Xây dựng, thúc đẩy nội lực mạnh mẽ để ứng phó với thách thức và tính bất định từ bên ngoài
Xây dựng, thúc đẩy nội lực mạnh mẽ để ứng phó với thách thức và tính bất định từ bên ngoài
Phát biểu củaỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, CHỦ TỊCH QUỐC HỘI, GS.TS VƯƠNG ĐÌNH HUỆkhai mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023
Xây dựng, thúc đẩy nội lực mạnh mẽ để ứng phó với thách thức và tính bất định từ bên ngoài -0
Chủ tịch Quốc hội, GS.TS Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023. Ảnh: Quang Khánh

Hôm nay, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức Diễn đàn Kinh tế - Xã hội thường niên năm 2023 của Quốc hội với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững”.

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các vị chủ trì Diễn đàn, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành của Trung ương và các địa phương, các vị Đại sứ đại diện các cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các vị đại biểu Quốc hội các thời kỳ, các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nhân cùng toàn thể quý vị đã đến tham dự Diễn đàn.

Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam là sự kiện thường niên hằng năm của Quốc hội, là phương thức quan trọng để quy tụ và phát huy rộng rãi trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội, Nhân dân, cử tri, các chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài nước đóng góp vào các vấn đề quan trọng quốc gia, các quyết sách của Quốc hội. Qua hai lần tổ chức từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Diễn đàn đã thu hút sự quan tâm rất lớn của xã hội, người dân và cộng đồng doanh nghiệp, cũng như các cơ quan thông tấn, báo chí, tổ chức quốc tế và trong nước, của Trung ương và địa phương.

Thành công của Diễn đàn Kinh tế năm 2021 với chủ đề “Phục hồi và phát triển bền vững” và Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2022 với chủ đề “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, phục hồi và phát triển bền vững” đã để lại nhiều bài học quý, nhiều luận cứ khoa học có tính thực tiễn cao, cung cấp các thông tin hữu ích, phục vụ hiệu quả công tác nghiên cứu, điều hành, nhất là công tác hoạch định chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước. Nhiều đề xuất, gợi mở hữu ích tại Diễn đàn đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan rà soát, nghiên cứu để xây dựng, hoàn thiện, ban hành cơ chế, chính sách đủ mạnh, quyết liệt, ứng phó kịp thời, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế trên cơ sở phù hợp với bối cảnh, tình hình mới, nhất là trong yêu cầu thực hiện nhiệm vụ kép vừa kiểm soát, phòng, chống dịch Covid - 19, vừa thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng bền vững.

Chúng ta đã đi được nửa nhiệm kỳ 5 năm giai đoạn 2021-2025 trong bối cảnh thế giới đang diễn biến phức tạp, khó lường. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, năm 2021, các quốc gia đã trải qua nhiều biến động với sự bùng phát mạnh của đại dịch Covid - 19 để lại nhiều “di chứng” nặng nề không chỉ đối với sức khỏe của con người, mà còn ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và những hệ quả khôn lường, không đo, đong đếm được; nhiều nước trên thế giới ghi nhận mức tăng trưởng âm, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 cũng ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Xây dựng, thúc đẩy nội lực mạnh mẽ để ứng phó với thách thức và tính bất định từ bên ngoài
Chủ tịch Quốc hội, GS.TS Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023. Ảnh: Quang Khánh

Trong bối cảnh ấy, trên cơ sở kết quả của Diễn đàn năm 2021, các cơ quan của Quốc hội đã phối hợp với các cơ quan hữu quan nhận diện rõ thực trạng, dự báo các nguy cơ và kịp thời trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 về Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; cùng với các Nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư 6 dự án quan trọng quốc gia ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đã tạo nên động lực, củng cố niềm tin, tiếp thêm sức mạnh để hiện thực hóa những chủ trương, đường lối sáng suốt của Đảng, góp phần đưa Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng đạt 8,02%, cao nhất trong hơn 10 năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi tích cực ở cả ba khu vực kinh tế. Việt Nam là quốc gia duy nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và là một trong bốn quốc gia trên thế giới được Tổ chức Moody’s nâng hạng tín nhiệm trong năm 2022.

