Ủy ban Kinh tế thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật

Chiều 11.6, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Kinh tế tiến hành Phiên họp toàn thể lần thứ 16 thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng.

ww -0
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Tham dự có Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; đại diện các Bộ Tư pháp, Xây dựng, Quốc phòng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư…

Phát huy sớm những chính sách, quy định tiến bộ

Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật được xây dựng nhằm để cho phép Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 1.8.2024 để sớm khơi thông nguồn lực đất đai, kịp thời giải quyết, xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đã chỉ ra trong quá trình tổng kết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và phát huy những chính sách, quy định tiến bộ, ưu việt đã được thể chế hóa trong các luật nêu trên.

“Dự án luật được xây dựng nhằm tạo điều kiện để quản lý chặt chẽ, khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai, phát triển nhà ở, phát triển thị trường bất động sản, đẩy mạnh thực hiện các cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, giảm thiểu chi phí tuân thủ, cắt giảm khâu trung gian. Tháo gỡ được những khó khăn trong tiếp cận đất đai phục vụ sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư, đóng góp lớn cho việc hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

ww -0
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân trình bày Tờ trình của Chính phủ. Ảnh: Hồ Long

Mặt khác, việc 4 luật có hiệu lực sớm cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp và người dân trong thực hiện quyền của người sử dụng đất, bảo vệ quyền lợi cho người có đất bị thu hồi, thúc đẩy sự tham gia hoạt động kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, kiểm soát chặt chẽ việc phát triển nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ của cá nhân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại đối với việc quản lý, vận hành nhà chung cư…

Về tiến độ xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành 4 luật, phát huy tinh thần chủ động triển khai “từ sớm, từ xa” các luật đã được Quốc hội thông qua, ngay từ khi xây dựng các dự án luật, thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ đã phân công các cơ quan để xây dựng nội dung được giao quy định chi tiết trong luật. Đến nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động lấn biển; nhiều dự thảo nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã được xây dựng nội dung, gửi xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương, hiện đang giải trình, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo. Các thông tư thuộc thẩm quyền ban hành của các bộ, ngành cũng được tập trung nguồn lực để xây dựng.

ww
Các đại biểu dự Phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Trong đó, tại Thông báo số 245/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ đã chỉ đạo việc xây dựng, hoàn thiện các văn bản nêu trên theo trình tự rút gọn. Do đó, các văn bản hướng dẫn thi hành các luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành sẽ được ban hành và có hiệu lực đồng thời với thời điểm luật có hiệu lực, bảo đảm đồng bộ, kịp thời, làm căn cứ pháp lý đầy đủ cho việc thi hành.

Đánh giá rõ 3 vấn đề

Các đại biểu tham dự phiên họp ghi nhận Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có nhiều quy định mang tính đột phá, đổi mới, tiến bộ, góp phần ổn định chính trị, an sinh xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp…

ww
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương phát biểu. Ảnh: Hồ Long
ww
Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Trịnh Xuân An phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị, bên cạnh các tác động tích cực của việc điều chỉnh thời điểm có hiệu lực của 4 luật sớm hơn như Tờ trình của Chính phủ đưa ra, thì cần quan tâm đánh giá về 3 vấn đề. Theo đó, cần đánh giá tác động đến tâm lý của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là tác động đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; rà soát, đánh giá để lượng hóa được tác động tới phát triển kinh tế - xã hội; việc triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật và bảo đảm chất lượng của các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của 4 luật.

Một số ý kiến đề nghị, Ban soạn thảo cần hoàn thiện nội dung điều khoản chuyển tiếp của các luật nêu trên để bảo đảm không tạo ra khoảng trống pháp lý do hiệu lực của luật và điều khoản chuyển tiếp đang quy định tại các luật này khác nhau.

ww
Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Thành Trung phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Về việc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật, một số ý kiến băn khoăn với việc xây dựng, ban hành theo thủ tục rút gọn. Các ý kiến tán thành thực hiện theo thủ tục rút gọn cũng lưu ý, chỉ ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật về những nội dung, chính sách có lợi cho doanh nghiệp, người dân; đòi hỏi Chính phủ, các bộ, ngành phải cam kết chất lượng của các văn bản này. Đối với những nội dung, chính sách còn “cấn cá” thì chưa nên sử dụng thủ tục rút gọn để xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện.

Tại phiên họp, đại diện lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng đã báo cáo làm rõ các vấn đề được đại biểu quan tâm.

Ủy ban Kinh tế thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật -0
Ủy viên Thường trực Ủy  ban Kinh tế Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu. Ảnh: Thanh Hải

Phát biểu kết luận về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, trong thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn thi hành 4 luật, đặc biệt là cán bộ, công chức Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp để hoàn thiện hồ sơ dự án luật, bảo đảm tính cấp thiết, cấp bách và khả thi của dự án luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị, Ban soạn thảo cần tiếp thu ý kiến tại Phiên họp để bổ sung báo cáo đánh giá tác động của việc điều chỉnh hiệu lực thi hành sớm của 4 luật, trong đó nêu rõ cả những tác động tích cực và tiêu cực, bảo đảm khách quan, đầy đủ và chính xác. Xây dựng app để cập nhật “hàng ngày, hàng giờ” tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn thi hành 4 luật nêu trên.

Đồng thời, báo cáo công tác chuẩn bị xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn thi hành của các địa phương; có giải pháp bảo đảm các điều kiện thi hành dự án luật; hoàn thiện các nội dung, các điều khoản chuyển tiếp, bảo đảm không tạo khoảng trống pháp lý do hiệu lực thi hành của luật và các điều khoản chuyển tiếp trong 4 luật nêu trên khác nhau; có giải pháp khắc phục những tác động bất lợi nếu có...

Chính trị

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình
Sự kiện nổi bật

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 21.12, Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương làm Trưởng Đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình để thông báo Dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.

Thủ tướng: Phát triển Đà Nẵng thực sự là cực tăng trưởng của cả nước
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng: Phát triển Đà Nẵng thực sự là cực tăng trưởng của cả nước

Sáng 21.12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng (Nghị quyết 136), chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Sắp xếp tinh gọn bộ máy tránh để 'người tài xin nghỉ, người dở ở lại'
Sự kiện nổi bật

Sắp xếp tinh gọn bộ máy tránh để 'người tài xin nghỉ, người dở ở lại'

Sáng 21.12, dự và phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Nội vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình ghi nhận, Bộ Nội vụ đã giải quyết được rất nhiều việc khó như vấn đề vị trí việc làm, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tăng lương, giảm biên chế, đổi mới thi cử…

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Nội vụ
Sự kiện nổi bật

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Nội vụ

Sáng ngày 21.12, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Nội vụ. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Ban Lãnh đạo Bộ chủ trì Hội nghị
Chính trị

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành tài nguyên và môi trường năm 2025

Ngày 21.12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị "Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành tài nguyên và môi trường". Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Công tác ngoại giao kinh tế ngày càng thực chất hơn và bài bản hơn
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Công tác ngoại giao kinh tế ngày càng thực chất hơn và bài bản hơn

Chiều tối 20.12, chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng ngoại giao kinh tế ngày càng thực chất hơn và bài bản hơn, với “3 rõ”: Kết quả rõ, sản phẩm rõ, đóng góp rõ cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Quang cảnh Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đảng ủy, Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội đối thoại với đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

Chiều 20.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Bí thư Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng chủ trì Hội nghị đối thoại giữa Đảng ủy, Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội với đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Quốc hội.

toàn cảnh cuộc họp báo chiều 20.12 - Ảnh H.Ngọc
Sự kiện nổi bật

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật và 1 Pháp lệnh

Chiều 20.12, tại Phủ Chủ tịch, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám và 1 Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự Hội thảo quốc tế về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Chính trị

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự Hội thảo quốc tế về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Ngày 20.12, tại Hưng Yên, Tỉnh ủy Hưng Yên phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản". Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự và phát biểu tại hội thảo.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Chính trị

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20.12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân:

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng ngày 20.12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024); đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và có Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch Nước Phạm Thanh Hà phát biểu tại cuộc họp báo - Ảnh H.Ngọc
Sự kiện nổi bật

Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám

Sáng 20.12, tại Phủ Chủ tịch, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám.

Một số hình ảnh Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Chính trị

Một số hình ảnh Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20.12, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024). Lễ kỷ niệm được tổ chức trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. 

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Chính trị

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989- 22.12.2024), sáng 20.12, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tiếp Chủ tịch Tập đoàn LIG NEX1 Hàn Quốc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tiếp Chủ tịch Tập đoàn LIG NEX1 Hàn Quốc

Chiều 19.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tiếp Đoàn đại biểu Tập đoàn LIG NEX1 Hàn Quốc do Chủ tịch Tập đoàn Koo Bon Sang dẫn đầu đang có chuyến thăm và tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 tại Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân

Chiều 19.12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Đổng Quân và Đoàn đại biểu Quân đội Trung Quốc sang dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng Toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).