Đoàn ĐBQH Bắc Kạn, Nghệ An, Quảng Ngãi thảo luận tổ

Có định hướng phát triển cây dược liệu

Nêu thực tế, hiện nay các dự án liên quan đến phát triển dược liệu có quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu từ hộ gia đình, có ý kiến đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược cần có định hướng phát triển cây dược liệu, có dự án phát triển vùng dược liệu.

Chưa làm rõ chính sách đầu tư và thúc đẩy phát triển dược liệu

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, ĐBQH Hồ Thị Kim Ngân (Bắc Kạn) dành sự quan tâm đến phát triển cây dược liệu. Theo đó, Việt Nam có khoảng 5.117 loài cây dược liệu, trong đó có 200 loài cây dược liệu đã được khai thác thương mại. Trong khi đó, dược liệu Việt Nam là kho tàng vô giá, từ đó tạo ra các sản phẩm liên quan đến chữa bệnh, thực phẩm, thực dưỡng, đồ uống và hóa mỹ phẩm…

Có định hướng phát triển cây dược liệu -0
Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Kim Ngân (Bắc Kạn)

Tổ chức Y tế thế giới đã có đánh giá và báo cáo, hàng năm 80% dân số toàn cầu sử dụng thảo dược để chăm sóc sức khỏe ban đầu. Vì vậy, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân khẳng định dược liệu Việt Nam và khai thác thương mại về dược liệu rất tiềm năng.

Tuy nhiên, đại biểu lưu ý, trong dự thảo Luật chưa làm rõ các chính sách đầu tư và thúc đẩy phát triển dược liệu. Khoản 5, Điều 1, dự thảo luật có nhắc đến việc ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với ngành dược liệu, song mới chỉ nêu ra các dự án mang tính chất nhỏ lẻ như các bài thuốc cổ truyền sản xuất từ nguồn dược liệu Việt Nam được ưu đãi. Đại biểu đề nghị, cần nghiên cứu các chính sách ưu đãi, phát triển vùng dược liệu mang tính chất liên vùng, phát triển ngành công nghiệp dược.

Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân thẳng thắn, hiện nay, các dự án liên quan đến phát triển dược liệu có quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu từ các hộ gia đình, mà chưa được chú trọng về giống, phát triển vùng dược liệu… Do vậy, dự thảo Luật cần có định hướng, có dự án đặc biệt nghiên cứu về cây dược liệu, đơn cử đất đai đã bảo đảm cho cây dược liệu phát triển và bảo đảm hoạt chất của dược liệu hay chưa?

Liên quan đến thông tin và quảng cáo các sản phẩm liên quan đến thuốc và thuốc điều trị, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân cho biết, vừa qua việc quảng cáo các sản phẩm này tương đối phổ biến trên các trang mạng, các nghệ sỹ hay các nhà thuốc đều sử dụng hình ảnh của mình để quảng các thuốc. Dự thảo Luật đã quy định thông tin quảng cáo phải thực hiện theo quy định của Chính phủ, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, thực hiện thanh tra, kiểm tra để quản lý thuốc đưa ra thị trường. Tuy nhiên, đại biểu lưu ý, với đội ngũ thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra và quản lý về dược còn hạn chế như hiện nay, thì liệu rằng khi thuốc đến với người dân, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa thì có bảo đảm thuốc đó đặc trị và chữa bệnh tốt nhất cho người dân hay chưa?

Đại biểu đề nghị, dự thảo luật cần quy định rõ các biện pháp xử phạt hành chính, đẩy mạnh vai trò phối hợp của các bộ, ngành, nhất là vai trò Bộ Thông tin và Truyền thông, nếu quảng cáo thuốc không đúng sự thật thì cách xử lý như thế nào? Bảo đảm cho người dân được tiếp cận với thuốc có chất lượng tốt, tăng cường nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân.

Nên quy định ưu đãi đầu tư trong luật chuyên ngành

ĐBQH Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) quan tâm đến phạm vi các dự án được hưởng mức ưu đãi đầu tư đặc biệt còn rộng. Theo đó, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 7 như sau: “Ưu đãi đầu tư hoặc đặc biệt ưu đãi đầu tư và các chính sách hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật đối với các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đầu tư sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc”.

Có định hướng phát triển cây dược liệu -1
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) phát biểu

Cụ thể, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt đối với dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất dược chất (bao gồm cả dược chất được chiết xuất từ dược liệu), thuốc mới, thuốc biệt dược gốc, thuốc chuyên khoa đặc trị, vaccine, sinh phẩm y tế, thuốc hiếm, thuốc phòng, chống bệnh xã hội, thuốc dược liệu hoặc chất chiết xuất từ dược liệu đặc hữu trong nước, thuốc cổ truyền sản xuất từ nguồn dược liệu Việt Nam mang thương hiệu quốc gia; nghiên cứu khoa học về phát triển công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới; ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học để sản xuất thuốc; bảo tồn nguồn gen dược liệu quý hiếm đặc hữu trong nước; nghiên cứu tạo giống mới từ nguồn gen dược liệu trong nước và di thực, có giá trị kinh tế cao.

Dự thảo luật áp dụng ưu đãi đầu tư đặc biệt ở mức cao nhất về các chính sách thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp) và chính sách đất đai (tiền thuê đất, mặt nước) theo quy định của pháp luật đối với dự án đầu tư nghiên cứu, phát triển, sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc và dược liệu nêu trên.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Vân Chi cho biết, dự thảo luật thiếu đánh giá tác động về quy định này, nhất là so sánh đối chiếu với các luật có liên quan như Luật Đầu tư, các luật về thuế, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp... Nếu quy định như dự thảo luật sẽ dẫn đến mâu thuẫn, chồng chéo. Ví dụ, Luật Đầu tư đã có quy định các ngành nghề được ưu đãi đầu tư: nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới; thuốc thú y mới, vaccine, chế phẩm sinh học dùng cho thú y, sản xuất nguyên liệu làm thuốc, thuốc chủ yếu, thuốc thiết yếu…

Bên cạnh đó, đại biểu chỉ ra, Luật Đầu tư quy định để được ưu đãi đầu tư đặc biệt thì lĩnh vực này phải nằm trong danh mục được ưu đãi đầu tư đặc biệt và những dự án được hưởng ưu đãi đầu tư đặc biệt phải có quy mô đầu tư trên 30.000 tỷ và có tác động kinh tế - xã hội lớn. Hiện nay Chính phủ có Quyết định 29/2021/QĐ - TTg để hướng dẫn áp dụng mức ưu đãi đầu tư đặc biệt và định hướng áp dụng với công nghệ cao. Nếu quy định như dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Vân Chi lo ngại, có những dự án nhỏ trong dự thảo luật cũng được áp dụng ưu đãi đầu tư đặc biệt.

Hơn nữa, đại biểu Nguyễn Vân Chi nêu rõ “những ưu đãi đầu tư nên quy định trong luật chuyên ngành, chúng ta không nên mỗi luật lại quy định ưu đãi, thì sẽ phá vỡ toàn bộ khuôn khổ pháp lý của chính sách về thuế và đầu tư. Trong trường hợp cần thiết thì phải rà soát giữa các luật có liên quan, nếu cần thiết thì mới bổ sung trong danh mục về hỗ trợ đầu tư và các ưu đãi về thuế theo đúng lĩnh vực và địa bàn, thay vì quy định chi tiết trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, khó bảo đảm tính khả thi”.

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm: Nghị quyết số 1579/NQ-UBTVQH15 phê chuẩn Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 1584/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập Ban Soạn thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15.11.2022 của Quốc hội; Nghị quyết số 73/2025/UBTVQH15 kết thúc hoạt động của Ban Thư ký, Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 75/2025/UBTVQH15 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (Chương trình lập pháp) năm 2025.

Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà phát biểu
Thời sự Quốc hội

Giao ban giữa lãnh đạo Đảng ủy Quốc hội với các cơ quan tham mưu, giúp việc

Chiều 9.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà và Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Phó Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Đặng Xuân Phương đã chủ trì Hội nghị sinh hoạt chuyên đề tháng 4.2025 và họp giao ban giữa lãnh đạo Đảng ủy Quốc hội với các cơ quan tham mưu, giúp việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Uzbekistan
Chính trị

Củng cố tin cậy chính trị, tạo xung lực tiếp tục thắt chặt quan hệ hữu nghị, hợp tác hiệu quả, thực chất giữa Việt Nam với Armenia và Uzbekistan

Sáng nay, 9.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Với nội dung chương trình phong phú cùng sự đón tiếp nồng hậu, trọng thị của phía bạn dành cho Người đứng đầu cơ quan lập pháp nước ta, chuyến công tác đã đạt kết quả toàn diện, thực chất trên cả bình diện song phương và đa phương.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vàThủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tăng cường quan hệ nghị viện, thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Tây Ban Nha trên các lĩnh vực

Bày tỏ hài lòng về mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Tây Ban Nha, tại hội kiến với Thủ tướng Tây Ban Nha, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhất trí hai bên triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, tăng cường trao đổi đoàn các cấp, giữa các Ủy ban thuộc Quốc hội hai nước, góp phần tăng cường hiểu biết, củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa

Chiều 9.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8 - 10.4.2025. Ngay sau Lễ đón chính thức trọng thể, sáng 9.4 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Pedro Sánchez.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Trà Vinh về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực
Thời sự Quốc hội

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Trà Vinh

Ngày 9.4, tại TP. Trà Vinh, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Trà Vinh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Tổng Bí thư Tô Lâm bắt tay các đại biểu
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Gặp mặt đại biểu cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Sáng 9.4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng đã tổ chức Gặp mặt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại biểu cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025). Tổng Bí thư Tô Lâm dự cuộc gặp mặt.