Giảm thuế giá trị gia tăng: Nên giữ phạm vi như Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội

Sáng 13.5, tiếp tục Phiên họp thứ 23, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng - VAT. 

Giảm thuế giá trị gia tăng: Nên giữ phạm vi như Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội -2
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Bảo đảm đúng mục tiêu kích cầu tiêu dùng

Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT), Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thời gian qua, đặc biệt là năm 2022 với nhiều giải pháp hỗ trợ về thuế, phí và lệ phí được triển khai thực hiện đã góp phần vào những kết quả tích cực trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cũng như hoạt động của doanh nghiệp, người dân, qua đó đóng góp trở lại cho ngân sách nhà nước (NSNN). Tuy nhiên, việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ nêu trên cũng có ảnh hưởng nhất định tới việc triển khai công tác về NSNN.

Trong khi đó, dự báo tình hình thế giới và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp hơn; khó khăn thách thức đối với nền kinh tế và hoạt động của doanh nghiệp ngày càng tăng. Nhiều doanh nghiệp đã sa thải hoặc giãn việc một số lượng lớn công nhân do doanh nghiệp bị cắt giảm hoặc không có đơn hàng… Do đó, đòi hỏi có thêm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế để có thể tiếp tục duy trì đà phục hồi.

Giảm thuế giá trị gia tăng: Nên giữ phạm vi như Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội -0
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Để kịp thời ứng phó với diễn biến tình hình kinh tế - xã hội, đồng thời cân nhắc, tính toán phù hợp với điều kiện thực tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, cần thiết phải tiếp tục thực hiện giảm thuế GTGT như đã áp dụng năm 2022 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.

Tại dự thảo Nghị quyết, năm 2023 Chính phủ đề xuất giảm 2% mức thuế suất thuế GTGT đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 10% (còn 8%); giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) khi thực hiện xuất hóa đơn đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10%. Thực hiện theo phương án này nhằm bảo đảm đúng mục tiêu kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay.

Kịp thời hỗ trợ cho khu vực sản xuất, kinh doanh và người dân

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Vân Chi cho biết, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách tán thành sự cần thiết ban hành dự thảo Nghị quyết để hỗ trợ cho khu vực sản xuất, kinh doanh và người dân đã gặp rất nhiều khó khăn sau dịch Covid-19 trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng đã bắt đầu thể hiện chiều hướng suy giảm từ Quý IV.2022 và nhất là trong các tháng đầu năm 2023.

Giảm thuế giá trị gia tăng: Nên giữ phạm vi như Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội -3
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Vân Chi phát biểu. Nguồn: quochoi.vn

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, việc tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện chính sách giảm thuế GTGT trong năm 2022 để làm căn cứ cho việc tiếp tục đề xuất ban hành chính sách giảm thuế GTGT chưa thật sự đầy đủ và phù hợp. Thêm vào đó, việc giảm thuế GTGT sẽ tạo thêm tác động bất lợi cho ngân sách năm 2023, trong điều kiện số thu năm nay được dự kiến là sẽ có nhiều khó khăn. Do đó, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn về phương án bù đắp khoản giảm thu này để bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước năm 2023…

So với Nghị quyết số 43/2022/QH15, dự thảo của Chính phủ đã mở rộng phạm vi giảm thuế GTGT 2% để áp dụng cả đối với các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và các lĩnh vực khác song hồ sơ trình không giải trình rõ lý do đề xuất mở rộng phạm vi áp dụng đối với một số ngành, lĩnh vực lớn. Do đó, đa số ý kiến Thường trực Ủy ban không đồng tình với việc mở rộng phạm vi áp dụng và đề nghị chỉ nên tiếp tục giảm thuế GTGT với phạm vi như đã thực hiện trong năm 2022 theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.

Giảm thuế giá trị gia tăng: Nên giữ phạm vi như Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội -1
Quang cảnh phiên họp. Nguồn: quochoi.vn

Đồng tình với chủ trương giảm thuế GTGT và ý kiến của đa số thành viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, tại Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội đã đánh giá tính toán kỹ lưỡng, tư duy giảm để kích cầu nhằm tăng thu là đúng đắn. Tuy nhiên, tình hình hiện nay khác với thời điểm ngay sau đại dịch, tình hình thu của năm 2023 là rất khó khăn, doanh nghiệp khó khăn, người dân khó khăn nên liệu khi ban hành chính sách có thực sự kích cầu hay không? Việc lấy phần tăng thêm doanh thu, tăng thêm tổng mức bán lẻ để tăng bù lại thì chưa rõ. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị trên cơ sở thực tiễn đã có thì áp dụng phạm vi đối tượng như Nghị quyết 43/2022/QH15.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 để trình Quốc hội xem xét, quyết định việc giảm thuế giá trị gia tăng. Đồng thời, đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp thu ý kiến, hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị quyết để trình Quốc hội vào Kỳ họp thứ Năm tới; giao Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp với các cơ quan của Quốc hội thực hiện các công tác cần thiết để bổ sung nội dung này vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Chính trị

Thủ tướng: Chậm nhất ngày 31.12.2024 phải khôi phục bản Làng Nủ
Chính trị

Thủ tướng: Chậm nhất ngày 31.12.2024 phải khôi phục bản Làng Nủ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, đến ngày 31.12.2024, tất cả người còn sống, các hộ dân bản Làng Nủ phải có chỗ ở, nơi sinh sống ổn định, có điện nước, nơi vui chơi, cây xanh... đảm bảo môi trường sống an toàn, lành mạnh. Không để ai bị đói, rét, thiếu ăn thiếu mặc, thiếu chỗ ở, thiếu nước sạch.

