Xây dựng hệ thống tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh

Sáng 7.9, tiếp tục chương trình Phiên họp toàn thể lần thứ 10, Ủy ban Tư pháp đã thẩm tra dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Nga.

Xây dựng hệ thống tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh -0
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Nga chủ trì phiên họp

Dự phiên họp có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; các thành viên Ủy ban Tư pháp, đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan.

Theo Tờ trình dự án Luật do Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Văn Tiến trình bày, việc sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân nhằm tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của Tòa án nhân dân; xây dựng hệ thống tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; hoàn thành trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.

Xây dựng hệ thống tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh -0
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Văn Tiến trình bày dự án Luật
Toàn cảnh phiên họp
Toàn cảnh phiên họp

Dự thảo Luật gồm 9 Chương với 151 Điều; trong đó, bổ sung 51 điều mới, sửa đổi 93 điều, giữ nguyên 7 điều. So với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, dự thảo Luật giảm 2 chương, tăng thêm 54 điều. Dự luật kế thừa những quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 còn phù hợp và sửa đổi, bổ sung nhiều quy định nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn mới, tập trung vào những nội dung lớn như: Quy định nội hàm quyền tư pháp; nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án; hoàn thiện tổ chức bộ máy của tòa án; đổi mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tòa án; Thành lập Hội đồng Tư pháp quốc gia trên cơ sở bổ sung chức năng, nhiệm vụ, thành phần của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia để bảo đảm độc lập tư pháp…

Trình bày ý kiến Nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Hoàng Văn Liên cho biết, Nhóm nghiên cứu cơ bản tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, tiếp tục cụ thể hóa Hiến pháp 2013; khắc phục những vướng mắc, bất cập, hạn chế của Luật hiện hành về tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của các tòa án; đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong tình hình mới đối với công tác xét xử. Về cơ bản, dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Xây dựng hệ thống tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Hoàng Văn Liên trình bày ý kiến Nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp
Các đại biểu dự phiên họp
Các đại biểu dự phiên họp

Tại phiên họp, các đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật để phù hợp với thực tiễn, thể chế hoá đầy đủ, đúng đắn, toàn diện các chủ trương, đường lối, chính sách trong các nghị quyết, văn kiện của Đảng về cải cách tư pháp, về Tòa án. Tuy nhiên, để bảo đảm tính liên thông, đồng bộ, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, việc sửa đổi Luật này có thể phải sửa đổi một số quy định của luật khác có liên quan. Vì vậy, một số ý kiến đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát và đề xuất sửa đổi một số điều của các luật có liên quan. Bên cạnh đó, nghiên cứu, đánh giá kỹ hơn về tính khả thi và nguồn lực thực hiện một số quy định, nhất là nội dung mới, chính sách mới được quy định trong dự thảo Luật.

Xây dựng hệ thống tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh -0
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã làm rõ hơn các nội dung đại biểu đặt ra. Cho biết, quá trình xây dựng dự thảo Luật được chuẩn bị, nung nấu trong thời gian dài, tham khảo các kinh nghiệm quốc tế, Chánh án Nguyễn Hoà Bình khẳng định sẽ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu để hoàn thiện dự thảo Luật với chất lượng cao nhất.

Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga ghi nhận các ý kiến góp ý trách nhiệm, chất lượng của đại biểu đã tập trung vào những vấn đề lớn, toàn diện của dự thảo Luật và đánh giá cao nỗ lực của Tòa án nhân dân tối cao trong quá trình chủ trì soạn thảo dự án Luật. Ủy ban Tư pháp sẽ phối hợp chặt chẽ với Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật và Báo cáo thẩm tra trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chính trị

Tổ 19 (Bình Dương, Nam Định, Phú Thọ)
Thời sự Quốc hội

Bổ sung đối tượng được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế

Chiều 24.10, thảo luận tại Tổ 19 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Bình Dương, Nam Định, Phú Thọ), các đại biểu đề nghị xem xét, bổ sung thêm một số đối tượng được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với một số luật, dự thảo luật liên quan. 

ĐBQH Trần Văn Lâm Bắc Giang - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc thu hẹp phạm vi điều chỉnh dự án Luật Dữ liệu

Chiều nay, 24.10, thảo luận tại Tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh: Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có ý kiến đề nghị cân nhắc thu hẹp phạm vi điều chỉnh Luật Dữ liệu theo hướng luật dữ liệu quốc gia hay luật về cơ sở dữ liệu quốc gia, đối tượng áp dụng chỉ nên tập trung vào cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và các tổ chức trong nền kinh tế, trong xã hội mà việc thu thập dữ liệu có liên quan đến cơ sở dữ liệu quốc gia.

Bổ sung thêm nhóm đối tượng vùng an toàn khu được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế
Thời sự Quốc hội

Bổ sung thêm nhóm đối tượng vùng an toàn khu được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế

Chiều 24.10, thảo luận tại Tổ 9 (Đoàn ĐBQH các tỉnh: Phú Yên, Hòa Bình, Quảng Ninh, Bến Tre) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, một số đại biểu đề nghị, cần bổ sung quy định người dân sinh sống tại các xã an toàn khu cách mạng và các xã trọng điểm về quốc phòng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế. Cùng với đó, cần đánh giá cụ thể về khả năng đáp ứng và cân đối của quỹ bảo hiểm y tế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết về việc giao Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết về việc giao Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên

Ngày 24.10, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1236/NQ-UBTVQH15 về việc giao Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Điện Biên.

Cơ quan nào quản lý Trung tâm Dữ liệu quốc gia?
Thời sự Quốc hội

Cơ quan nào quản lý Trung tâm Dữ liệu quốc gia?

Thảo luận về dự án Luật Dữ liệu tại Tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) chiều nay, 24.10, nhiều đại biểu đề nghị, cần xác định rõ Trung tâm dữ liệu quốc gia thuộc cơ quan nào quản lý và định hướng về mô hình tổ chức, bộ máy và hoạt động của trung tâm.

ĐBQH Mai Văn Hải phát biểu thảo luận tổ
Thời sự Quốc hội

Nâng mức hỗ trợ bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên, hộ gia đình có thu nhập thấp

Thảo luận tại tổ 18 về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, các ĐBQH Đoàn Thanh Hóa, Hà Nam, Trà Vinh cho rằng, cần xem xét tăng mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước cho nhóm đối tượng học sinh, sinh viên và người thuộc hộ gia đình làm nông lâm ngư nghiệp và diêm nghiệp có cuộc sống ở mức trung bình.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 13. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Làm rõ tiến độ, hiệu quả của Trung tâm dữ liệu quốc gia

Chiều nay, 24.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Dữ liệu và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế. Các đại biểu Quốc hội Tổ 13 (Đoàn ĐBQH các tỉnh: Bắc Ninh, Lạng Sơn, Đắk Lắk, Hậu Giang) nhất trí việc quy định về Trung tâm Dữ liệu quốc gia trong Luật Dữ liệu, đồng thời đề nghị làm rõ hơn về cơ cấu, tổ chức, hoạt động, tiến độ, hiệu quả của Trung tâm này. 

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Cân nhắc thận trọng với quy định về Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia và Sàn giao dịch dữ liệu

Chiều 24.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, thảo luận về dự án Luật Dữ liệu tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu đề nghị việc xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia và Sàn giao dịch dữ liệu cần nghiên cứu thận trọng, đánh giá tác động kỹ lưỡng để quy định cho phù hợp, nhất là phải bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả khi sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng cho trẻ dưới 6 tuổi
Thời sự Quốc hội

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả khi sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng cho trẻ dưới 6 tuổi

Tại phiên họp tổ chiều 24.10, ĐBQH Lò Thị Luyến (Điện Biên) đề xuất bảo hiểm y tế chi trả khi sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng cho trẻ dưới 6 tuổi, để trẻ có cơ hội được can thiệp, điều trị với cơ hội sống cao hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp ngắn Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp ngắn Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga, ngày 23.10 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp ngắn với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.