Như vậy, tổng số các gói hỗ trợ tài chính, tiền tệ được Quốc hội, Chính phủ quyết định thực hiện trong các năm đại dịch theo tính toán đã lên đến 8,3% tổng GDP năm 2022 của Việt Nam, vượt mức bình quân của thế giới. Chưa kể năm nay, chúng ta sẽ tiếp tục dành 78 nghìn tỷ đồng thực hiện cải cách tiền lương và 65 nghìn tỷ đồng tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng. Quyết sách này sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tới đây trên cơ sở số vượt thu của ngân sách Trung ương năm 2022. Đây là nguồn lực rất quan trọng, rất kịp thời để hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch và chuẩn bị các tiền đề dài hạn cho phát triển giai đoạn tới.

Tiếp nối những thành công của Diễn đàn năm 2021, nhiều đề xuất, gợi mở chính sách tại Diễn đàn Kinh tế – Xã hội 2022 đã được nghiên cứu, chọn lọc kịp thời trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nghị quyết số 68/2022/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, trong đó lấy trọng tâm xuyên suốt năm 2023 hướng tới “củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực nội tại, tính tự lực, tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của nền kinh tế”, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô như là yếu tố “bất biến’’ để ứng với “vạn biến’’ của tình hình kinh tế quốc tế và là “chìa khóa” quan trọng để Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống của người dân. Đây cũng chính là thông điệp chủ đạo của Diễn đàn năm 2022.

Trong khó khăn chung của thế giới và khu vực, từ Quý IV năm 2022, các động lực tăng trưởng, sản xuất công nghiệp của Việt Nam có xu hướng chậm lại khi các thị trường xuất khẩu, nhập khẩu lớn của nước ta bị thu hẹp, nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, hậu quả đại dịch Covid - 19 kéo dài; xung đột Nga - Ukraine, cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt, sâu sắc; lạm phát cao kỷ lục tại một số nền kinh tế lớn, chính sách tiền tệ của các nước lớn tiếp tục thắt chặt, tăng trưởng kinh tế thấp, tổng cầu yếu, hàng rào bảo hộ gia tăng; nợ công, thị trường tài chính, tiền tệ, ngân hàng, bất động sản… tại một số nước tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Các chính sách đề xuất tại Diễn đàn năm 2022 tiếp tục được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu để xây dựng, ban hành các quyết sách mạnh mẽ, ứng phó kịp thời với tình hình mới; trong đó có Nghị quyết số 101/2023/QH15 về Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV, các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất, giảm thuế giá trị gia tăng, giảm mặt bằng lãi suất cho vay, triển khai các gói tín dụng, thành lập các Hội đồng điều phối vùng, thúc đẩy liên kết vùng… hoặc cho phép áp dụng thí điểm nhiều cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh, một trong những “đầu tàu” quan trọng của nền kinh tế và là những điểm nhấn cho điều hành kinh tế - xã hội của năm 2023.

Chính nhờ các chính sách, giải pháp đúng đắn, kịp thời, chưa từng có tiền lệ thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cùng sự đồng hành, giám sát của Quốc hội, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, nhìn tổng thể nửa nhiệm kỳ vừa qua, Việt Nam cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức trước “những cơn gió ngược” và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện.

Xây dựng, thúc đẩy nội lực mạnh mẽ để ứng phó với thách thức và tính bất định từ bên ngoài -0
Quang cảnh Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023. Ảnh: Quang Khánh

Nền kinh tế duy trì được đà tăng trưởng và là một điểm sáng "trong bức tranh xám màu" của kinh tế toàn cầu. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, định hạng tín nhiệm quốc gia và vị thế quốc tế tiếp tục được cải thiện. Các cân đối lớn được bảo đảm, tỷ lệ nợ công, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách đều dưới ngưỡng Quốc hội cho phép; nợ xấu được kiểm soát, tỷ giá khá ổn định. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục thể hiện vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế, an ninh lương thực được bảo đảm. Các công trình, dự án quan trọng quốc gia, tạo không gian phát triển mới cho các địa phương, vùng và cả nước được đẩy mạnh; củng cố thêm niềm tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư, hỗ trợ hướng tới phát triển bền vững các ngành, các lĩnh vực.

