Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Bắc Ninh, Đắk Lắk, Lạng Sơn và Hậu Giang thảo luận tổ:

Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi): Nhiều quy định ưu việt bảo vệ quyền con người

Tiếp tục Kỳ họp thứ Bảy, sáng nay, 8.6, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) và dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên họp tại Tổ 13 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Bắc Ninh, Đắk Lắk, Lạng Sơn và Hậu Giang. 

Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi): Nhiều quy định ưu việt bảo vệ quyền con người -0
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên họp tại Tổ 13. Ảnh: Lâm Hiển

Bổ sung ưu tiên với đối tượng nạn nhân yếu thế

Các đại biểu Quốc hội Tổ 13 cơ bản nhất trí sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Phòng, chống mua bán người; đánh giá nội dung của dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) cơ bản đã thể chế hóa đầy đủ, toàn diện, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về lĩnh vực này, Hiến pháp năm 2013. 

ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) đánh giá, dự thảo Luật đã cơ bản thể hiện khá đầy đủ 3 nhóm chính sách được Chính phủ đưa ra trong đề nghị xây dựng dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) gồm: hoàn thiện quy định về căn cứ xác định nạn nhân; quy định chế độ hỗ trợ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; hoàn thiện quy định để nâng cao chế độ, chính sách hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân.

Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi): Nhiều quy định ưu việt bảo vệ quyền con người -1
Quang cảnh thảo luận Tổ 13. Ảnh: Lâm Hiển

"Việc sửa đổi toàn diện Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 góp phần thực hiện tốt hơn trách nhiệm thành viên của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế". 

Nhấn mạnh điều này, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cũng nêu rõ, các quy định của dự thảo Luật đã cơ bản tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Trong đó,thuật ngữ “mua bán người được thiết kế theo hướng liệt kê cụ thể các hành vi, thủ đoạn, mục đích của hành vi phạm tội; thuật ngữ “nạn nhân” đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng chặt chẽ hơn với việc xác định cơ quan có thẩm quyền, nội luật hóa cụ thể trên cơ sở các quy định tương tự trong các điều ước quốc tế. 

Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi): Nhiều quy định ưu việt bảo vệ quyền con người -0
Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Dự thảo Luật cũng xây dựng một loạt các điều khoản quy định về quyền của nạn nhân, về tiếp nhận, xác minh, xác định và bảo vệ nạn nhân, bảo vệ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và người thân thích của họ (Điều 6, các điều tại Chương IV…). 

Theo đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, điều này cho thấy tính ưu việt so với Luật năm 2011 trong việc bảo vệ quyền con người, thực hiện một cách thiện chí các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, như: các cam kết từ Điều 6 đến Điều 13 của Nghị định thư về việc ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Liên Hợp Quốc (sau đây gọi tắt là Nghị định thư); Chương 4 Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (sau đây gọi tắt là Công ước ACTIP,…).

Tuy nhiên, để bảo đảm tính thống nhất của các quy định trong dự thảo Luật với hệ thống pháp luật (Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Trẻ em, Bộ luật Lao động, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật,…), tính tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, tham khảo Luật mẫu về phòng, chống mua bán người (bản mới nhất năm 2020) là văn bản khuyến nghị được xây dựng bởi Văn phòng Liên Hợp Quốc về chống ma túy và tội phạm (UNODC) nhằm giúp các quốc gia trong việc nghiên cứu xây dựng một đạo luật chuyên ngành riêng về phòng, chống mua bán người trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật.

Xuất phát từ đặc điểm tình hình mua bán người ở Việt Nam (địa bàn, đối tượng bị mua bán) chủ yếu diễn ra ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn về kinh tế - xã hội, cho nên về địa bàn, khoản 4 Điều 5 dự thảo Luật đã thiết kế quy định “Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người, ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”.

Tuy vậy, theo đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, về đối tượng, nạn nhân bị mua bán đa dạng song tập trung khá nhiều vào đối tượng yếu thế (phụ nữ, trẻ em), do đó, đề nghị nghiên cứu, bổ sung sự ưu tiên nhất định đối với đối tượng nạn nhân yếu thế.

Hỗ trợ tín dụng - quy định cụ thể trong luật sẽ khó triển khai? 

Về quyền và nghĩa vụ của nạn nhân tại Điều 6, ĐBQH Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) đề nghị bổ sung thêm quyền "được hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm" để nạn nhân sau khi trở về có công việc tạo thu nhập, qua đó ổn định cuộc sống, không trở thành đối tượng bị mua bán người. 

Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi): Nhiều quy định ưu việt bảo vệ quyền con người -2
Đại biểu Quốc hội Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Theo quy định tại khoản 1, Điều 6, quyền của nạn nhân gồm có 8 quyền cụ thể, trong đó phân rõ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của nạn nhân, tăng nhiều quyền so với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2012. 

"Tuy nhiên, trong thực tế, nạn nhân sau khi bị mua bán người trở về thường khó hòa nhập cộng đồng, không có được nguồn thu nhập ổn định nếu không có sự trợ giúp của gia đình, các cơ quan, đoàn thể địa phương", đại biểu Lê Thị Thanh Lam nhấn mạnh. 

Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi): Nhiều quy định ưu việt bảo vệ quyền con người -3
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Quan tâm đến các chính sách hỗ trợ nạn nhân mua bán người, ĐBQH Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk) dẫn quy định về hỗ trợ vay vốn tại Điều 43 và cho rằng, nếu quy định như dự thảo Luật thì có thể nạn nhân mua bán người sẽ không tiếp cận được chính sách này. 

Cụ thể, theo Điều 43, nạn nhân mua bán người khi trở về nơi cư trú có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh thì được xem xét cho vay tại Ngân hàng Chính sách Xã hội với các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật. 

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt cho biết, quy định hiện hành về đối tượng vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội thì nạn nhân mua bán người không thuộc đối tượng cho vay. 

Như vậy, quy định như dự thảo Luật, khi nạn nhân trở về nơi cư trú nếu không thuộc các đối tượng được hỗ trợ vay vốn theo quy định của pháp luật thì sẽ không được xem xét cho vay, không tạo điều kiện cho nạn nhân bị mua bán trở về có công ăn việc làm ổn định, sớm tái hòa nhập cộng đồng. 

Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt đề nghị, để bảo đảm tính khả thi, cần nghiên cứu bổ sung quy định về chính sách tín dụng riêng của Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ nạn nhân bịmua bán trở về địa phương. 

Thông tin thêm về vấn đề nêu trên, ĐBQH Nguyễn Anh Tuấn (Bắc Ninh) - Tổ trưởng Tổ 13 cho biết, các đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ tín dụng được đưa vào Quyết định đặc thù của Thủ tướng theo điều lệ hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội hiện nay. 

"Rất nhiều đối tượng đặc thù, yếu thế đã được thực hiện tín dụng chính sách. Nếu quy định cụ thể trong Luật thì khó cho việc triển khai cụ thể vì liên quan đến nhiều vấn đề như: bù lãi suất, thời hạn vay, thời gian trả nợ, phương thức trả nợ...", đại biểu Nguyễn Anh Tuấn nói. 

Trước đó, trong báo cáo thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Tư pháp cũng đề nghị bổ sung quy định chính sách tín dụng riêng của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với nạn nhân bịmua bán trở về. 

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ăn sáng, làm việc với Chủ tịch Quốc hội Lào và Chủ tịch Quốc hội Campuchia
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ăn sáng, làm việc với Chủ tịch Quốc hội Lào và Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Sáng nay, 18.10, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45, tại Thủ đô Vientiane, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có cuộc ăn sáng, làm việc với Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Phó Chủ tịch nước Lào Pany Yathotou
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Phó Chủ tịch nước Lào Pany Yathotou

Chiều 17.10, tại cuộc gặp Phó Chủ tịch nước Lào Pany Yathotou, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ vui mừng được gặp lại người bạn thân thiết của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam; trân trọng chuyển tới đồng chí Pany Yathotou lời thăm hỏi thân tình, lời chúc sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ phạm Minh Chính và các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Quốc hội Việt Nam.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Trưởng Ban Biên soạn cuốn sách phát biểu
Thời sự Quốc hội

Triển khai biên soạn sách “Quốc hội Việt Nam: 80 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”

Chiều 17.10, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Trưởng Ban Biên soạn cuốn sách “Quốc hội Việt Nam: 80 năm xây dựng, đổi mới và phát triển” đã chủ trì phiên họp thứ Nhất của Ban Biên soạn.

Các đại biểu tham dự buổi tập huấn
Thời sự Quốc hội

Văn phòng Quốc hội tập huấn sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành điện tử

Ngày 17 - 18.10, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Văn phòng Quốc hội tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành điện tử đối với Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Vientiane, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Vientiane, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Đúng 14 giờ, chiều nay, 17.10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến Sân bay quốc tế Wattay, Thủ đô Vientiane bắt đầu chuyến thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Chiều nay, 17.10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam lên đường đi thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các Quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17 - 19.10.2024 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước CHDCND Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane.

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X
Sự kiện nổi bật

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X

Với chủ đề “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Sáng tạo - Phát triển”, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024- 2029 đã khai mạc trọng thể sáng 17.10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Thủ đô Hà Nội.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn: 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X

Với tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao của Đại hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tin tưởng, MTTQ Việt Nam các cấp sẽ tiếp tục đổi mới, chủ động, sáng tạo, tập hợp đông đảo, bền chặt các tầng lớp Nhân dân cùng chung sức, đồng lòng, phát huy truyền thống yêu nước, bản lĩnh và sức mạnh con người Việt Nam, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, vận hội mới, tự chủ, tự hào, vững tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam; tất cả vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Hồi chuông cảnh báo, cốt để sửa mình

Nỗ lực trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần được ghi nhận. Những cáo buộc phi lý cần được vạch trần. Tuy nhiên, cũng cần nhìn thẳng, nói thật, “gióng lên hồi chuông cảnh báo” về một số “yếu điểm” của trận chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để kịp thời chấn chỉnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị
Chính trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị

Tiếp tục chương trình làm việc tại Quảng Trị, chiều 16.10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp gắn với phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.