Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội thảo Văn hóa 2024 tại Quảng Ninh

Sáng nay, 12.5, tại Trung tâm tổ chức hội nghị tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn (điều hành hoạt động của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội) tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội thảo Văn hóa 2024 tại Quảng Ninh -0

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội thảo Văn hóa 2024 tại Quảng Ninh -0
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển

Cùng dự và chủ trì Hội thảo có: Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký.

Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê K’đăm; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo HĐND và UBND các tỉnh, thành phố; các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý; đại diện một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao…

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội thảo Văn hóa 2024 tại Quảng Ninh -0

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội thảo Văn hóa 2024 tại Quảng Ninh -0
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký dự và chủ trì hội thảo.​​​​ Ảnh: Lâm Hiển

Diễn đàn tham vấn về chính sách, nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nêu rõ:Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn dành sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành nhiều chủ trương, chính sách, ưu tiên các nguồn lực để củng cố, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao. Bên cạnh những thành tựu, kết quả đạt được, việc phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập cần được nghiên cứu, tháo gỡ.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội thảo Văn hóa 2024 tại Quảng Ninh -0
Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng trình bày Báo cáo đề dẫn Hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Xuất phát từ vai trò, vị trí quan trọng và thực tế hoạt động của thiết chế văn hóa, thể thao, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã phối hợp với các cơ quan tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024. Đây là diễn đàn để tham vấn ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động có liên quan đến hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao về việc thực hiện chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao.

Hội thảo sẽ tập trung rà soát, phân tích, đánh giá tình hình triển khai thực hiện hệ thống chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển thiết chế văn hóa, thể thao, tập trung vào các nội dung sau: Công tác quy hoạch mạng lưới thiết chế văn hóa, thể thao; quản lý, khai thác, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao; hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao; về các nguồn lực cho thiết chế văn hóa; nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội thảo Văn hóa 2024 tại Quảng Ninh -0
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Trên cơ sở đó, Hội thảo sẽ đề xuất các giải pháp để hoàn thiện thể chế, chính sách, huy động tối đa các nguồn lực đầu tư xây dựng, phát triển thiết chế văn hóa, thể thao, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy giá trị văn hóa và con người Việt Nam theo mục tiêu của Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và tinh thần chỉ đạo của Đảng về phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Đồng thời, thông qua Hội thảo, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục sẽ có thêm thông tin, giải pháp để phục vụ quá trình thẩm tra vào Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Bảy tới.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội thảo Văn hóa 2024 tại Quảng Ninh -0
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

“Với tinh thần đó, tôi tuyên bố khai mạc Hội thảo Văn hóa năm 2024 về “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao” - Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh nói.

Quảng Ninh nhất quán về tư duy, hành động khẳng định văn hóa là nguồn tài nguyên tiềm tàng, quý giá nhất

Phát biểu chào mừng Hội thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký nêu rõ: Hôm nay, tỉnh Quảng Ninh rất vinh dự được đăng cai địa điểm và phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Ban Tuyên Giáo Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và Nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.

Nhấn mạnh vị trí trọng yếu về địa - chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh và đối ngoại - một vùng đất giàu trầm tích và bản sắc văn hóa, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh khẳng định: Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, từ một tỉnh còn yếu kém phải dựa vào hỗ trợ của Trung ương, bằng tinh thần “kỷ luật và đồng tâm”, “đổi mới và sáng tạo”, Quảng Ninh đã “vươn lên trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc” như đánh giá của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi về thăm, làm việc với Quảng Ninh năm 2022.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội thảo Văn hóa 2024 tại Quảng Ninh -0
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu chào mừng Hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã luôn luôn tìm tòi và đột phá đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu, hướng trọng tâm vào chất lượng phát triển, chất lượng sống của người dân; chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xanh hóa, lấy du lịch làm mũi nhọn gắn với phát triển bền vững kinh tế biển, phát triển hài hòa giữa các vùng lãnh thổ gắn với xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy đô thị hóa, phát triển đô thị thông minh, hiện đại, văn minh dựa trên các trụ cột thiên nhiên - con người - văn hóa kết hợp với xu thế hòa bình, hợp tác, hội nhập và cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại. Tạo bước chuyển lớn trong phát triển văn hóa - xã hội, con người, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao mức sống và chất lượng sống nhân dân, thu hẹp chênh lệch vùng miền; tỉnh không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022 - 2025; xây dựng và triển khai chuẩn nghèo mới của tỉnh gấp 1,4 lần so với Trung ương về tiêu chí thu nhập. Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, xây dựng phòng tuyến cạnh tranh và hợp tác kinh tế quốc tế.