Trong 8 tháng đầu năm 2023, thu hút vốn đầu tư FDI, giải ngân đầu tư công, khu vực dịch vụ có chuyển biến tích cực hơn, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng vẫn tăng khoảng 10%, khách quốc tế dự báo sớm đạt và vượt mục tiêu cả năm đạt khoảng 8 triệu lượt khách; một số địa bàn công nghiệp trọng điểm phục hồi hoặc duy trì đà tăng nhanh như Hải Phòng, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh,…; công tác an sinh xã hội được quan tâm, bảo đảm 100% người dân bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, thiếu đói được trợ giúp kịp thời; các hoạt động về tăng cường kết nối cung cầu, hỗ trợ người lao động được đẩy mạnh.

Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng thời gian qua, có thể nhận thấy, nền kinh tế đang còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 3,72%, gần thấp nhất trong 12 năm trở lại đây, tạo áp lực rất lớn về tăng trưởng GDP cho 2 quý còn lại của năm, việc đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2023, giai đoạn 5 năm 2021-2025 và cả thời kỳ chiến lược 2021-2030 trở nên hết sức khó khăn. Nhiều động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế trong 8 tháng đầu năm 2023 đang có dấu hiệu chậm lại, thậm chí suy giảm và đang chịu áp lực rất lớn từ bên ngoài, trong đó:

Thứ nhất,xuất khẩu hàng hóatiếp tục đà suy giảm, 8 tháng đầu năm giảm 10% so với cùng kỳ, mạnh nhất trong cùng kỳ 12 năm trở lại đây; nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, nhất là điện thoại, linh kiện, giầy dép, dệt may, đồ gỗ tiếp tục giảm sâu. Các thị trường xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Mỹ, ASEAN, Hàn Quốc, EU, Nhật Bản,… giảm hoặc tăng rất thấp. Xuất siêu tăng do nhập khẩu nguyên liệu đầu vào giảm, cho thấy nhu cầu đầu vào sản xuất trong nước tiếp tục chậm lại. Bên cạnh vấn đề cầu thế giới giảm mạnh, chi phí logistics và các chi phí khác (chi phí nhân công, nguyên vật liệu đầu vào,...) của Việt Nam cao, tiến trình xanh hóa một số lĩnh vực còn chậm, khiến một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam kém cạnh tranh hơn các quốc gia khác. Trong khi đó, năng lực sản xuất của nền kinh tế còn ở mức thấp với việc phải nhập khẩu hầu hết công nghệ, máy móc thiết bị, phụ tùng, nguyên vật liệu cho sản xuất.

Thứ hai, trong cơ cấu nền kinh tế hiện nay khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang đóng góp khoảng 20% GDP, chiếm tỷ trọng gần 74% trong tổng giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, thu hút FDI chưa thật sự bền vững; vốn đăng ký liên tục giảm trong 6 tháng đầu năm, từ tháng 7 vốn đăng ký tăng trở lại nhờ một số dự án lớn của Hàn Quốc, Singapore, tuy nhiên nhìn chung thu hút vốn FDI vẫn gặp nhiều thách thức, nhất là trong việc thu hút các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, có tính lan tỏa sâu, rộng, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế - xã hội. Nhập khẩu của khu vực FDI ngày càng tăng cao cho thấy tính kết nối và năng lực sản xuất trong nước vẫn còn nhiều hạn chế.

Thứ ba, đầu tư công được coi là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2023. Thời gian qua, Quốc hội đã ban hành nhiều chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tuy nhiên, đến nay giải ngân vốn đầu tư công dù có cải thiện (8 tháng đạt 42,35% kế hoạch) nhưng chưa đạt như kỳ vọng, chưa có sự lan tỏa đối với đầu tư tư nhân, chưa thể hiện vai trò nòng cốt trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một số cơ quan Trung ương, địa phương giải ngân vốn còn thấp so với mặt bằng chung, các vướng mắc được phản ánh nhiều nhất là về thủ tục pháp lý liên quan tới đất đai, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất nông nghiệp, thủ tục hành chính chậm chễ do cán bộ, công chức, viên chức né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

Thứ tư, khu vực công nghiệp và xây dựng không còn là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo từng được coi là động lực dẫn dắt tăng trưởng trong nhiều năm, giờ suy giảm, Quý I giảm 0,49%, 6 tháng tăng thấp 0,44%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng vẫn giảm 0,4% (cùng kỳ tăng 10,1%). Công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển khiến Việt Nam chưa thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thứ năm, tiêu dùng trong nước phục hồi chưa vững chắc. Khu vực dịch vụ hiện đóng góp 79% vào tăng trưởng GDP, đang là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng nhất trong năm 2023 và ngay từ đầu năm nhiều chính sách hỗ trợ lĩnh vực này được ban hành như giảm mặt bằng lãi suất, giảm 2% thuế giá trị gia tăng đối với một số mặt hàng, tăng lương cơ sở… Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng duy trì đà tăng trưởng tuy nhiên đang có dấu hiệu chậm lại. Thị trường trong nước chưa được thúc đẩy hiệu quả, trong đó thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản còn khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Đất nước đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thử thách; trong đó nhiều diễn biến mới xuất hiện, gay gắt, nặng nề hơn so với dự báo. Trong nước, sức chống chịu của nhiều doanh nghiệp đã bị bào mòn, nhiều đơn hàng bị cắt giảm, hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, nhất là về thị trường đầu ra, dòng tiền, huy động vốn, thủ tục hành chính và áp lực từ yêu cầu của thị trường và đối tác về phát triển bền vững ngày càng gia tăng. Thị trường lao động gặp khó khăn khi doanh nghiệp phải giảm giờ làm, giảm ca. Trong nước chưa có nhiều tập đoàn kinh tế mạnh, quy mô lớn đóng vai trò đầu tàu, dẫn dắt, tổ chức các chuỗi cung ứng, hệ sinh thái sản xuất nội địa; doanh nghiệp chủ yếu có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ, công nghệ sản xuất thấp, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu đầu vào. Năng lực nội sinh, tính tự chủ, khả năng chống chịu của doanh nghiệp, nền kinh tế còn hạn chếvà ngày càng bộc lộ rõ nét hơn bao giờ hết trước tác động bất lợi của tình hình kinh tế, chính trị thế giới từ đầu nhiệm kỳ tới nay.

Đây đều là những vấn đề vừa cơ bản, dài hạn, vừa mang tính thời sự, cấp bách, đòi hỏi phải có giải pháp ứng phó ngay trong ngắn hạn và nhất là, phải có giải pháp căn cơ có tầm chiến lược lâu dài. 

Qua các cuộc khủng hoảng, các khó khăn, thách thức, chúng ta ngày càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng và vai trò quyết định của nội lực, tính tự cường, tự chủ trong phát triển kinh tế. Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực tăng trưởng là yêu cầu khách quan, tất yếu và cấp thiết nhằm bảo đảm tính liên tục, ổn định, bền vững, giúp đất nước tận dụng thời cơ, vượt qua các thách thức, khơi thông nguồn lực, chống chịu được trước các cú sốc, khủng hoảng từ bên ngoài, đồng thời giúp nền kinh tế tăng trưởng, hướng tới phát triển bền vững.

Xây dựng, thúc đẩy nội lực mạnh mẽ để ứng phó với thách thức và tính bất định từ bên ngoài
Các đại biểu dự Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023. Ảnh: Lâm Hiển

Từ thực tế vươn lên trong đại dịch khi đối diện với những khó khăn, thử thách khắc nghiệt như 3 năm vừa qua, một trong những bài học quan trọng nhất là xây dựng và thúc đẩy nội lực mạnh mẽ để ứng phó với những thách thức và tính bất định của các yếu tố bên ngoài. Chúng ta cần tăng cường, phát huy “nội lực”, vận dụng, khai thác hiệu quả “ngoại lực” để thích ứng và phát triển, đây được coi là nhiệm vụ hàng đầu và xuyên suốt đặc biệt trong bối cảnh, tình hình mới với nhiều biến động, rủi ro ngày càng gia tăng. Việt Nam cần tập trung giải quyết các thách thức bên trong cả trước mắt, lẫn trong trung và dài hạn. Xuất phát từ tình hình đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định lựa chọn vấn đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững" làm chủ đề cho Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023.

Với tinh thần “đồng lòng, chung sức, cùng nhau vượt khó”, để đạt được các mục tiêu của Diễn đàn, có tính thiết thực, tôi mong muốn lắng nghe những ý kiến, trao đổi, thảo luận, tìm đáp án để giải quyết 3 vấn đề lớn sau:

Một là, dự báo bối cảnh tình hình kinh tế, tài chính khu vực, thế giới, cơ hội, rủi ro, thách thức nào đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023, 2024 và giai đoạn tiếp theo?