Đôn đốc quyết liệt công tác chuẩn bị tài liệu cho kỳ họp
Chính trị

Đôn đốc quyết liệt công tác chuẩn bị tài liệu cho kỳ họp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, còn khoảng 40 ngày nữa sẽ khai mạc Kỳ họp thứ Tám, do đó, Chính phủ cần đôn đốc quyết liệt các bộ, ngành để có “sản phẩm” gửi đại biểu Quốc hội. Quốc hội sẵn sàng túc trực chờ nội dung để thẩm định, trên tinh thần Quốc hội ủng hộ để Chính phủ điều hành phát triển đất nước trước tình hình khó khăn trong nước và của thế giới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trực tiếp đến hiện trường vụ sạt lở tại Làng Nủ
Chính trị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trực tiếp đến hiện trường vụ sạt lở tại Làng Nủ

Chiều 12.9, ngay sau khi kết thúc chương trình làm việc tại Yên Bái, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Lào Cai để thị sát tình hình, thăm hỏi đời sống người dân; kiểm tra, động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ ứng phó mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân.

Chủ động, quyết liệt ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Chính trị

Chủ động, quyết liệt ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Cử tri và Nhân dân đặc biệt bày tỏ sự chia sẻ và đồng cảm với những thiệt hại, mất mát về người và tài sản tại nhiều địa phương; đánh giá cao sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã nhanh chóng vào cuộc với tinh thần chủ động, quyết liệt, phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất để hạn chế thiệt hại và thực hiện các giải pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão.

Đoàn công tác của Ban Bí thư Trung ương Đảng kiểm tra công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai tại Hà Giang
Theo dòng sự kiện

Đoàn công tác của Ban Bí thư Trung ương Đảng kiểm tra công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai tại Hà Giang

Sáng 12.9, Đoàn công tác của Ban Bí thư Trung ương Đảng do Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kiểm tra tình hình và chỉ đạo khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn Thái Nguyên
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kiểm tra tình hình và chỉ đạo khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn Thái Nguyên

Trưa 12.9, ngay sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và chủ trì khai mạc Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của cơn bão số 3 tại các tỉnh phía Bắc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã thăm, động viên và kiểm tra tình hình và chỉ đạo khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, cần quán triệt sâu sắc quan điểm đặt tính mạng, an toàn về người lên cao nhất, phát huy tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, chủ động, tích cực, khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm việc với tỉnh Điện Biên
Sự kiện nổi bật

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm việc với tỉnh Điện Biên

Sáng 12.9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã làm việc với tỉnh Điện Biên về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng- an ninh 8 tháng đầu năm 2024; tình hình thiên tai, công tác khắc phục hậu quả hoàn lưu cơn bão số 2 và cơn bão số 3.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Các luật, nghị quyết ra đời phải có chất lượng và tuổi thọ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Các luật, nghị quyết ra đời phải có chất lượng và tuổi thọ

Nhấn mạnh luật, nghị quyết muốn đi vào cuộc sống thì phải triển khai thi hành, theo dõi việc triển khai thi hành, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, cần phải đánh giá kỹ pháp luật có thấm, thấu vào Nhân dân chưa, phải hiểu được pháp luật thì mới sống và làm việc theo pháp luật.

Tăng cường chế tài xử phạt
Thời sự Quốc hội

Tăng cường chế tài xử phạt

Cho ý kiến về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, cần tăng cường chế tài xử phạt đối với các vi phạm về hóa chất; áp dụng mức phạt cao hơn đối với các vi phạm nghiêm trọng, gây hậu quả xấu đến sức khỏe con người và môi trường.

Toàn diện, thực chất, đưa ra những định hướng hợp tác cụ thể cho quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong tình hình mới
Chính trị

Toàn diện, thực chất, đưa ra những định hướng hợp tác cụ thể cho quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong tình hình mới

Với khoảng 30 hoạt động chính thức, chuyến thăm Liên bang Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã thành công tốt đẹp. Kết quả chuyến thăm một lần nữa khẳng định, hợp tác liên nghị viện là một trụ cột rất quan trọng và đang không ngừng được củng cố, phát triển mạnh mẽ, góp phần thiết thực thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Nga, trong đó có hợp tác giữa Quốc hội/Nghị viện hai nước.