Quý I.2024, trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn, thách thức, Quảng Ninh vẫn giữ vững đà tăng trưởng GRDP của địa phương, đạt 8,79%.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội thảo Văn hóa 2024 tại Quảng Ninh -0
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

“Trong quá trình xây dựng, phát triển ở mọi giai đoạn, thực hiện đường lối văn hóa của Đảng, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều chủ trương, chính sách thể hiện sự nhất quán về tư duy và hành động khẳng định văn hóa là nguồn tài nguyên tiềm tàng, quý giá nhất; con người được xác định là nguồn lực quan trọng nhất, con người là trung tâm, chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển bền vững của địa phương, mọi sự phát triển đích cuối đều vì hạnh phúc của Nhân dân”.

Nhấn mạnh điều này, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh cho biết: Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh xác định “xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền” là một trong ba khâu đột phá của giai đoạn 2020 - 2030; xác định phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh là nền tảng tinh thần vững chắc, là nguồn lực nội sinh, động lực quan trọng cho sự phát triển nhanh, bền vững của địa phương. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 30.10.2023 “Về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững” với 3 khâu đột phá.

Đó là: Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể - nhân tố quan trọng để xây dựng, chỉnh đốn đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Xây dựng văn hóa trong kinh tế vì sự phát triển bền vững của tỉnh Quảng Ninh, trọng tâm là phát triển văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nhân. Phát triển công nghiệp dịch vụ, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí dựa trên nền tảng công nghiệp sáng tạo được tổ chức sản xuất ở trình độ cao. Đẩy mạnh phát triển kinh tế di sản, phấn đấu, đưa Quảng Ninh trở thành điểm đến hấp dẫn hàng đầu khu vực, châu Á về du lịch di sản văn hóa.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội thảo Văn hóa 2024 tại Quảng Ninh -0
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Vì vậy, “Hội thảo này là dịp quý báu để tỉnh Quảng Ninh được tiếp thu ý kiến chỉ đạo, định hướng từ các nhà lãnh đạo, quản lý cấp cao, chuyên gia, học giả giúp chúng tôi củng cố quyết tâm, định hướng tầm nhìn để tiếp tục hoàn thiện thể chế và các giải pháp chính sách thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương nhằm tăng cường khả năng chuyển hóa nguồn tài nguyên văn hóa thành sức cạnh tranh của ngành công nghiệp văn hóa; huy động sức mạnh tổng hợp và mọi nguồn lực phát triển, phát huy hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao đồng bộ, hiện đại từ cấp tỉnh đến cơ sở phục vụ nâng cao chất lượng đời sống, hạnh phúc của Nhân dân và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký nhấn mạnh.

Kinh phí đầu tư phát triển thiết chế văn hóa, thể thao còn “nhỏ giọt, ăn đong”

Trình bày Báo cáo đề dẫn Hội thảo, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của các thiết chế văn hóa, thể thao đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao nước nhà; đồng thời nêu rõ, qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ những thiết chế văn hóa, thể thao nghèo nàn, lạc hậu, nhiều lúc, nhiều nơi bị lãng quên, hoạt động khép kín, biệt lập, thiếu kết nối, thậm chí xa rời với mục tiêu ban đầu, chúng ta đã xây dựng và phát triển được một hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tương đối toàn diện và đồng bộ, bao phủ rộng khắp từ trung ương tới cơ sở, từ các đô thị cho đến những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới hải đảo. 

Đạt được những thành tựu quan trọng đó, theo GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, trước hết là nhờ nhận thức của Đảng ta về xây dựng và phát triển văn hóa, thể thao đã từng bước được bổ sung, phát triển và ngày càng hoàn thiện, toàn diện và sâu sắc hơn; đặc biệt, đã gắn chặt chẽ với quan điểm, mục tiêu xây dựng con người Việt Nam phát triển hài hòa, toàn diện, lấy con người làm trung tâm của sự phát triển; làm cơ sở cho việc ban hành, tổ chức thực thi chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa, thể thao; giải quyết các vấn đề liên quan đến quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động, bộ máy tổ chức, nhân sự của các thiết chế văn hóa, thể thao.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ, sự vận hành của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao hiện đang bộc lộ rất nhiều hạn chế, bất cập; tồn tại những nghịch lý, khó khăn, vướng mắc kéo dài chưa được khắc phục.

Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng kinh phí đầu tư để phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao còn rất hạn chế, được tiến hành theo lối “nhỏ giọt, ăn đong”. Trong khi nhiều thiết chế văn hóa, thể thao có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật vẫn còn lạc hậu, quỹ đất ít ỏi, chưa đáp ứng yêu cầu, thì vẫn có một số thiết chế văn hóa, thể thao dù đã được đầu tư rất tốn kém nhưng lại hoạt động kém hiệu quả, thậm chí “bỏ hoang”, gây ra lãng phí lớn; nhiều rạp hát, sân tập và nhà thi đấu thể thao được đầu tư khá hiện đại song do không hoạt động hiệu quả đã nhanh chóng xuống cấp và hầu như phải đóng cửa, ít có thời gian “sáng đèn”; kinh phí hoạt động cho các thiết chế văn hóa, thể thao nhìn chung rất hạn hẹp, nhiều cơ sở chỉ đủ để hoạt động cầm chừng…

“Có một thực tế là, chủ trương của Đảng về quan tâm đầu tư phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao đã rõ, nhất là những chủ trương về xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển; phát triển đồng bộ các loại hình thiết chế văn hóa, thể thao; đổi mới nội dung, phương thức quản lý hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao từ trung ương đến cơ sở; đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, dịch vụ văn hóa và các lĩnh vực kinh tế thể thao phù hợp với cơ chế thị trường… Tuy nhiên, khi đi vào tổ chức thực hiện thì nhiều địa phương, đơn vị vẫn không biết phải bắt đầu làm từ đâu và phải làm như thế nào”. 

Nêu rõ thực tế trên, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thẳng thắn: Chúng ta đã thấy, không ít chính sách, quy định của pháp luật vẫn nặng về hướng dẫn chung chung, chưa cụ thể hóa đầy đủ dẫn đến tình trạng “mạnh ai, nấy làm”, cả trong đầu tư nguồn lực và tổ chức hoạt động… Điều này khiến cho nhiều thiết chế văn hóa, thể thao, nhất là trong lĩnh vực văn hóa, thể thao truyền thống, thật sự gặp khó khăn, lúng túng trong quá trình tiến tới tự chủ tài chính, phải xoay xở “giật gấu vá vai”, thậm chí biến tướng “lách luật” trong việc huy động, phân bổ các nguồn lực và tổ chức nhiều hoạt động nghệ thuật, biểu diễn, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng nói. 

Bảo đảm tính “đồng bộ, khả thi, hiệu quả” 

Để góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về luật pháp, cơ chế, chính sách, nhất là liên quan đến huy động và phân bổ có hiệu quả nguồn lực cho phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao đáp ứng những yêu cầu mới, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đề nghị các đại biểu tham dự Hội thảo tập trung phân tích, làm sâu sắc hơn những nội dung chủ yếu. 

