Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội

Chiều 15.7, Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh - Phó Trưởng Đoàn giám sát làm Trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa.

Cùng dự có đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Đối ngoại; đại diện Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Bộ Xây dựng… là thành viên Đoàn giám sát.

Chủ nhiêm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh phát biểu tại cuộc làm việc
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh phát biểu tại cuộc làm việc

Về phía tỉnh Khánh Hòa có: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân; đại diện lãnh đạo HĐND, UBND và các sở, ngành liên quan, đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn.

Lao động có thu nhập thấp đang dần có nhà ở

Báo cáo với Đoàn giám sát, đại diện UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, trong thời gian qua, việc quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn đã đạt được một số kết quả quan trọng.

Trong đó, đã thu hút được ngày càng nhiều các thành phần kinh tế, doanh nghiệp tham gia đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại địa phương. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản thời gian qua đã có bước phục hồi, nhiều dự án phát triển nhà ở, công trình dịch vụ được hình thành, làm thay đổi bộ mặt đô thị, nâng cao điều kiện sống của Nhân dân.

Quang cảnh cuộc làm việc
Quang cảnh cuộc làm việc

Từ năm 2015 đến nay, Khánh Hòa không có dự án nhà ở xã hội xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước, chủ yếu xây dựng bằng vốn ngoài ngân sách và từ doanh nghiệp. Việc phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tập trung tại các TP. Nha Trang và Cam Ranh. Đến cuối năm 2023 có 15 dự án đưa vào sử dụng với khoảng 3.7831 căn hộ được bàn giao cho khách hàng.

Giai đoạn từ năm 2015 - 2023, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực bất động sản luôn đạt mức tăng trưởng cao hơn so với dư nợ cho vay các lĩnh vực khác (công nghiệp, thương mại, dịch vụ), bình quân tăng trưởng gần 20%/năm. Trong đó, giai đoạn từ năm 2015 - 2018, dư nợ tín dụng bất động sản tăng trưởng mạnh, bình quân tăng gần 35%/năm. Giai đoạn 2020 - 2022, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tín dụng bất động sản tăng trưởng thấp, dư nợ cuối năm 2020 chỉ tăng 3,5% so với năm 2019, năm 2021 giảm 0,44% so với năm 2020.

Hiện, trên địa bàn tỉnh chưa có vụ việc phát sinh phải giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến nhà ở xã hội (các kiến nghị đều được cơ quan chức năng kiểm tra, xem xét giải quyết kịp thời). 

Ngoài ra, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo Sở Xây dựng xây dựng cơ sở dữ liệu về các dự án bất động sản. Sở Xây dựng đã hoàn thành phần mềm dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản; tổ chức tập huấn và bàn giao tài khoản cho các địa phương, chủ đầu tư dự án cách sử dụng, cập nhật số liệu lên hệ thống để làm cơ sở quản lý về thị trường bất động sản.

Nhiều vướng mắc cần tháo gỡ

Một số kiến nghị cho rằng, công tác phối hợp xét duyệt các đối tượng đăng ký mua nhà ở xã hội dành cho công nhân của các cơ quan chưa bảo đảm yêu cầu về nội dung và thời gian phối hợp do hồ sơ, thủ tục để chứng minh đủ các điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ. Việc rà soát các đối tượng có nhà ở hay chưa trong giai đoạn này còn nhiều bất cập.

“Tổ chức hội nghị chung cư đạt mức thấp, gây khó khăn trong kinh phí vận hành nhà chung cư; không bảo đảm được kinh phí quản lý vận hành, dễ kéo theo rủi ro về an ninh trật tự, công tác phòng cháy, chữa cháy”, đại diện UBND TP. Nha Trang chia sẻ.

Giá bất động sản, đặc biệt là nhà ở, đất ở trong các năm qua liên tục tăng so với mặt bằng thu nhập của người dân và giá trị thực bất động sản, từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội và việc tạo lập nhà ở của phần lớn người thu nhập thấp gặp nhiều khó khăn, nhất là người lao động thu nhập thấp tại thành phố, các khu công nghiệp.

UBND tỉnh Khánh Hòa kiến nghị, mặc dù quy hoạch quỹ đất để phát triển nhà ở nhiều nhưng lại thiếu quỹ đất sạch để triển khai Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt. Ngân sách nhà nước bố trí cho công tác giải phòng mặt bằng và đầu tư hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế. Bên cạnh đó, năng lực tài chính của các nhà đầu tư không đáp ứng được các cam kết về việc ứng vốn cho công tác giải phóng mặt bằng.

UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị Trung ương, các bộ, ngành liên quan sớm khẩn trương hoàn thiện các nghị định, thông tư hướng dẫn các Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Đất đai 2024; ban hành, điều chỉnh các quy định về hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất; quy định rõ các nhà đầu tư dự án bất động sản phải hoàn thành xây dựng xong mới được chuyển nhượng dự án; có chế tài trong việc không đóng kinh phí vận hành, bảo trì nhà chung cư…

Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương ghi nhận các ý kiến kiến nghị của doanh nghiệp cũng như UBND tỉnh Khánh Hoà
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương phát biểu tại cuộc làm việc

Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương nhận định, cơ bản các kiến nghị, vướng mắc của doanh nghiệp và UBND TP. Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa đều được giải quyết trong các quy định của Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản vừa được Quốc hội.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật ghi nhận thêm một số nội dung vướng mắc như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với nhà căn hộ, không tổ chức được hội nghị chung cư lần thứ hai...