Hai là, nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội, những khó khăn, thách thức, nút thắt chủ yếu và năng lực chống chịu của nền kinh tế, doanh nghiệp, người lao động Việt Nam hiện nay thực sự như thế nào? Dự báo cho cả năm 2023, 2024 và cả giai đoạn 5 năm 2021-2025?

Ba là, năng lực nội sinh, động lực và giải pháp căn cơ nào để tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tăng cường nội lực, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023, 2024 và cho cả nhiệm kỳ 5 năm?

Xây dựng, thúc đẩy nội lực mạnh mẽ để ứng phó với thách thức và tính bất định từ bên ngoài -0
Các đại biểu dự Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023. Ảnh: Quang Khánh

Với thời lượng của Diễn đàn diễn ra chỉ trong 1 ngày với phiên khai mạc, phiên toàn thể, phiên chuyên đề 1 về “Tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó” và phiên chuyên đề 2 vềNâng cao năng suất lao động và bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh mới, ngoài điểm cầu chính ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia (NCC), Diễn đàn còn kết nối trực tuyến với sáu điểm cầu của các Học viện, trường đại học trong nước...

Ban Tổ chức đã nghiên cứu, lựa chọn các nội dung trọng tâm trình bày tại Diễn đàn; các nội dung còn lại sẽ được phát biểu lồng ghép trong quá trình trao đổi, thảo luận. diễn giả quốc tế do điều kiện không tham dự trực tiếp cũng đã ghi hình và gửi ý kiến tới Diễn đàn. Các đại biểu tham dự Diễn đàn đã nhận đủ tài liệu, vì vậy, Ban Tổ chức đề nghị các diễn giả và đại biểu tham gia trao đổi, thảo luận thật ngắn gọn, tập trung, đi thẳng vào các nội dung cốt lõi và trọng tâm, đề xuất những giải pháp cụ thể và thiết thực. Căn cứ các đề xuất, kiến nghị và giải pháp, ngay sau khi kết thúc Diễn đàn, Ban tổ chức Diễn đàn sẽ xây dựng Báo cáo tổng thuật gửi tới Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành và địa phương để phục vụ kịp thời kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV và công tác hoạch định, thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Với tinh thần đó, tôi tuyên bố khai mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững. Kính chúc các quý vị đại biểu, các vị khách quý dồi dào sức khỏe. Chúc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 thành công tốt đẹp!

* Đầu đề do Báo Đại biểu Nhân dân đặt

Duy Thôngtrình bày

Chính trị

Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc
Sự kiện nổi bật

Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 24.11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11

Sáng nay, 24.11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”. Chủ tịch Quốc hội khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các trưởng đoàn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các trưởng đoàn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Sáng 24.11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary, Chủ tịch Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình và Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 15 năm Quan họ Bắc Ninh được ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 15 năm Quan họ Bắc Ninh được ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại

Tối 23.11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, TP. Bắc Ninh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và phát biểu.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia - Ảnh Doãn Tấn/TTXVN
Sự kiện nổi bật

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia

Ngày 23.11, tại Đại sứ quán Việt Nam ở Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) tại Đại sứ quán Việt Nam nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA, qua đó hỗ trợ cũng như góp phần tháo gỡ những khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh tại Campuchia.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bổ sung trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển hóa chất

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) chiều nay, 23.11, có ý kiến đại biểu đề nghị, dự thảo Luật cần bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển. Điều này sẽ góp phần làm rõ trách nhiệm pháp lý, bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan và tăng cường an toàn trong vận chuyển hóa chất.

Biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 23.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) với 413/422 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Chiều 23.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành, chiếm 87,89% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các ĐBQH nhấn mạnh cần làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp; điều này sẽ dễ quy trách nhiệm pháp lý, tránh thất thoát, lãng phí vốn nhà nước do làm ăn thua lỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Tạo môi trường, khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc xây dựng dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thể chế hóa, ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; đồng thời, tạo môi trường và khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát với doanh nghiệp phát triển trí tuệ nhân tạo

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các ĐBQH đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét tính khả thi của việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát, theo dõi hệ thống đối với từng loại hình doanh nghiệp phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo; đặt ra các trường hợp miễn trách nhiệm đối với một số nhà phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo nhất định.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23.11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 - 23.11.2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 23.11
Chính trị

Cần cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất cho công nghiệp công nghệ số phát triển

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh yêu cầu xây dựng dự thảo Luật với các cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh và bền vững, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.