Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Long, Bình Định thảo luận tổ:

Không coi "dao có tính sát thương" là vũ khí khi người dân sử dụng trong sản xuất, sinh hoạt

Góp ý với dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, các đại biểu nhất trí bổ sung "dao có tính sát thương" vào nhóm vũ khí thô sơ, đồng thời đề nghị đây không được coi là vũ khí khi người dân sử dụng trong lao động, sản xuất, sinh hoạt...

Tại phiên họp tổ chiều 24.5, đa số đại biểu Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Long, Bình Định (Tổ 8) nhất trí về sự cần thiết sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Không coi
ĐBQH Nguyễn Văn Thuận (Cần Thơ) phát biểu. Ảnh: H.Lan

ĐBQH Nguyễn Văn Thuận (Cần Thơ) cho biết, qua 5 năm thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, bên cạnh những kết quả đạt được đã phát sinh một số quy định bất cập, không phù hợp, chưa đáp ứng được tình hình thực tế hiện nay trong công tác quản lý nhà nước và phòng ngừa, đấu tranh, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. 

"Chính vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) để phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân; đồng thời, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước và phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trong tình hình mới", ĐBQH Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc Công an TP. Cần Thơ, nhấn mạnh.

Góp ý vào các nội dung cụ thể, nhiều đại biểu đề cập đến việc dự thảo Luật bổ sung "dao có tính sát thương" vào nhóm vũ khí thô sơ (điểm b, Khoản 4 Điều 3).

ĐBQH Nguyễn Văn Thuận cho rằng, bổ sung quy định này là phù hợp. Lý do là hiện nay, hoạt động sản xuất, kinh doanh các loại dao có tính sát thương cao, nguy hiểm như vũ khí quân dụng (dao bầu, dao mèo, dao phay...) do các doanh nghiệp, người dân sản xuất, kinh doanh, mua bán chưa được các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ. 

Luật Cảnh vệ
Quang cảnh thảo luận Tổ 8. Ảnh: H.Lan

Bên cạnh đó, một người có thể dễ dàng mua hoặc tự chế các loại dao có tính sát thương cao để sử dụng, gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, gây mất an ninh, trật tự. 

"Trong 5 năm qua, trên cả nước phát hiện 16.000 vụ việc, bắt giữ trên 26.000 đối tượng có sử dụng dao các loại và công cụ, phương tiện tương tự dao để thực hiện các hành vi giết người, cướp tài sản, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng... Tuy nhiên, cơ quan chức năng chỉ xử lý hình sự được khi có đủ căn cứ kết luận đối tượng phạm tội về các tội danh khác, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép dao, công cụ, phương tiện tương tự dao vì Luật hiện hành chưa quy định dao, phương tiện tương tự dao là vũ khí", ĐBQH Nguyễn Văn Thuận cho biết. 

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Văn Thuận cũng cho rằng, dự thảo Luật cần quy định dao có tính sát thương cao mới là vũ khí thô sơ, khi đối tượng tàng trữ, sử dụng với ý thức chủ quan, động cơ, mục đích gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe con người và trái pháp luật thì mới được xác định là vũ khí quân dụng. 

"Các loại dao có tính sát thương cao không được coi là vũ khí khi người dân sở hữu để sử dụng trong lao động, sản xuất, sinh hoạt", đại biểu Nguyễn Văn Thuận đề nghị.

Cùng quan điểm, ĐBQH Tráng A Tủa (Điện Biên) nhất trí bổ sung "dao có tính sát thương" vào nhóm vũ khí thô sơ.

Không coi
ĐBQH Tráng A Tủa (Điện Biên) phát biểu. Ảnh: H.Lan

Đại biểu dẫn báo cáo của Bộ Công an cho biết, trong tổng số 28.715 vụ sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây án giết người, cướp tài sản, cố ý gây thương tích, gây rối... thì có tới 88,4% đối tượng sử dụng vũ khí thô sơ, dao và phương tiện tương tự dao gây án. 

"Nhiều đối tượng sử dụng dao nhọn, sắc có tính sát thương rất cao (dao bầu, dao phay, dao quắm...) giết người với tính chất rất manh động, tàn ác, dã man gây bức xúc trong dư luận xã hội, gây hoang mang, lo lắng trong dân. Tuy nhiên, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì Luật hiện hành không quy định dao là vũ khí".

Ở khía cạnh khác, đại biểu Tráng A Tủa cho rằng, dao có tính sát thương cao là phương tiện lưỡng dụng được người dân sử dụng phổ biến trong lao động, sản xuất, sinh hoạt hàng ngày.

Do đó, đại biểu nhất trí bổ sung quy định dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành. Trường hợp sử dụng dao có tính sát thương cao vào mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.

Cũng đồng tình quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ, ĐBQH Lý Tiết Hạnh (Bình Định) cho rằng, như vậy vừa quản lý được, vừa bảo đảm khi có vụ việc thì thuận lợi trong công tác xử lý. 

Vậy nhưng, dao có tính sát thương cao cũng được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình. Bên cạnh đó, nước ta hiện nay có nhiều lò rèn, có làng nghề nổi tiếng sản xuất các loại dao truyền thống.

"Đưa vào (bổ sung quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ - PV) thì đúng rồi, nhưng quản lý như thế nào thì trong dự thảo Luật chưa thấy rõ. Dự thảo Luật cần có quy định hợp lý để bảo đảm nhu cầu dao là vật liệu trong gia đình", đại biểu Lý Tiết Hạnh đề xuất. 

Chính trị

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.

Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình tăng thuế phù hợp, tránh ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng nay, 22.11, các đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc đưa ra lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp trong 3 - 5 năm tới với một số mặt hàng đặc thù, tránh gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Sự kiện nổi bật

Phát huy sức mạnh chung thông qua Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hiện thực hóa mục tiêu chung vì hòa bình, an ninh, thịnh vượng và phát triển

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á và có bài phát biểu quan trọng khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam ủng hộ những nỗ lực của ICAPP trong việc tạo dựng môi trường hòa bình, an ninh, ổn định tại khu vực. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Sáng nay, 22.11, Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình và hòa giải” đã khai mạc tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam tham dự Hội nghị và có bài phát biểu quan trọng khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam ủng hộ những nỗ lực của ICAPP trong việc tạo dựng môi trường hòa bình, an ninh, ổn định tại khu vực.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12

Sáng 22.11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi dự khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 12 Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các thành viên Ban Chấp hành ICAPP, Lãnh đạo Hội nghị toàn thể ICAPP 12, Lãnh đạo các đảng chính trị/tổ chức đối tác đã chào xã giao Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Samdech Hun Sen, Chủ tịch danh dự của Hội nghị toàn thể ICAPP lần thứ 12 và Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia Samdech Hun Manet.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana, sáng 21.11, theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam dự lễ khánh thành tôn tạo và đặt vòng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Santo Dominigo.