớn, đúng đắn của Đảng, Nhà nước dành cho các tỉnh miền núi nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Sau 3 năm nỗ lực triển khai các dự án thành phần đã giúp đời sống người dân ngày càng nâng lên, hạ tầng được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giao thương hàng hóa. Đây là đòn bẩy quan trọng khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các DTTS khu vực vùng sâu, vùng xa.

Huyện Châu Phú kiến nghị UBND tỉnh An Giang cho tiếp tục thực hiện cơ chế tháo gỡ vướng mắc trong thu hồi đất
Địa phương

Huyện Châu Phú kiến nghị UBND tỉnh An Giang cho tiếp tục thực hiện cơ chế tháo gỡ vướng mắc trong thu hồi đất

UBND huyện Châu Phú vừa có công văn báo cáo UBND tỉnh An Giang về trường hợp của 2 hộ dân có đất được thu hồi thuộc dự án Khu dân cư Trung tâm thương mại Vịnh Tre. Theo đó, nhiều nội dung được huyện Châu Phú báo cáo rõ, đồng thời kiến nghị tỉnh An Giang cho tiếp tục thực hiện cơ chế tháo gỡ vướng mắc.

Vĩnh Yên hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm đô thị xứng tầm của tỉnh Vĩnh Phúc
Địa phương

Vĩnh Yên nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đề ra

Từ một đô thị nhỏ với hạ tầng cơ sở còn yếu kém, Vĩnh Yên đã vươn mình trở thành đô thị văn minh. Năm 2024, thành phố gặt hái được nhiều thành quả đáng mừng, với hàng loạt các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Song để tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, Vĩnh Yên sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh
Trên đường phát triển

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn, trước 1 năm so với kế hoạch. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề qua hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.