Ủy ban Tư pháp thẩm tra dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên

Tiếp tục chương trình Phiên họp toàn thể lần thứ 13, sáng 9.4, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Ủy ban Tư pháp thẩm tra dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Nga chủ trì phiên họp. 

Đảng, Nhà nước ta luôn xác định trẻ em được ưu tiên chăm sóc, giáo dục và bảo vệ đặc biệt, thể hiện trong nhiều nghị quyết, văn kiện quan trọng. Cụ thể, Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25.12.2023 của Bộ Chính trị Về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc đã đề ra giải pháp “phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em”. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em”.

bbbb -0
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga chủ trì phiên họp

Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên cũng yêu cầu: “Các quốc gia thành viên phải tìm cách thúc đẩy việc hình thành những đạo luật, thủ tục, các cơ quan và tổ chức riêng cho trẻ em bị coi là, bị tố cáo hay bị thừa nhận là đã vi phạm pháp luật hình sự”. Việt Nam đã có nhiều bộ luật, luật, văn bản dưới luật điều chỉnh về tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên. Tuy vậy, hệ thống pháp luật hiện hành đối với người chưa thành niên cũng bộc lộ nhiều hạn chế.

bbbb -0
Đại biểu Quốc hội Phan Thị Mỹ Dung (Long An)

Từ thực tế này, việc xây dựng Luật Tư pháp người chưa thành niên là cần thiết nhằm: hoàn thiện pháp luật tư pháp đủ nghiêm khắc nhưng cũng bảo đảm nhân văn đối với người chưa thành niên phạm tội. Tăng cường giáo dục, hỗ trợ, giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội tự sửa chữa lỗi lầm, cải thiện hành vi bằng áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, hạn chế tối đa việc áp dụng biện pháp mang tính chất trừng phạt, giam giữ nhưng vẫn bảo đảm sự an toàn của cộng đồng và trật tự xã hội. Xây dựng quy trình thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với độ tuổi, tâm lý và vì lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Bảo đảm các quyền cơ bản của người chưa thành niên trong xử lý chuyển hướng, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và tái hòa nhập cộng đồng. Thu hút, huy động nguồn nhân lực có chuyên môn về công tác xã hội; tăng cường trách nhiệm của gia đình, cơ quan, tổ chức hữu quan hỗ trợ, giám sát, giáo dục người chưa thành niên.

Cùng với đó, việc xây dựng luật nhằm thiết lập cơ sở giam giữ phù hợp với mục đích phục hồi, giáo dục và sự phát triển của người chưa thành niên. Tăng cường cơ hội tái hòa nhập cộng đồng; xây dựng cơ chế giám sát, giáo dục, phục hồi hiệu quả, chuyên nghiệp, đơn giản, phù hợp với người chưa thành niên.

Tại phiên họp, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Văn Tiến cho biết, dự thảo luật gồm 166 điều được bố cục thành 5 phần, 11 chương. Dự thảo luật xác định phạm vi điều chỉnh trong lĩnh vực tư pháp hình sự, gồm: (1) quy định về xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội; (2) hình phạt và các chính sách hình sự chuyên biệt; (3) thủ tục tố tụng thân thiện; (4) thi hành án và tái hòa nhập cộng đồng; (5) nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên.

Dự thảo Luật quy định các nguyên tắc nhân văn, tiến bộ và đặc thù để bảo vệ người chưa thành niên trong tư pháp hình sự; xây dựng chế định xử lý chuyển hướng thay thế cho hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội; quy định 2 thủ tục tố tụng riêng biệt đối với người chưa thành niên: (1) thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên bị buộc tội; (2) thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên là bị hại, người làm chứng; bổ sung điều luật về hình phạt cảnh cáo cho người chưa thành niên khi phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng do vô ý và có tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt; mở rộng trường hợp người chưa thành niên bị phạt tù được cho hưởng án treo; quy định giảm mức hình phạt tù đối với người chưa thành niên theo hướng: giảm mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi từ 18 năm xuống 15 năm tù, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội từ 12 năm xuống 9 năm tù, trừ trường hợp phạm 5 loại tội xâm phạm tính mạng sức khỏe và ma túy thì mức hình phạt theo quy định của pháp luật hiện hành; người chưa thành niên được giam giữ tại trại giam riêng để có môi trường giáo dục, phục hồi tốt nhất…

bbbb -0
Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) phát biểu tại phiên họp

Thảo luận phiên họp, nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật, các đại biểu đánh giá dự thảo Luật đã thể chế hóa đầy đủ và bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng liên quan đến trẻ em, cơ bản phù hợp với các nguyên tắc trong các văn bản pháp luật có liên quan như: Luật Trẻ em, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật Trợ giúp pháp lý… Đồng thời, để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đề nghị Tòa án Nhân dân Tối cao tiếp tục rà soát kỹ lưỡng các luật có liên quan; chủ động phối hợp với Chính phủ rà soát Luật Xử lý vi phạm hành chính để đề xuất, kiến nghị các nội dung sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.  

Tại phiên họp, các đại biểu tập trung cho ý kiến về các quy định cụ thể của dự thảo Luật như phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật; các biện pháp xử lý chuyển hướng và đối tượng được áp dụng xử lý chuyển hướng; hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên; về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội, người chưa thành niên là bị hại, người làm chứng; việc tách vụ án hình sự trong trường hợp có người chưa thành niên phạm tội; thi hành án và tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên…

bbbb -0
Đại biểu Quốc hội Mai Khanh (Ninh Bình)

Các đại biểu tham dự phiên họp cho rằng vẫn còn một số chính sách mới dẫn tới phát sinh các điều kiện bảo đảm thi hành chưa được đánh giá tác động cụ thể. Vì vậy, đề nghị TANDTC bổ sung đánh giá tác động với những nội dung nêu trên làm cơ sở cho quá trình xem xét, thông qua dự án Luật cũng như cho việc triển khai thực hiện. Một số quy định cần tiếp tục được cân nhắc thận trọng như: về vị trí, vai trò của nhân viên công tác xã hội, về tính khả thi của một số biện pháp xử lý chuyển hướng, về những nội dung sửa đổi liên quan đến hình phạt và thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội… 

Theo dự kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án luật này tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4.2024 trước khi trình Quốc hội thảo luận lần đầu tại Kỳ họp thứ Bảy vào tháng 5.2024 tới.  

Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang

Chiều 4.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải - Phó Trưởng đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Chiều 4.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức. 

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn
Chính trị

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn

Nghị quyết số 57 thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc huy động sức mạnh toàn diện của hệ thống chính trị và xã hội nhằm tạo xung lực mới cho phát triển đất nước. Nghị quyết xác định đây là “cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện” cần được triển khai “quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài” với những giải pháp đột phá​. Nhiệm vụ hiện nay là biến quyết tâm đó thành hành động thực tiễn. Muốn vậy, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế – xã hội, từ quyết tâm của người lãnh đạo cho đến nỗ lực của từng người dân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc theo chế độ
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc theo chế độ

Chiều 4.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì cuộc gặp mặt công chức, viên chức, người lao động có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc để hưởng chính sách, chế độ theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Việt Nam - Armenia có truyền thống hiếu học, coi trọng tri thức và giáo dục là chìa khóa mở ra tương lai
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Việt Nam - Armenia có truyền thống hiếu học, coi trọng tri thức và giáo dục là chìa khóa mở ra tương lai

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng nay, 4.4 (theo giờ địa phương), tức trưa cùng ngày giờ Hà Nội, tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - ngôi trường được mệnh danh là “trái tim học thuật”, “ngọn hải đăng tri thức”, niềm tự hào của Armenia và khu vực.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan

Sáng 4.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tại Trụ sở Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước
Theo dòng sự kiện

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước

Các trang tin điện tử chính thức của Armenia, Quốc hội Armenia, Hãng Thông tấn quốc gia của Armenia và các tờ báo của nước này (Armeni Info, Armenia Press, aravot.am, 1lurer.am, News.am…) liên tục nêu đậm nét, cập nhật thông tin, hình ảnh, video về các hoạt động trong chuyến thăm cấp chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam, không chỉ trên website mà trên cả các trang mạng xã hội X (Twitter)… nêu bật nội dung và ý nghĩa chuyến thăm, sự đón tiếp trọng thị và kết quả chuyến thăm.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 - 6.4. Sáng 4.4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan

Sáng nay, 4.4 (theo giờ địa phương), tức trưa cùng ngày giờ Hà Nội, tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan (YSU).