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà Nguyễn Tấn Tuân phát biểu tại cuộc làm việc
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà Nguyễn Tấn Tuân phát biểu tại cuộc làm việc

Phát biểu tại cuộc làm việc, đối với các luật chuẩn bị có hiệu lực từ ngày 1.8 tới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân cho biết, các cấp chính quyền rất quan tâm về các luật này, do đó UBND tỉnh Khánh Hòa đã chuẩn bị công tác triển khai, phổ biến các quy định mới, quy định bổ sung trong các luật này.

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, Đoàn giám sát ghi nhận 20 vấn đề về thị trường bất động sản và nhà ở xã hội được trao đổi giữa Đoàn giám sát và UBND tỉnh Khánh Hòa; Đoàn sẽ tổng hợp đầy đủ trong báo cáo kết quả giám sát. 

Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với UBND TP. Nha Trang sáng 15.7
Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với UBND TP. Nha Trang sáng 15.7

+ Trước đó, sáng cùng ngày, Đoàn giám sát đã khảo sát thực tế và nghe ý kiến doanh nghiệp bất động sản tại Dự án Nha Trang City Central; Khu đô thị VCN Phước Long 2; Khu đô Thị Vĩnh Điềm Trung thuộc TP. Nha Trang và làm việc với UBND TP. Nha Trang.

Chính trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ: Điểm nhấn quan trọng trong năm kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao
Chính trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ: Điểm nhấn quan trọng trong năm kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, theo lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh. Đây là chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1954 – 2024).

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Tiếp tục lan tỏa phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Tiếp tục lan tỏa phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Trong chương trình công tác tại tỉnh Hòa Bình dự Lễ khởi công xây dựng công trình đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, trưa 29.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra thực hiện phong trào "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em
Thời sự Quốc hội

Rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, giải quyết những kiến nghị, đề xuất của Quốc hội trẻ em

Lời Tòa soạn: Sáng nay, tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai năm 2024, gửi gắm nhiều kỳ vọng và thông điệp quan trọng về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Xây dựng thế hệ tương lai của đất nước phát triển toàn diện
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Xây dựng thế hệ tương lai của đất nước phát triển toàn diện

Phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh việc tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, góp phần xây dựng thế hệ tương lai của đất nước phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ.

Góp phần củng cố vững chắc quan hệ giữa Việt Nam với Mông Cổ, Ireland, Pháp và cộng đồng Pháp ngữ
Chính trị

Góp phần củng cố vững chắc quan hệ giữa Việt Nam với Mông Cổ, Ireland, Pháp và cộng đồng Pháp ngữ

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh, Tổng thống Ireland Michael D. Higgins và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Ireland, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 30.9 đến ngày 7.10.2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 năm 2024
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai năm 2024

Sáng nay, 29.9, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai năm 2024 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan liên quan tổ chức. 

Từ New York tới La Habana: Nâng tầm vị thế quốc tế - Vun đắp tình hữu nghị thủy chung
Chính trị

Từ New York tới La Habana: Nâng tầm vị thế quốc tế - Vun đắp tình hữu nghị thủy chung

Tối 28.9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài, thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez cùng Phu nhân.

Cần làm rõ các chính sách hỗ trợ nhà giáo
Chính trị

Cần làm rõ các chính sách hỗ trợ nhà giáo

Cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tán thành sự cần thiết xây dựng dự án luật, song đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa một số nội dung, bảo đảm thực sự tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Thủ tướng nêu 5 bài học kinh nghiệm trong công tác ứng phó với thiên tai
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng nêu 5 bài học kinh nghiệm trong công tác ứng phó với thiên tai

Kết luận Hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành và 26 tỉnh, thành phố sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3, sáng 28/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu 5 bài học trong công tác dự báo, cảnh báo, lãnh đạo, chỉ đạo, truyền thông, huy động lực lượng, tổ chức thực hiện để làm tốt hơn khi xảy ra tình huống thiên tai phức tạp sau này.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quan trọng là chất lượng, không vì số lượng mà bỏ qua quy trình, thủ tục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quan trọng là chất lượng, không vì số lượng mà bỏ qua quy trình, thủ tục

Thời gian tới, để đẩy nhanh tiến độ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, phải rà soát, thống kê cụ thể số lượng đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp mà Chính phủ, địa phương chưa đề nghị thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2025. Trong đó, quan trọng là chất lượng, không vì số lượng theo quy định mà bỏ qua quy trình, thủ tục, hồ sơ không đầy đủ.

Tổng thiệt hại kinh tế do bão lũ ước tính trên 81.503 tỷ đồng
Theo dòng sự kiện

Tổng thiệt hại kinh tế do bão lũ ước tính trên 81.503 tỷ đồng

Ngày 28.9, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3. Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, tổng thiệt hại kinh tế do bão lũ ước tính ban đầu trên 81.503 tỷ đồng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị rút kinh nghiệm về ứng phó bão số 3
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị rút kinh nghiệm về ứng phó bão số 3

Sáng 28.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến tới điểm cầu 26 tỉnh, thành phố phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra.