PHIÊN HỌP THỨ 38 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra thất thoát, lãng phí

Việc giao dự toán ngân sách nhà nước, chi thường xuyên (nguồn vốn viện trợ của nước ngoài) năm 2024 phải theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Đây là yêu cầu được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh trong phiên họp chiều nay. 

Toàn cảnh phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm tính khả thi, không tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật về đầu tư, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật để bảo đảm tính khả thi, thực tế, cụ thể của các điều khoản, không để xảy ra tình trạng sửa đổi nhưng lại tạo thêm khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, hoặc gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản của Nhà nước, gây bất lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Tháo gỡ ngay vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Chính trị

Tháo gỡ ngay vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách

Cho ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật cần tập trung tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút tối đa nguồn lực của nhà nước và ngoài nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Chính trị

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Sáng 10.10, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 38, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 13 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính 13 tỉnh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành 13 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 đối với 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Bắc Giang, Cần Thơ, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Khánh Hòa, Lào Cai, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Phú Yên, Thái Bình, Tiền Giang, Vĩnh Long.

Thiết lập định nghĩa rõ ràng cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao
Quốc hội và Cử tri

Thiết lập định nghĩa rõ ràng cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao

Nêu rõ trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực mới, đặt ra những thách thức về quản lý không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với các khu vực trên thế giới, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, để bảo đảm phân định rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người dùng, nhà cung cấp, nhà phát triển và bên triển khai, nên thiết lập định nghĩa rõ ràng cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao.

các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham dự Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm các dự án được điều chỉnh tăng, giảm vốn đủ thủ tục, điều kiện

Cho ý kiến về tình hình phân bổ, dự kiến điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương năm 2024, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ rà soát, chịu trách nhiệm đảm bảo các dự án được điều chỉnh tăng, giảm vốn đủ thủ tục, điều kiện theo quy định của pháp luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Tạo lập hành lang pháp lý cho mô hình lao động, việc làm mới trên nền tảng công nghệ số

Cho ý kiến về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần bám sát và thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, đặc biệt, phải tạo lập được hành lang pháp lý cho mô hình lao động, việc làm mới trên nền tảng công nghệ số.

Đánh giá kỹ quy mô, bảo đảm khả năng bố trí nguồn lực
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá kỹ quy mô, bảo đảm khả năng bố trí nguồn lực

Cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình) tại Phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần rà soát, đánh giá kỹ lưỡng việc thiết kế các chương trình, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể, bảo đảm quy mô, tính khả thi, khả năng huy động, bố trí các nguồn lực thực hiện.

Xây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật
Thời sự Quốc hội

Xây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật

Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần phấn đấu xây dựng dự án Luật Nhà giáo trở thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới; bảo đảm một dự luật ngắn, gọn, rõ, đúng thẩm quyền và sau khi ban hành thực hiện được ngay.

Toàn cảnh phiên họp
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sức mạnh văn hóa chính là ở người dân, ở cơ sở

"Sức mạnh văn hóa chính là ở người dân, ở cơ sở. Sức mạnh này sẽ giúp bảo tồn được các di sản, truyền thống văn hóa của dân tộc, của đất nước chúng ta”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh khi cho ý kiến với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 sáng nay. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nội dung các báo cáo phải thực sự mang tiếng nói của cử tri và Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nội dung các báo cáo phải thực sự mang tiếng nói của cử tri và Nhân dân

Chiều 7.10, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 38, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024; báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 9.2024; dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Bám sát quan điểm Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị của doanh nghiệp
Quốc hội và Cử tri

Bám sát quan điểm Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị của doanh nghiệp

Đây là một dự luật rất cần thiết, rất khó nhưng lại có ý nghĩa lớn đối với các doanh nghiệp nhà nước. Khẳng định điều này khi cho ý kiến về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 38, một số ý kiến đề nghị, việc sửa đổi Luật cần bám sát quan điểm chỉ đạo, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh và quản trị của doanh nghiệp. Vốn nhà nước sau khi đã đầu tư vào doanh nghiệp được xác định là tài sản, là vốn của doanh nghiệp, nhưng việc gì doanh nghiệp cũng phải đi xin, thì sẽ mất thời cơ, cơ hội kinh doanh.

Giám sát phải đúng, trúng, trọng tâm, trọng điểm
Thời sự Quốc hội

Giám sát phải đúng, trúng, trọng tâm, trọng điểm

Sáng 7.10, tiếp tục Phiên họp thứ 38, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Thông cáo báo chí về Chương trình Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chính trị

Thông cáo báo chí về Chương trình Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Theo dự kiến, Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 7 đến ngày 10.10.2024 và ngày 14.10.2024, tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.