Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với 4 bộ, cơ quan về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội

Chiều 23.7, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Phó trưởng Đoàn thường trực Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã chủ trì cuộc làm việc với 4 bộ, cơ quan gồm: Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với 4 bộ, cơ quan về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội -0
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh chủ trì cuộc làm việc. Ảnh: Hồ Long

Tham dự có các Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cùng các thành viên Đoàn giám sát và lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam…

Cần có cơ chế mở rộng nguồn vốn cho bất động sản

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong giai đoạn 2015 - 2023, NHNN đã điều hành tín dụng với bất động sản bám sát theo chỉ đạo, chủ trương của Chính phủ, phù hợp với các quy định pháp luật.

Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với 4 bộ, cơ quan về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội -0
Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Trong đó, triển khai Chương trình 120 nghìn tỷ đồng cho vay chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư, NHNN đã 4 lần công bố lãi suất áp dụng với Chương trình. Hiện nay, mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại áp dụng với chủ đầu tư dự án là 7%/năm, với người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là 6,5%/năm; có 34/63 UBND tỉnh công bố danh mục dự án đủ điều kiện tham gia Chương trình với tổng số 75 dự án, các ngân hàng đã giải ngân 1.344 tỷ đồng.

Cũng theo NHNN, khó khăn, vướng mắc lớn nhất đối với thị trường bất động sản trong thời gian qua là vướng mắc về mặt pháp lý đối với các dự án bất động sản; có sự mất cân đối cung cầu trên thị trường, dư thừa bất động sản phân khúc cao cấp nhưng thiếu hụt nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ phù hợp với nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn, trong khi nguồn vốn cho vay đối với lĩnh vực bất động sản thường là dài hạn, chênh lệch về kỳ hạn có thể dẫn tới rủi ro cho hệ thống ngân hàng khi khách hàng không trả nợ đúng thời hạn…

Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với 4 bộ, cơ quan về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội -0
Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, theo quy định hiện hành, hệ thống chính sách thuế, phí, lệ phí đối với bất động sản thời gian qua đã cơ bản bao quát đầy đủ các khoản thu liên quan đến bất động sản phát sinh. Qua đó đã góp phần tăng cường quản lý nhà nước đối với đất đai, khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, hạn chế đầu cơ, phát triển thị trường bất động sản minh bạch, bền vững, tạo nguồn thu nhập ổn định cho ngân sách nhà nước.

Trái phiếu doanh nghiệp là một nguồn vốn quan trọng để các doanh nghiệp đầu tư các dự án bất động sản thời gian qua. Do đó, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành báo cáo Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP để tháo gỡ khó khăn trong ngắn hạn cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

Bộ Tài chính đề nghị, bên cạnh các nguồn tài chính quen thuộc (tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp), cần có các cơ chế, chính sách để phát triển, thu hút, bảo đảm vận hành hiệu quả các nguồn vốn từ các sản phẩm tài chính khác (quỹ đầu tư bất động sản, quỹ tiết kiệm nhà ở, chứng khoán hóa bất động sản...), hay kênh khác (đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài).

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho biết, trong giai đoạn 2015 - 2023 đã thực hiện kiểm toán một số chủ đề liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội. Qua đó, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính về đất 5.379 tỷ đồng, kiến nghị xử lý tài chính về nhà ở xã hội 176 tỷ đồng; kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với quy định của Nhà nước và thực tiễn; kiến nghị chấn chỉnh hoạt động của đơn vị được kiểm toán, trách nhiệm tập thể, cá nhân và các tổ chức có liên quan trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công tương ứng với các tồn tại, hạn chế được chỉ ra qua kiểm toán. 

Cần cải cách thủ tục vay vốn đầu tư dự án nhà ở xã hội 

Các thành viên Đoàn giám sát đề nghị, Thanh tra Chính phủ, KTNN, Bộ Tài chính và NHNN tiếp tục rà soát, hoàn thiện các báo cáo, thống nhất về số liệu, đánh giá được đưa ra trong từng báo cáo; lưu ý đối chiếu với báo cáo của Bộ Xây dựng để có đánh giá chính xác về thị trường bất động sản nước ta hiện nay; chỉ ra địa chỉ cụ thể, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức, cơ quan có sai phạm; kết quả thực hiện các kết luận kiểm toán của KTNN... Trong đó, một số ý kiến đề nghị, KTNN và Thanh tra Chính phủ nêu quan điểm về hướng xử lý với những dự án tồn đọng do vướng mắc pháp lý hay có sai phạm, phải dừng thực hiện trong thời gian dài để tránh gây lãng phí nguồn lực của xã hội.

Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với 4 bộ, cơ quan về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội -0
Quang cảnh cuộc làm việc. Ảnh: Hồ Long

Một số ý kiến đề nghị, NHNN Việt Nam và Bộ Tài chính cần nghiên cứu bổ sung thêm các ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn tại thị trường M2 cho các ngân hàng thương mại tham gia Chương trình 120 nghìn tỷ đồng cho vay chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư. NHNN chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội, các ngân hàng thương mại thực hiện tốt hơn nữa việc cải cách thủ tục vay vốn để các chủ đầu tư, cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn vốn vay tại các dự án nhà ở xã hội thuận lợi hơn. Bộ Tài chính nghiên cứu, có giải pháp hỗ trợ, điều tiết, định hướng để thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu trở thành kênh huy động vốn dài hạn, hiệu quả cho doanh nghiệp bất động sản.

Kết luận cuộc làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong quá trình các bộ, cơ quan thực hiện chức năng, thẩm quyền được giao thời gian qua. Đồng thời, đề nghị, các bộ, cơ quan khẩn trương bổ sung các thông tin trong Báo cáo do mình phụ trách còn thiếu so với Đề cương yêu cầu của Đoàn giám sát; xác định rõ những vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ để có đề xuất, kiến nghị phù hợp thể hiện trong Báo cáo giám sát và Nghị quyết giám sát, đặc biệt là các kiến nghị liên quan đến việc ban hành Nghị định, Thông tư hướng dẫn các luật mới, giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho các dự án tồn đọng do vướng mắc pháp lý. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế yêu cầu Báo cáo bổ sung gửi đến Đoàn giám sát trước ngày 1.8.2024 để kịp thời tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng nêu rõ, Đoàn giám sát sẽ chỉ đạo Tổ giúp việc sớm tổng hợp các kiến nghị, phản ánh của địa phương thuộc chức năng, thẩm quyền của các bộ, cơ quan để gửi đến Thanh tra Chính phủ, KTNN, Bộ Tài chính và NHNN Việt Nam nghiên cứu, xác định giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho địa phương, doanh nghiệp và người dân. Đồng thời, đề nghị 4 bộ, cơ quan tăng cường phối hợp với các địa phương tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án trong giai đoạn đầu khi Luật sửa đổi một số điều Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Các Tổ chức tín dụng có hiệu lực, nhất là đối với các dự án chuyển tiếp.     

Chính trị

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?
Thời sự Quốc hội

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?

Chiều 16.4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quốc hội Việt Nam ủng hộ, đóng góp tích cực phát triển quan hệ Việt Nam - Ethiopia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội Việt Nam luôn ủng hộ, mong muốn đóng góp tích cực vào việc phát triển quan hệ Việt Nam - Ethiopia, sẵn sàng phối hợp với Quốc hội Ethiopia để tăng cường quan hệ nghị viện, chia sẻ kinh nghiệm lập pháp, giám sát và hợp tác trên diễn đàn đa phương để cùng thúc đẩy các sáng kiến vì hòa bình và phát triển.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chiều 16.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali nhân dịp thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu Toàn cầu 2030 lần thứ 4 (P4G) tại Hà Nội.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi

Chiều 16.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Sự kiện nổi bật

Chuẩn bị nền tảng vững chắc tiến tới Đại hội XIV của Đảng, đưa đất nước vững vàng tiến vào kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh của dân tộc

Lời Tòa soạn: Sáng 16.4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII với 21.000 điểm cầu từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, đơn vị, quân khu, quân chủng, quân đoàn trên cả nước với hơn 1,5 triệu đại biểu tham dự. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu phát biểu:

Chính thức diễn ra hoạt động giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9
Chính trị

Chính thức diễn ra hoạt động giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9

Sáng 16.4, tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn, đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang làm Trưởng đoàn sang thăm Trung Quốc mở đầu cho các hoạt động giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 9.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để Chính phủ Việt Nam, Lào triển khai hiệu quả các thỏa thuận, dự án hợp tác

Sáng 16.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư tại Hà Nội.

