Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV:

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng Công an nhân dân

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khoá XV, chiều nay, 27.5, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân.

Đa số đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; thể chế hóa quan điểm chỉ đạo: “Xây dựng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, tạo tiền đề vững chắc phấn đấu đến năm 2030 xây dựng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đồng thời, thể chế hóa chỉ đạo “Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về an ninh, trật tự, xây dựng lực lượng, hậu cần, kỹ thuật công an nhân dân và pháp luật có liên quan, nhất là Luật Công an nhân dân (sửa đổi)” tại Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16.3.2022 của Bộ Chính trị.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng công an nhân dân -0
Quang cảnh thảo luận tại Tổ 5 (Lào Cai, Vĩnh Phúc, Gia Lai, Vĩnh Long). Ảnh: Hồ Long

Nhiều ý kiến cho rằng, các nội dung sửa đổi, bổ sung của dự thảo Luật cơ bản đã khắc phục một số khó khăn, vướng mắc, chưa phù hợp với thực tiễn trong quá trình thi hành Luật Công an nhân dân năm 2018; bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 64 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến.

Theo ĐBQH Lê Nhật Thành (Hà Nội), việc sửa đổi, bổ sung lần này sẽ có tác động tích cực, trong đó, việc nâng hạn tuổi phục vụ của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân sẽ góp phần giúp cân đối quỹ bảo hiểm xã hội nói chung khi kinh phí cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội tăng lên.

Một trong những nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật Công an nhân dân là: Sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Điều 30 về hạn tuổi phục vụ của sĩ quan, hạ sĩ quan công nhân công an. Theo đó, trên cơ sở quy định về độ tuổi nghỉ hưu của người lao động trong Bộ luật Lao động năm 2019, gắn với đặc thù của lực lượng Công an nhân dân, cơ quan soạn thảo đề nghị tăng 2 tuổi của sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an (trừ nữ sĩ quan có cấp bậc hàm Đại tá tăng 5 tuổi, nữ sĩ quan có cấp bậc hàm Thượng tá tăng 3 tuổi; nữ sĩ quan cấp Tướng thì vẫn giữ nguyên 60 tuổi như hiện hành; nữ công nhân công an tăng 5 tuổi).

Nhiều ý kiến nhất trí với nội dung sửa đổi, bổ sung hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an, cũng như các mức tăng hạn tuổi như dự thảo Luật. Theo ĐBQH Nguyễn Thị Lan Anh (Lào Cai), quy định như vậy vừa bảo đảm phù hợp với quy định về tăng tuổi nghỉ hưu của Bộ luật Lao động năm 2019, vừa phù hợp với thực tiễn chiến đấu, công tác của lực lượng Công an nhân dân.

Đặc biệt, theo đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh, đối với cán bộ trực tiếp chiến đấu, đòi hỏi phải có sức khỏe tốt để tác chiến được trong mọi môi trường, điều kiện, hoàn cảnh thì cần tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất nhưng vẫn tiếp tục áp dụng thấp hơn tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường và cơ bản tương đương với tuổi nghỉ hưu của người lao động làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại.

Cùng quan điểm này, đại biểu Lê Nhật Thành cho rằng, dự kiến kinh phí thực hiện quy định kéo dài hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an sẽ nhỏ hơn so với kinh phí phải chi trả cho cán bộ, chiến sĩ được tuyển dụng mới để thay thế, gồm: Lương cho cán bộ, chiến sĩ được tuyển dụng mới; lương hưu cho số cán bộ nghỉ hưu; chi phí đào tạo, bồi dưỡng cho cán mới tuyển dụng. Do đó, nội dung này sẽ không làm tăng chi phí cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, quy định như vậy sẽ tạo động lực cũng như trách nhiệm để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng công an nhân dân; qua đó, thúc đẩy hơn nữa tinh thần trách nhiệm, nỗ lực công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và các đại biểu tặng hoa chúc mừng tân Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự Lễ công bố và trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ

Chiều 25.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tham dự, phát biểu tại Lễ công bố và trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ.

Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu
Chính trị

Đổi mới mạnh mẽ tư duy, phương thức lãnh đạo, kiến tạo đường hướng không gian phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên mới

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) sáng nay, 25.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nêu rõ, đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc có những cơ hội và thách thức đan xen. Bằng tác phẩm và thông qua các tác phẩm của mình, đội ngũ văn nghệ sĩ chính là những người đã ươm trồng hạt giống về cái đẹp về lòng nhân ái và sự nhân văn cao cả, gìn giữ và thổi bùng lên ngọn lửa của truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tự tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh và hạnh phúc.

Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn” - ảnh: Hồ Long
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan chủ trì Hội thảo về kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn

Chiều 25.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan - Trưởng đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành” đã chủ trì Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Chính trị

Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục, thể hiện tính ưu việt của chế độ

Chiều 25.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Có chính sách đặc thù thu hút và giữ chân nhà khoa học giỏi
Chính trị

Có chính sách đặc thù thu hút và giữ chân nhà khoa học giỏi

Sáng 25.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về phát triển và sử dụng nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng phát biểu
Chính trị

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)

Sáng 25.4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 2, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Ưu tiên sửa đổi, bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết, cấp bách

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát nhằm bảo đảm sửa đổi, bổ sung phải là những vấn đề thực sự cần thiết, cấp bách, có khả năng triển khai thực hiện ngay để giải quyết các khó khăn, ách tắc hiện nay nhằm tạo đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và thúc đẩy tăng trưởng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật
Chính trị

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật

Sáng 25.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Ảnh Hồ Long
Chính trị

Khai mạc Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước

Sáng 25.4, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên Hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Bài cuối: Vì một nền hành chính phụng sự nhân dân
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Vì một nền hành chính phụng sự nhân dân

Trong thời điểm chuyển mình lớn nhất của nền hành chính, điều cử tri và nhân dân kỳ vọng không chỉ là bộ máy tinh gọn, mà là một nền hành chính phụng sự nhân dân. Như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Công tác nhân sự đã rất quan trọng - nay lại càng quan trọng hơn trước yêu cầu mới”. Giữ người tài. Trao cho họ cơ hội cống hiến. Đó là cách thắp lửa “nhịp tim” cải cách - và giữ vững niềm tin vào một nền hành chính đang chuyển mình mạnh mẽ, vì Tổ quốc, vì nhân dân.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chiều 24.4, tại Phủ Chủ tịch ở Thủ đô Vientiane, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã chủ trì trọng thể lễ đón chính thức Chủ tịch nước Lương Cường theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Ngay sau lễ đón, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.