Thứ nhất là hoàn thiện hệ thống luật pháp và cơ chế, chính sách. Cụ thể, cần nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn về yêu cầu bảo đảm tính “đồng bộ, khả thi và hiệu quả” trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện luật pháp và các cơ chế, chính sách về huy động, phân bổ nguồn lực cho phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao. Phải tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí phát triển của các thiết chế này, gồm: cơ sở vật chất, trang thiết bị, bộ máy tổ chức, nhân sự, kinh phí hoạt động và cơ chế vận hành; phải bảo đảm sự kết nối, liên thông giữa các chính sách, nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao với các chính sách, nguồn lực cho phát triển các lĩnh vực kinh tế-xã hội khác trên cơ sở khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế về văn hóa, thể thao của mỗi địa phương và cả nước.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội thảo Văn hóa 2024 tại Quảng Ninh -0
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đề nghị các đại biểu tập trung đánh giá, rà soát hệ thống các quy định về thiết chế văn hóa, thể thao hiện nay, trong đó có những luật đã ban hành như: Luật Quy hoạch, Luật Thư viện, Luật Di sản văn hóa, Luật Điện ảnh, Luật Thể dục, thể thao… cùng với các văn bản dưới luật có liên quan, để chỉ ra những quy định nào còn nguyên giá trị, những quy định nào không còn phù hợp, cần điều chỉnh, bổ sung; đồng thời, thảo luận cho ý kiến về việc liệu chúng ta có cần xây dựng thêm những văn bản quy phạm pháp luật mới, như: Luật Nghệ thuật biểu diễn, Luật Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Nghị định về Văn học…; về các cơ chế, chính sách để có định hướng phát triển đúng cũng như để thu hút, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội cho phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao; hỗ trợ cán bộ làm việc tại các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở chưa được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; có chế độ ưu đãi đào tạo hạt nhân năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao; bảo đảm quyền tiếp cận và nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh thiếu niên, trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật, người cao tuổi…

Đổi mới thật sự phương thức trên nguyên tắc “phù hợp, bản sắc, hiện đại”

Cùng với đó, cần tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung về phát triển thiết chế văn hóa, thể thao trong quy hoạch tổng thể. Tăng cường quản lý, sử dụng, khai thác có hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao. Tăng cường huy động các nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các thiết chế văn hóa, thể thao.

Theo GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, phải đổi mới thật sự phương thức tổ chức, quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động của thiết chế văn hóa, thể thao các cấp trên nguyên tắc “phù hợp, bản sắc, hiện đại”. Khắc phục hội chứng “phong trào” và tình trạng “đồng dạng hóa” các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở và một chính sách chung cho tất cả trong việc thực hiện tinh gọn bộ máy, xã hội hoá nguồn lực đầu tư và cắt giảm biên chế cán bộ; khắc phục cho bằng được tình trạng đầu tư và tổ chức các hoạt động để lấy thành tích, mọi nơi đều làm giống nhau mà không tính đến đặc thù của địa phương, điều kiện sinh hoạt, phong tục tập quán, đặc điểm dân tộc, vùng miền, nhu cầu văn hóa, thể thao thật sự của người dân, của các nhóm đối tượng, lứa tuổi. 

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội thảo Văn hóa 2024 tại Quảng Ninh -0
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Về tổ chức bộ máy, nhân sự và công tác đào tạo nguồn nhân lực, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng đề nghị các đại biểu thảo luận, phân tích các quy định về tiêu chí, điều kiện sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, định mức biên chế, cơ cấu đội ngũ lao động, xác định vị trí việc làm tại các thiết chế văn hóa, thể thao hiện nay đã phù hợp chưa? Việc sáp nhập và thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa, thể thao gặp những thuận lợi và những khó khăn, vướng mắc gì? Cần có những chính sách đãi ngộ, phụ cấp, bồi dưỡng, khen thưởng, xét tặng danh hiệu, động viên, khích lệ đối với đội ngũ văn nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên, nhất là những tài năng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao như thế nào cho đúng, hợp lý và thỏa đáng?... 

Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày Báo cáo trung tâm về tình hình thực hiện chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao; Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy trình bày một số vấn đề đặt ra trong triển khai thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển thiết chế văn hóa.

Tiếp đó, đại diện Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách đã trình bày tham luận về giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn về chính sách hợp tác công - tư trong quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao tại các đơn vị sự nghiệp thể thao. Đại diện Viện Quy hoạch và đô thị nông thôn quốc gia, lãnh đạo UBND TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ninh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam... trình bày các tham luận, chia sẻ kinh nghiệm phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao và đề xuất các giải pháp nhằm huy động nguồn lực xã hội trong sử dụng, khai thác thiết chế này.  

Trong khuôn khổ Hội thảo đã diễn ra hai phiên thảo luận về: "Thực trạng quản lý, sử dụng, khai thác thiết chế văn hóa, thể thao"; và "Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao" với sự tham gia của đại diện các cơ quan của Quốc hội, nhà quản lý, nhà khoa học, đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp... liên quan đến lĩnh vực văn hóa, thể thao. 

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh ý nghĩa hết sức quan trọng  của Hội thảo trong việc giúp Chính phủ đánh giá, xác định các vấn đề về cơ chế, chính sách nhằm khơi thông nguồn lực, đưa văn hóa trở thành động lực, "kinh tế hóa văn hóa thông qua phát triển các di sản, sản phẩm văn hoá, du lịch". Đồng tình với các ý kiến, tham luận tại hội thảo về thực trạng của các thiết chế văn hóa, thể thao, nhất là những tồn tại, nguyên nhân và đề xuất giải pháp, Phó Thủ tướng cho rằng, cần tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về văn hóa, thể thao; đồng thời tiếp tục làm rõ nội hàm khái niệm "thiết chế văn hóa, thể thao" như các cơ sở vật chất, tổ chức, cơ chế, chính sách đi kèm thể hiện rõ hơn vai trò của Nhà nước.

Chính trị

Truyền thông Campuchia ca ngợi chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Theo dòng sự kiện

Truyền thông Campuchia ca ngợi chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chiều 24.11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã rời thủ đô Phnom Penh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP-12) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP-11).

Một số hình ảnh Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Vương quốc Campuchia và dự Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, phiên họp của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình
Chính trị

Một số hình ảnh Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Vương quốc Campuchia và dự Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, phiên họp của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Từ ngày 21 - 24.11.2024, theo lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực ICAPP Chung Eui-yong, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta đã thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị quốc tế tại Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị quốc tế tại Campuchia

Chiều nay, 24.11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta đã về tới Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 (ICAPP 12) của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) theo lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực ICAPP Chung Eui-yong.

Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc
Sự kiện nổi bật

Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 24.11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11

Sáng nay, 24.11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”. Chủ tịch Quốc hội khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các trưởng đoàn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các trưởng đoàn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Sáng 24.11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary, Chủ tịch Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình và Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 15 năm Quan họ Bắc Ninh được ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 15 năm Quan họ Bắc Ninh được ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại

Tối 23.11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, TP. Bắc Ninh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và phát biểu.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia - Ảnh Doãn Tấn/TTXVN
Sự kiện nổi bật

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia

Ngày 23.11, tại Đại sứ quán Việt Nam ở Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) tại Đại sứ quán Việt Nam nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA, qua đó hỗ trợ cũng như góp phần tháo gỡ những khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh tại Campuchia.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bổ sung trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển hóa chất

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) chiều nay, 23.11, có ý kiến đại biểu đề nghị, dự thảo Luật cần bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển. Điều này sẽ góp phần làm rõ trách nhiệm pháp lý, bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan và tăng cường an toàn trong vận chuyển hóa chất.

Biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 23.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) với 413/422 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Chiều 23.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành, chiếm 87,89% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các ĐBQH nhấn mạnh cần làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp; điều này sẽ dễ quy trách nhiệm pháp lý, tránh thất thoát, lãng phí vốn nhà nước do làm ăn thua lỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh.