Thảo luận tại tổ 19 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Phú Thọ, Bình Dương, Nam Định)

Rà soát kỹ quy định về phân loại vũ khí

Tham gia thảo luận tại Tổ 19 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Phú Thọ, Bình Dương và Nam Định) chiều nay, 24.5, nhiều đại biểu cho rằng, trong bối cảnh chưa thể sửa Bộ luật Hình sự, cần sớm có cơ chế pháp lý để xử lý thỏa đáng những đối tượng sử dụng công cụ thông thường nhưng có mục đích xâm phạm tính mạng con người.

Việc giải thích từ ngữ trong dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Nhấn mạnh điều này, ĐBQH Vũ Huy Khánh (Bình Dương) cho rằng, đây là điểm nóng nhất mà Chính phủ đề xuất để sửa đổi Luật nhằm bảo đảm phù hợp với thực tiễn, nhất là những khái niệm liên quan đến phân loại vũ khí.

Rà soát kỹ quy định về phân loại vũ khí -0
Đại biểu Quốc hội Vũ Huy Khánh (Bình Dương) phát biểu tại Tổ 19

Trong Luật hiện hành, các quy định về phân loại vũ khí vẫn còn khá phức tạp, trong đó "vũ khí quân dụng" cơ bản được thiết kế theo hướng chủ thể được trang bị như lực lượng vũ trang và số ít gồm các lực lượng kiểm lâm, hải quan… Còn "vũ khí thô sơ" phân loại theo định nghĩa cấu tạo.

Tuy vậy, đại biểu Vũ Huy Khánh nêu thực tế, thời gian gần đây nổi lên tình trạng tội phạm xâm phạm trật tự xã hội sử dụng các công cụ với tính chất là công cụ phạm tội nhưng khi soi chiếu vào Luật, thì những công cụ này không nằm trong nhóm "vũ khí quân dụng", "vũ khí thô sơ". Do vậy, đại biểu Vũ Huy Khánh cho rằng, trong bối cảnh chưa sửa đổi quy định trong Bộ luật Hình sự, cần sớm có cơ chế pháp lý để xử lý thỏa đáng những đối tượng sử dụng công cụ thông thường nhưng có mục đích xâm phạm tính mạng con người. 

Rà soát kỹ quy định về phân loại vũ khí -0
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Dũng (Nam Định) phát biểu tại Tổ 19

Theo ĐBQH Nguyễn Hải Dũng (Nam Định), hai lực lượng Quân đội và Công an Việt Nam đang thực hiện xây dựng lực lượng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, trong đó có vấn đề nghiên cứu về khoa học trong lực lượng vũ trang. Đại biểu cho rằng, cần có định nghĩa khoa học về "vũ khí quân dụng" để đưa vào dự thảo Luật, bởi cách giải thích từ ngữ trong dự thảo Luật hiện mới chỉ là biện pháp kiểm kê mà chưa có một định nghĩa khái quát khái niệm như thế nào là "vũ khí quân dụng", như thế nào là "vũ khí thô sơ"? 

Dẫn số liệu trong báo cáo của Bộ Công an về việc súng tự chế gây án gấp 6 lần số vụ và 5 lần số đối tượng so với sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, đại biểu Nguyễn Hải Dũng cho rằng, những loại vũ khí tự chế này xảy ra phổ biến trước đây thì lại bị xếp vào vũ khí quân dụng. Cùng với đó, những tiêu chí để vũ khí tự chế bị xếp vào vũ khí quân dụng vẫn chưa đủ thuyết phục và không lý giải được tận gốc về cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý hoặc lý thuyết về vũ khí quân dụng để xếp loại súng tự chế vào nhóm vũ khí quân dụng. 

Rà soát kỹ quy định về phân loại vũ khí -0
Các đại biểu tại Tổ 9

“Đặc biệt, vũ khí quân dụng được sản xuất theo quy trình của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và mục đích sử dụng cho lực lượng vũ trang, nhưng đây là vũ khí tự chế của người dân sử dụng cho việc săn bắn hay trang trí nên không liên quan tới quân dụng. Ngoài ra, nếu vũ khí quân dụng phải được trang bị cho lực lượng vũ trang theo Điều 19 của dự thảo Luật, thì những vũ khí tự chế này liệu có trang bị được cho lực lượng vũ trang hay không?”, đại biểu Nguyễn Hải Dũng nêu vấn đề. 

