Nâng cao hiệu quả giám sát thi hành pháp luật của Quốc hội

Sáng 4.10, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội thảo “Quốc hội giám sát thi hành pháp luật của Chính phủ và trách nhiệm giải trình của Chính phủ trước Quốc hội - Lý luận và thực tiễn”.

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Hải Đường phát biểu
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Hải Đường phát biểu

Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Thoa và Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Hải Đường đồng chủ trì hội thảo.

Hội thảo là một trong những hoạt động triển khai kế hoạch nghiên cứu khoa học năm 2023 của Đề tài khoa học cấp Bộ: “Giám sát của Quốc hội đối với việc thi hành pháp luật của Chính phủ và trách nhiệm giải trình của Chính phủ trước Quốc hội ở Việt Nam” do Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Thoa làm Chủ nhiệm.

Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Mai Thoa nêu rõ, trong thời gian vừa qua, hoạt động giám sát của Quốc hội ngày càng được quan tâm và có những đổi mới rất thực tiễn; các hoạt động giám sát cũng có hiệu quả ngày càng cao hơn. So với trước đây, hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội cũng dần có những hiệu quả rất thiết thực. Tuy vậy, vẫn còn những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu và thảo luận để tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát. Đặc biệt, điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh Quốc hội đang tiến hành tổng kết thực tiễn việc thực hiện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Thoa phát biểu
Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Thoa phát biểu

Đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo, có những đóng góp tích cực, cụ thể trong quá trình sửa đổi Luật và làm rõ hơn về lý luận và thực tiễn đối với các nội dung liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội đối với việc thi hành pháp luật của Chính phủ và trách nhiệm giải trình của Chính phủ trước Quốc hội.

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, quyền giám sát của Quốc hội và trách nhiệm giải trình của Chính phủ trước Quốc hội là hai mặt của một vấn đề với mục tiêu thống nhất là bảo đảm cho việc thực thi pháp luật, thực hiện đầy đủ quyền lực của Nhân dân. Các quy định của pháp luật liên quan đến quyền giám sát của Quốc hội và trách nhiệm giải trình của Chính phủ hiện khá đầy đủ, từ Hiến pháp đến các Luật như: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức Chính phủ… Hoạt động giám sát thi hành pháp luật của Quốc hội cũng có nhiều đổi mới, đạt được những kết quả tích cực. Nhiều chuyên đề giám sát đi vào những vấn đề lớn, “nóng” được cử tri quan tâm, thông qua đó nâng cao hiệu quả giám sát chuyên đề, tạo hiệu ứng tích cực trong xã hội, tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với hoạt động của Quốc hội. Đồng thời, trên thực tế, Chính phủ cũng ngày càng thực hiện tốt hơn trách nhiệm giải trình với việc cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời tại các Kỳ họp cũng như phục vụ các hoạt động giám sát khác của Quốc hội.

Tuy nhiên, một số đại biểu cũng cho rằng, cơ sở pháp lý và hoạt động giám sát thi hành pháp luật của Quốc hội còn có những hạn chế bất cập. Việc thực hiện các nghị quyết sau giám sát có trường hợp chưa đáp ứng được yêu cầu do chưa xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể có liên quan, chưa có biện pháp và chế tài xử lý phù hợp.

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo

Để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát thi hành pháp luật của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, các đại biểu nhấn mạnh, cần tiếp tục nghiên cứu để xác định rõ hơn đối tượng, phạm vi, phương pháp, hình thức giám sát tối cao của Quốc hội; bảo đảm hoạt động giám sát được tiến hành thường xuyên, liên tục, thường xuyên đánh giá việc thực hiện các nghị quyết, kết luận giám sát. Cùng đó, đổi mới hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội; gắn kết quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội với hoạt động lập pháp để kịp thời kiến nghị, đề xuất bổ sung, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật.

Chính trị

Thủ tướng: Chậm nhất ngày 31.12.2024 phải khôi phục bản Làng Nủ
Chính trị

Thủ tướng: Chậm nhất ngày 31.12.2024 phải khôi phục bản Làng Nủ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, đến ngày 31.12.2024, tất cả người còn sống, các hộ dân bản Làng Nủ phải có chỗ ở, nơi sinh sống ổn định, có điện nước, nơi vui chơi, cây xanh... đảm bảo môi trường sống an toàn, lành mạnh. Không để ai bị đói, rét, thiếu ăn thiếu mặc, thiếu chỗ ở, thiếu nước sạch.

Đôn đốc quyết liệt công tác chuẩn bị tài liệu cho kỳ họp
Chính trị

Đôn đốc quyết liệt công tác chuẩn bị tài liệu cho kỳ họp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, còn khoảng 40 ngày nữa sẽ khai mạc Kỳ họp thứ Tám, do đó, Chính phủ cần đôn đốc quyết liệt các bộ, ngành để có “sản phẩm” gửi đại biểu Quốc hội. Quốc hội sẵn sàng túc trực chờ nội dung để thẩm định, trên tinh thần Quốc hội ủng hộ để Chính phủ điều hành phát triển đất nước trước tình hình khó khăn trong nước và của thế giới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trực tiếp đến hiện trường vụ sạt lở tại Làng Nủ
Chính trị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trực tiếp đến hiện trường vụ sạt lở tại Làng Nủ

Chiều 12.9, ngay sau khi kết thúc chương trình làm việc tại Yên Bái, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Lào Cai để thị sát tình hình, thăm hỏi đời sống người dân; kiểm tra, động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ ứng phó mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân.

Chủ động, quyết liệt ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Chính trị

Chủ động, quyết liệt ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Cử tri và Nhân dân đặc biệt bày tỏ sự chia sẻ và đồng cảm với những thiệt hại, mất mát về người và tài sản tại nhiều địa phương; đánh giá cao sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã nhanh chóng vào cuộc với tinh thần chủ động, quyết liệt, phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất để hạn chế thiệt hại và thực hiện các giải pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão.

Đoàn công tác của Ban Bí thư Trung ương Đảng kiểm tra công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai tại Hà Giang
Theo dòng sự kiện

Đoàn công tác của Ban Bí thư Trung ương Đảng kiểm tra công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai tại Hà Giang

Sáng 12.9, Đoàn công tác của Ban Bí thư Trung ương Đảng do Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kiểm tra tình hình và chỉ đạo khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn Thái Nguyên
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kiểm tra tình hình và chỉ đạo khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn Thái Nguyên

Trưa 12.9, ngay sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và chủ trì khai mạc Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của cơn bão số 3 tại các tỉnh phía Bắc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã thăm, động viên và kiểm tra tình hình và chỉ đạo khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, cần quán triệt sâu sắc quan điểm đặt tính mạng, an toàn về người lên cao nhất, phát huy tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, chủ động, tích cực, khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm việc với tỉnh Điện Biên
Sự kiện nổi bật

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm việc với tỉnh Điện Biên

Sáng 12.9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã làm việc với tỉnh Điện Biên về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng- an ninh 8 tháng đầu năm 2024; tình hình thiên tai, công tác khắc phục hậu quả hoàn lưu cơn bão số 2 và cơn bão số 3.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Các luật, nghị quyết ra đời phải có chất lượng và tuổi thọ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Các luật, nghị quyết ra đời phải có chất lượng và tuổi thọ

Nhấn mạnh luật, nghị quyết muốn đi vào cuộc sống thì phải triển khai thi hành, theo dõi việc triển khai thi hành, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, cần phải đánh giá kỹ pháp luật có thấm, thấu vào Nhân dân chưa, phải hiểu được pháp luật thì mới sống và làm việc theo pháp luật.

Tăng cường chế tài xử phạt
Thời sự Quốc hội

Tăng cường chế tài xử phạt

Cho ý kiến về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, cần tăng cường chế tài xử phạt đối với các vi phạm về hóa chất; áp dụng mức phạt cao hơn đối với các vi phạm nghiêm trọng, gây hậu quả xấu đến sức khỏe con người và môi trường.

Toàn diện, thực chất, đưa ra những định hướng hợp tác cụ thể cho quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong tình hình mới
Chính trị

Toàn diện, thực chất, đưa ra những định hướng hợp tác cụ thể cho quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong tình hình mới

Với khoảng 30 hoạt động chính thức, chuyến thăm Liên bang Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã thành công tốt đẹp. Kết quả chuyến thăm một lần nữa khẳng định, hợp tác liên nghị viện là một trụ cột rất quan trọng và đang không ngừng được củng cố, phát triển mạnh mẽ, góp phần thiết thực thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Nga, trong đó có hợp tác giữa Quốc hội/Nghị viện hai nước.