Phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm lĩnh vực kinh tế tổng hợp

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh: Luật không cấm việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên chi cho các khoản chi có tính chất đầu tư

Tham gia giải trình, làm rõ hơn vấn đề liên quan đến việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên để thực hiện các khoản chi có tính chất đầu tư theo yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên chất vấn chiều nay, 6.11, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh nêu rõ, các vướng mắc phát sinh từ sau khi Thông tư số 65/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính bắt đầu có hiệu lực và tại thời điểm này hoàn toàn không có các nội dung liên quan đến việc sửa đổi hay thêm các quy định trong Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh: Luật không cấm việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên chi cho các khoản chi có tính chất đầu tư -0
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Chủ nhiệm Ủy ban Lê Quang Mạnh cho biết, Luật Đầu tư công ban hành năm 2014 và được sửa đổi năm 2019. Tuy nhiên, Luật sửa đổi năm 2019 thì hoàn toàn không có nội dung liên quan đến vấn đề này. Bên cạnh đó, Luật Ngân sách nhà nước được ban hành năm 2015. Sau khi 2 Luật này có hiệu lực, Bộ Tài chính cũng đã ban hành rất nhiều thông tư hướng dẫn để tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các bộ, ngành và địa phương sử dụng nguồn chi thường xuyên thực hiện việc sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất.

Cụ thể, Thông tư số 52/2018/TT-BTC, Thông tư số 108/2021/TT-BTC và đặc biệt là Thông tư số 92/2017/TT-BTC ngày 18.9.2017 hướng dẫn chi tiết về việc lập dự toán phân bổ và quyết toán kinh phí để sửa chữa, bảo trì, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn chi thường xuyên. Sau đó, ngày 29.7.2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 65/2021/TT-BTC quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công; đồng thời bãi bỏ Thông tư 92. Theo đó, Thông tư 65 không điều chỉnh các vấn đề về việc sử dụng nguồn chi thường xuyên cho xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng tài sản công. “Mọi vướng mắc chỉ phát sinh bắt đầu từ ngày 15.9.2021 khi Thông tư 65 bắt đầu có hiệu lực và tại thời điểm này hoàn toàn không có các nội dung liên quan đến việc sửa đổi hay thêm các quy định trong Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước”, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Quang Mạnh nhấn mạnh.

Chủ nhiệm Ủy ban Lê Quang Mạnh cũng nêu thực tế, sau khi Thông tư 65 có hiệu lực, trong năm 2022, tất cả các địa phương, bộ, ngành đều gặp một vướng mắc chung là do không có cơ sở pháp lý, không có căn cứ để lập dự toán, thanh toán cũng như thực hiện các khoản liên quan đến chi từ nguồn thường xuyên cho các hạng mục có tính chất đầu tư như sửa chữa nhỏ, nâng cấp, mở rộng.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh: Luật không cấm việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên chi cho các khoản chi có tính chất đầu tư -1
Các đại biểu dự Phiên chất vấn. Ảnh: Quang Khánh

Trong các phiên giải trình tại Kỳ họp thứ Năm và Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đã khẳng định nguyên nhân dẫn đến vướng mắc này là do khoản 1, Điều 6 của Luật Đầu tư công.

Cụ thể: “Căn cứ vào tính chất, dự án đầu tư công được phân loại như sau: a) Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án; b) Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự án khác không quy định tại điểm a khoản này”.

Dẫn ra nội dung cụ thể của quy định, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Quang Mạnh nêu rõ, quy định tại Điều 6 "hoàn toàn chỉ để phân loại dự án theo tính chất của dự án là 2 loại: có cấu phần xây dựng và không có cấu phần xây dựng; không phải điều khoản để định nghĩa dự án đầu tư công là gì; còn khoản 2, Điều 6 thì phân loại theo tính chất quan trọng của dự án". Với ý nghĩa như vậy, "Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khẳng định, các quy định này không cấm việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên để chi cho các khoản chi có tính chất đầu tư".

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Luật Ngân sách nhà nước có hiệu lực từ năm 2015 và cho đến nay không có vướng mắc. Luật Đầu tư công cũng đã ban hành khá lâu và qua một lần sửa đổi. Việc phân loại dự án đầu tư công khác với việc những loại nào phải làm danh mục đầu tư. Hàng năm, hàng khóa, Quốc hội được quyết định danh mục đầu tư công của cả Trung ương, ở địa phương thì quy định danh mục đầu tư công của địa phương. "Những dự án nào thuộc danh mục đầu tư công đều đã rõ chứ không có nghĩa tất cả đều phải quy về đầu tư công". Lưu ý điều này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách có văn bản gửi các cơ quan liên quan; và trong những trường hợp các cơ quan thấy không đủ rõ và có yêu cầu giải thích thì khi đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới thực hiện giải thích pháp luật. Còn nếu nghị định, thông tư không phù hợp với Luật thì phải sửa nghị định và thông tư.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh: Luật không cấm việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên chi cho các khoản chi có tính chất đầu tư -2
Đại biểu Quốc hội Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tiếp tục tranh luận về nội dung này, ĐBQH Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) đồng tình với nhận định của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, đó là vướng mắc xuất phát từ Thông tư 65 của Bộ Tài chính ban hành năm 2021. Và, ngay tại thời điểm này là lúc các địa phương lập dự toán phân bổ ngân sách năm 2024, các công việc sửa chữa, nâng cấp tài sản công trên 500 triệu đồng đang phải thực hiện theo thủ tục đầu tư công. Nếu thực hiện chi thường xuyên thì gần như chắc chắn là phải “lách”. Dẫn ra thực tế này, đại biểu Trần Hữu Hậu cho rằng, đây là một trong những ví dụ cụ thể trong nguyên nhân của tình trạng cán bộ sợ sai, không dám làm những việc cần phải làm.

Mặt khác, theo đại biểu Trần Hữu Hậu, Luật Ngân sách nhà nước năm 2014 đã bỏ nội dung “chi thường xuyên có tính chất đầu tư”. Do đó, đại biểu đề nghị, bên cạnh việc giải thích pháp luật, thì cần xem xét sửa đổi, đưa nội dung “chi thường xuyên có tính chất đầu tư” vào Luật. Tuy nhiên, điều này cũng liên quan tới Luật Quản lý tài sản công và Luật Đầu tư công. Do đó, đại biểu Trần Hữu Hậu cho rằng, có thể đưa xem xét xây dựng một Luật sửa nhiều luật để các quy định đi ngay vào cuộc sống.

Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang

Chiều 4.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải - Phó Trưởng đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Chiều 4.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức. 

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn
Chính trị

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn

Nghị quyết số 57 thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc huy động sức mạnh toàn diện của hệ thống chính trị và xã hội nhằm tạo xung lực mới cho phát triển đất nước. Nghị quyết xác định đây là “cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện” cần được triển khai “quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài” với những giải pháp đột phá​. Nhiệm vụ hiện nay là biến quyết tâm đó thành hành động thực tiễn. Muốn vậy, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế – xã hội, từ quyết tâm của người lãnh đạo cho đến nỗ lực của từng người dân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc theo chế độ
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc theo chế độ

Chiều 4.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì cuộc gặp mặt công chức, viên chức, người lao động có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc để hưởng chính sách, chế độ theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Việt Nam - Armenia có truyền thống hiếu học, coi trọng tri thức và giáo dục là chìa khóa mở ra tương lai
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Việt Nam - Armenia có truyền thống hiếu học, coi trọng tri thức và giáo dục là chìa khóa mở ra tương lai

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng nay, 4.4 (theo giờ địa phương), tức trưa cùng ngày giờ Hà Nội, tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - ngôi trường được mệnh danh là “trái tim học thuật”, “ngọn hải đăng tri thức”, niềm tự hào của Armenia và khu vực.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan

Sáng 4.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tại Trụ sở Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước
Theo dòng sự kiện

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước

Các trang tin điện tử chính thức của Armenia, Quốc hội Armenia, Hãng Thông tấn quốc gia của Armenia và các tờ báo của nước này (Armeni Info, Armenia Press, aravot.am, 1lurer.am, News.am…) liên tục nêu đậm nét, cập nhật thông tin, hình ảnh, video về các hoạt động trong chuyến thăm cấp chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam, không chỉ trên website mà trên cả các trang mạng xã hội X (Twitter)… nêu bật nội dung và ý nghĩa chuyến thăm, sự đón tiếp trọng thị và kết quả chuyến thăm.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 - 6.4. Sáng 4.4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan

Sáng nay, 4.4 (theo giờ địa phương), tức trưa cùng ngày giờ Hà Nội, tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan (YSU).