Cho phép UBND thành phố Hà Nội thực hiện cơ chế thanh toán linh hoạt

Ngày 10.12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố Hà Nội đã nhất trí cao biểu quyết thông qua các nội dung về phê chuẩn tổng quyết toán thu, chi ngân sách thành phố năm 2023 cùng một số nghị quyết khác liên quan tới công tác tài chính.

Tổng thu ngân sách hơn 500.000 tỷ đồng

Theo đó, tại Nghị quyết phê chuẩn tổng quyết toán thu, chi ngân sách thành phố Hà Nội năm 2023, HĐND thành phố phê chuẩn tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn là 411.497 tỷ đồng; quyết toán thu, chi ngân sách địa phương với số kết dư là 13.200 tỷ đồng. Về ngân sách cấp thành phố, kết dư là 5.470 tỷ đồng.

Tại Nghị quyết về dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp thành phố Hà Nội năm 2025, HĐND thành phố quyết nghị tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là: 505.437 tỷ đồng; tổng thu ngân sách địa phương là: 166.124 tỷ đồng. Về dự toán chi ngân sách địa phương năm 2025, tổng chi là 165.989 tỷ đồng, trong đó, tổng chi ngân sách cấp thành phố là 107.126 tỷ đồng; tổng số chi ngân sách quận, huyện, thị xã (gồm cả ngân sách cấp xã) là 91.841 tỷ đồng. Bội thu ngân sách địa phương năm 2025 là 134,2 tỷ đồng. Dự toán chi trả nợ gốc của ngân sách thành phố năm 2025 là 563,2 tỷ đồng. Mức huy động của ngân sách thành phố năm 2025 là 429 tỷ đồng từ nguồn vay lại vốn ODA của Chính phủ.

img-1304.jpg
Quang cảnh kỳ họp

HĐND thành phố thống nhất với các đề xuất, cho phép UBND thành phố thực hiện cơ chế thanh toán linh hoạt như đã được phép thực hiện từ năm 2024 trở về trước. Đồng thời, thành phố chấp thuận tiếp tục bố trí kế hoạch vốn năm 2025 đối với các dự án cấp thành phố nhóm A, B, C đã quá thời gian bố trí theo khoản 2 Điều 52 của Luật Đầu tư công; chấp thuận danh mục dự án cấp huyện bố trí vốn thực hiện năm 2025 đối với các dự án không đáp ứng thời hạn bố trí vốn thực hiện nhóm B không quá 4 năm, nhóm C không quá 3 năm theo quy định tại khoản 2, Điều 52 Luật Đầu tư công năm 2019.

Ngoài ra, chấp thuận cho quận Hoàn Kiếm hỗ trợ 3 huyện Thạch Thất, Phú Xuyên, Ứng Hòa thực hiện các dự án phục vụ xây dựng nông thôn mới; chấp thuận danh mục và kế hoạch vốn năm 2023 kéo dài sang năm 2024 đối với các dự án sử dụng ngân sách cấp huyện của 2 huyện Đan Phượng, Thạch Thất; thông qua Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội.

Thông qua danh mục 2.527 dự án thu hồi đất năm 2025

Cũng tại kỳ họp, các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua danh mục 2.527 dự án thu hồi đất năm 2025 và 430 dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa. Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lê Thanh Nam, trong năm 2024, HĐND thành phố đã thông qua danh mục 3.311 dự án thu hồi đất năm 2024 với tổng diện tích 14.442,37ha; 104 dự án chuyển mục đích đất trồng lúa với tổng diện tích 329,868ha và 1 dự án chuyển mục đích đất rừng phòng hộ với diện tích gần 0,4ha.

Kết quả thực hiện công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất ước đến hết ngày 31.12.2024 ước đạt trên 60%. Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, vẫn còn một số dự án đã được HĐND thành phố thông qua năm 2024 chậm triển khai, chưa hoàn thành theo tiến độ.

Nguyên nhân chủ quan do việc lập, đề xuất danh mục các dự án thu hồi đất, danh mục dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa còn thiếu thực tiễn. Nhiều địa phương chưa chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai giải phóng mặt bằng dẫn đến một số dự án còn chậm trễ, còn hạn chế.

Về khách quan, năm 2024 là thời điểm Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành với nhiều quy định mới trong công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, xác định giá đất... Do đó, các quy trình, thủ tục có sự thay đổi, UBND cấp huyện cần rà soát, điều chỉnh cho phù hợp quy định hiện hành nên mất nhiều thời gian hơn. Một bộ phận người bị thu hồi đất có tâm lý chờ đợi Luật Đất đai có hiệu lực để hưởng thêm các chính sách nên không phối hợp hoặc chậm bàn giao mặt bằng.

Ngoài ra, việc xác định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều đơn vị tư vấn xác định giá đất không nhiệt tình tham gia xác định giá đất. Thị trường quyền sử dụng đất còn hạn chế, giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phản ánh đúng giá giao dịch thực tế, thông tin đầu vào để áp dụng các phương pháp định giá đất thiếu chính xác, tin cậy; nhiều loại đất, khu vực không có thông tin về giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất...

Về danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2025 và các dự án chuyển mục đích đất trồng lúa trên địa bàn thành phố Hà Nội, UBND thành phố trình HĐND thành phố quyết nghị thông qua danh mục 2.527 dự án thu hồi đất năm 2025 với tổng diện tích 9.917,71ha; danh mục 430 dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa với tổng diện tích 1.095,66ha.

Về kinh phí bố trí để bồi thường, giải phóng mặt bằng, trên cơ sở danh mục dự án được HĐND thành phố thông qua, đối với dự án sử dụng vốn ngân sách thành phố đã có trong kế hoạch đầu tư công của thành phố được cân đối trong Nghị quyết về phân bổ dự toán ngân sách thành phố năm 2025 của HĐND thành phố. Các dự án thuộc ngân sách cấp huyện để các quận, huyện, thị xã bố trí. Các dự án ngoài ngân sách do chủ đầu tư bố trí theo tiến độ đầu tư, đảm bảo bố trí đủ kinh phí phần giải phóng mặt bằng trong năm 2025.

Chuyển động

Quang cảnh buổi thẩm tra. Ảnh: HẢI LĂNG
Hội đồng nhân dân

Khánh Hòa: Nhất trí việc hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Chuẩn bị Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Khánh Hòa Khóa VII, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã thẩm tra nội dung UBND tỉnh trình tại kỳ họp về chế độ hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số tại các thôn, tổ dân phố, xã không thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.

Hà Nội điều chỉnh giảm đầu tư công trung hạn 5 năm
Chuyển động

Hà Nội điều chỉnh giảm đầu tư công trung hạn 5 năm

Ngày 10.12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công năm 2025 và cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố; Nghị quyết phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công.

Đà Nẵng: HĐND thành phố sẽ quyết nghị 16 nội dung triển khai Nghị quyết 136/2024/QH15 của Quốc hội
Hội đồng nhân dân

Đà Nẵng: HĐND thành phố sẽ quyết nghị 16 nội dung triển khai Nghị quyết 136/2024/QH15 của Quốc hội

Tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND TP. Đà Nẵng xem xét, thông qua các nghị quyết đối với 16 nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố để triển khai thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng.

Hà Tĩnh: Năm 2025, tập trung tinh gọn tổ chức bộ máy để hoạt động hiệu lực, hiệu quả
Chuyển động

Hà Tĩnh: Năm 2025, tập trung tinh gọn tổ chức bộ máy để hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Sáng 11.12, tại TP. Hà Tĩnh, HĐND tỉnh Hà Tĩnh Khóa XVIII đã khai mạc Kỳ họp thứ 23, nhiệm kỳ 2021- 2026. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ chủ tọa kỳ họp.

Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải phát biểu tại Kỳ họp
Chuyển động

Phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo

Sáng 10.12, HĐND tỉnh Cà Mau Khóa X chính thức khai mạc Kỳ họp thứ 17 với nhiều nội dung quan trọng được thảo luận và quyết nghị. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải chủ trì kỳ họp.

HĐND tỉnh Nam Định thông qua các nghị quyết quan trọng, bầu bổ sung Ủy viên UBND tỉnh
Hội đồng nhân dân

HĐND tỉnh Nam Định thông qua các nghị quyết quan trọng, bầu bổ sung Ủy viên UBND tỉnh

Sáng 10.12, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Nam Định Khoá XIX, (nhiệm kỳ 2021-2026), HĐND tỉnh đã tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung chức danh Ủy viên UBND tỉnh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026; thông qua các nghị quyết quan trọng khác có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự và thực hiện chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

HĐND tỉnh Kiên Giang điều chỉnh chủ trương đầu tư 3 dự án lớn
Chuyển động

HĐND tỉnh Kiên Giang điều chỉnh chủ trương đầu tư 3 dự án lớn

Tại Kỳ họp thứ 29 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng nay, 9.12, HĐND tỉnh Kiên Giang Khóa X đã xem xét, thống nhất thông qua nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với 3 dự án lớn trên địa bàn; trong đó, dự án đường ven biển từ Rạch Giá đi Hòn Đất dự kiến giảm mức đầu tư 100 tỷ đồng.