- Tạo dựng hành lang pháp lý huy động lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
- Rà soát chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở để bảo đảm tính tương thích, công bằng
- Củng cố lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
- Phát huy hiệu quả hoạt động lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
- Trình Quốc hội dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại Kỳ họp thứ Năm tới
- Bảo đảm điều kiện hoạt động cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
- Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: Nhiệm vụ còn "nặng" so với vị trí, chức năng
Phát huy tối đa vai trò của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới trình bày cho biết, về phạm vi điều chỉnh (Điều 1), một số ý kiến đề nghị bổ sung cụm từ “quyền hạn” vào phạm vi điều chỉnh tại Điều 1, đồng thời bổ sung một điều quy định quyền hạn của lực lượng này trong dự thảo Luật.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quyền hạn phải gắn với chủ thể mang quyền lực nhà nước để thực hiện chức năng quản lý nhà nước và thực thi quyền lực nhà nước. Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng quần chúng tự nguyện, không thực hiện chức năng quản lý nhà nước, không thuộc bộ máy nhà nước mà tính chất hoạt động là tham gia hỗ trợ theo sự hướng dẫn, phân công, chỉ đạo trực tiếp của Công an cấp xã.
Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép không bổ sung cụm từ “quyền hạn” vào phạm vi điều chỉnh và không bổ sung điều quy định về quyền hạn của lực lượng này. Tuy nhiên, trên cơ sở ý kiến ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, bổ sung vào một số nhiệm vụ độc lập của lực lượng này tại các điều 7, 8, 10 và 12 dự thảo Luật để thể hiện quyền hạn gắn liền với nhiệm vụ, trách nhiệm của lực lượng này khi thực hiện các nhiệm vụ độc lập.
Về nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở (Chương II), có ý kiến đề nghị bổ sung một số nhiệm vụ độc lập cho lực lượng này và nhiệm vụ hỗ trợ Công an cấp xã, cơ quan Công an cấp trên bảo vệ hiện trường khi vụ án hình sự xảy ra tại cơ sở; bổ sung quy định trách nhiệm liên đới của Công an cấp xã khi lực lượng này thực hiện nhiệm vụ mà vi phạm pháp luật.
Tiếp thu ý kiến của ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo nghiên cứu, rà soát, bổ sung, chỉnh lý đối với các nội dung quy định về nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, không trùng lặp với nhiệm vụ chung của Công an cấp xã, thống nhất với các quy định có liên quan trong hệ thống pháp luật; đồng thời, xác định rõ trách nhiệm liên đới của Công an cấp xã là: “Công an cấp xã chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở theo quy định của pháp luật”.
Rà soát bổ sung một số nhiệm vụ độc lập phù hợp với vị trí, chức năng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại khoản 2 Điều 7, khoản 2 Điều 8 và khoản 2, khoản 3 Điều 10 dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua nhằm phát huy tối đa vai trò của lực lượng này và nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.
Cấm giả danh lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Gồm 5 chương, 33 điều, Luật quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác, xây dựng lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Theo Luật, công dân Việt Nam có nguyện vọng và khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi; trường hợp trên 70 tuổi mà bảo đảm sức khỏe thì Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Công an cấp xã. Có lý lịch rõ ràng; phẩm chất đạo đức tốt; bản thân và gia đình chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành án hình sự ở xã, phường, thị trấn, chấp hành biện pháp tư pháp hoặc chấp hành biện pháp xử lý hành chính; có đủ sức khỏe theo giấy chứng nhận của cơ sở khám, chữa bệnh được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật…
Luật cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm, đó là: sử dụng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trái quy định của Luật này hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nhũng nhiễu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Giả danh lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Xúc phạm, đe dọa, cản trở, chống đối lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trong khi thực hiện nhiệm vụ. Sản xuất, mua bán, tàng trữ, sử dụng, chiếm giữ trái phép, làm giả, cầm cố trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.