Đại biểu Nguyễn Hải Dũng cũng bày tỏ băn khoăn khi trạng thái vật lý của dao không thay đổi, nhưng khi tấn công con người lại xếp sang vũ khí quân dụng (?). Theo đại biểu, chỉ cần quy định khái niệm "dao có tính sát thương cao" là đủ điều kiện bắt giữ đối tượng. 

Rà soát kỹ quy định về phân loại vũ khí -0
Quang cảnh thảo luận Tổ 19

Đồng tình với quan điểm này, ĐBQH Trần Công Phàn (Bình Dương) cho biết, liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ thì có loại vũ khí thô sơ, vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao. Nhưng, hiện dự thảo Luật đang phân biệt theo hướng: khi vũ khí thô sơ có sát thương cao, sử dụng vào việc xâm phạm tính mạng, sức khỏe thì theo Bộ luật Hình sự là hung khí, hung khí nguy hiểm. Hung khí nguy hiểm là nói đến khả năng gây sát thương nhưng có khi không phải là vũ khí thô sơ. 

Trong dự thảo Luật quy định "khả năng gây sát thương", chứ không phải "gây sát thương". Hay trong tình huống xô xát nhau mà không sử dụng vũ khí gây ra thương tích khoảng 10% thì không có tội; nhưng, dùng "viên đá" đập gây thương tích 5-7% thì sẽ lại là "tội cố ý gây thương tích”. Dẫn ví dụ cụ thể, đại biểu Trần Công Phàn cho rằng, cần xác định hung khí này là "hung khí có khả năng để gây ra sát thương chứ không phải hậu quả của nó", bởi "có khi dao rất ngắn nhưng lại gây ra sát thương".

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt trong thực hiện sứ mệnh, vai trò của Quốc hội
Chính trị

Mọi nghị sĩ, mọi quốc gia hãy hành động mạnh mẽ, cùng xây dựng một thế giới công bằng, thịnh vượng và bền vững

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 6.4 (theo giờ địa phương), tại Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng IPU-150. Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cũng là lãnh đạo Quốc hội/Nghị viện đầu tiên phát biểu tại Phiên họp.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp xúc song phương với Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ và Chủ tịch Thượng viện Liên bang Nga
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp xúc song phương với Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ và Chủ tịch Thượng viện Liên bang Nga

Sáng nay, 6.4, trong khuôn khổ các hoạt động tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Om Birla và Chủ tịch Thượng viện Liên bang Nga Valentina Matvienko.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt trong thực hiện sứ mệnh, vai trò của Quốc hội
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt trong thực hiện sứ mệnh, vai trò của Quốc hội

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng nay, 6.4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu quan trọng tại Phiên toàn thể cấp cao Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng IPU-150
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng IPU-150

Sáng nay, 6.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, tiếp tục chương trình Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã tham dự Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng IPU-150 với chủ đề “Hành động nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bối cảnh khó khăn là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bối cảnh khó khăn là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường

Năm 2025 đã đi qua quý đầu năm trong tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan đối ứng cao, trong đó có Việt Nam, căng thẳng thương mại leo thang, tác động đến tăng trưởng kinh tế, các nền kinh tế trên thế giới, có thể gây đứt gẫy chuỗi sản xuất, cung ứng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị Chính phủ với địa phương
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị Chính phủ với địa phương

Sáng 6.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I.2025; tình hình phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công, triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháng 3 và quý I.2025; một số nhiệm vụ cần tập trung chỉ đạo trong tháng 4 và thời gian tới.

Tinh gọn bộ máy và đột phá công nghệ: hai cuộc cách mạng không thể tách rời
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Tinh gọn bộ máy và đột phá công nghệ: hai cuộc cách mạng không thể tách rời

Trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đồng thời khởi xướng hai cuộc “cách mạng” lớn: tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 56-NQ/TW ngày 25.11.2024, và đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024. Đây không chỉ là hai nhiệm vụ song song mà còn gắn bó chiến lược, tương hỗ chặt chẽ với nhau. Cả hai cùng hướng tới mục tiêu xây dựng một nền hành chính hiệu quả, linh hoạt, hiện đại, tạo động lực đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump
Chính trị

Thông điệp từ cuộc điện đàm lịch sử

Trong những thời khắc then chốt của lịch sử, sự xuất hiện kịp thời của những quyết định mang tầm chiến lược luôn là thước đo bản lĩnh của một quốc gia. Cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump – diễn ra chỉ hơn 24 giờ sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam - là một phản ứng chính sách, đối ngoại khôn ngoan, mềm mỏng nhưng hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi

Chiều 5.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sau khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.