Toàn cảnh Hội nghị
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thay đổi về tư duy, tầm nhìn, thống nhất về nhận thức, tư tưởng, hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của đất nước

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII sáng nay, 16.4, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt các công việc trên tinh thần “đúng vai, thuộc bài”, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, chặt chẽ từ Trung ương đến các địa phương và giữa các địa phương với nhau, không được có tư tưởng “quyền anh, quyền tôi”, địa phương này, địa phương kia, tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân. 

Tập trung sửa đổi Hiến pháp và các luật liên quan, mở ra cục diện mới phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới với tầm nhìn lâu dài
Chính trị

Tập trung sửa đổi Hiến pháp và các luật liên quan, mở ra cục diện mới phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới với tầm nhìn lâu dài

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 16.4, tại Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức. Tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày chuyên đề "Về sửa đổi Hiến pháp và pháp luật; Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031".


Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu Chuyên đề:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Sáng 16.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone nhân dịp dẫn đầu Đoàn đại biểu Lào tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu lần thứ 4 tại Hà Nội.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng quán triệt Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12.4.2025 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII
Chính trị

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng: Xây dựng chính quyền các cấp gần dân, sát dân, đáp ứng yêu cầu quản trị xã hội hiện đại

Quán triệt những trọng tâm cốt lõi của Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12.4.2025 Hội nghị Trung ương 11 Khóa XIII về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII sáng nay, 16.4, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao các quan điểm, nguyên tắc, tiêu chí sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã bảo đảm xây dựng chính quyền các cấp gần dân, sát dân, đáp ứng các yêu cầu quản trị xã hội hiện đại.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày chuyên đề 1 tại Hội nghị
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dự thảo Văn kiện Đại hội XIV của Đảng được thay đổi theo hướng ngắn gọn, súc tích và thể hiện quyết tâm mạnh mẽ hơn

Trình bày chuyên đề đầu tiên tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 Khóa XIII sáng nay, 16.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, từ Hội nghị Trung ương 10 đến Hội nghị Trung ương 11, chúng ta thay đổi nhiều về hình thức và nội dung của các dự thảo Văn kiện Đại hội XIV của Đảng theo hướng ngắn gọn hơn, súc tích hơn, thể hiện tính chiến đấu, khả thi, tính xác thực và đặc biệt là quyết tâm mạnh mẽ hơn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chuyên đề "Về sửa đổi Hiến pháp và pháp luật; Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031" Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đặc biệt coi trọng việc lấy ý kiến Nhân dân đối với sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh nhấn mạnh cần đặc biệt coi trọng việc lấy ý kiến Nhân dân đối với sửa đổi Hiến pháp (dự kiến từ ngày 6.5 đến ngày 5.6); đề nghị Chính phủ cùng với Mặt trận Tổ quốc tiến hành nhiệm vụ này khoa học, dân chủ, thực chất, công khai, minh bạch. 

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali

Chiều 15.4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia, Chủ tịch Đảng Thịnh vượng (PP) Abiy Ahmed Ali đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 lần thứ tư (P4G) từ ngày 14 - 17.4.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kế thừa, phát huy cao độ truyền thống cha ông, tiếp tục nỗ lực phấn đấu đạt những kỳ tích mới trong tương lai
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kế thừa, phát huy cao độ truyền thống cha ông, tiếp tục nỗ lực phấn đấu đạt những kỳ tích mới trong tương lai

Thế hệ chúng ta hôm nay và mai sau vẫn tiếp tục phải tri ân, tạc ghi công lao trời biến của Đảng, của Bác, của hàng triệu các chiến sĩ, anh hùng liệt sĩ, các tầng lớp nhân dân đã hiến dâng những gì quý giá nhất trong cuộc sống, sẵn sàng hy sinh tính mạng cho một Việt Nam độc lập, tự do, thống nhất, giàu mạnh, những người làm nên Thời đại Hồ Chí Minh. Khẳng định điều này tại cuộc gặp mặt các cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu chiều nay, 15.4, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân ta đã đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng, đạt được nhiều kỳ tích trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN; nhất định sẽ kế thừa, phát huy cao độ truyền thống cha ông, tiếp tục nỗ lực phấn đấu đạt được những kỳ tích mới trong tương lai.