Đoàn ĐBQH Bắc Kạn, Nghệ An, Quảng Ngãi thảo luận tổ:

Cơ chế đặc thù phải đi kèm với phân cấp, phân quyền

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH Bắc Kạn, Nghệ An, Quảng Ngãi) chiều nay, 31.5, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh, các cơ chế, chính sách đặc thù phải đi kèm với phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính thì mới khả thi và đi vào cuộc sống.  

Phải thực sự đặc thù, vượt trội 

Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về thí điểm, bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, "chiếc áo cơ chế" đã chật so với "cơ thể cường tráng" của đất nước nên cần có “chiếc áo” khác để phát huy nguồn lực, tập trung xây dựng, phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Cơ chế đặc thù phải đi kèm với phân cấp, phân quyền -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu

Vì vậy, từ đầu nhiệm kỳ, Quốc hội, Chính phủ, các địa phương đã bàn nhiều về vấn đề thí điểm, đặc thù, vượt trội. Đầu tiên là các địa phương có thế mạnh cân đối được ngân sách, có nguồn thu đóng góp cho ngân sách nhà nước, các đầu tàu, trung tâm kinh tế lớn của đất nước như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh và đến các địa phương khác có tính đặc thù.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, khi Chính phủ trình các dự thảo Nghị quyết về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội luôn đặt câu hỏi:

Một là, đã đặc thù chưa - đặc thù phải khác so với các địa phương khác, tức là thế mạnh của địa phương đó, vùng đó mới gọi là đặc thù.

Hai là, đã vượt trội chưa? Nghiên cứu thông qua nhiều Nghị quyết, luật thì "đặc thù" phải bảo đảm ba yếu tố: thứ nhất, chưa có cơ chế đặc thù, tức là có gì làm được mà luật chưa quy định; thứ hai, phải cao hơn các Nghị định, Thông tư của Chính phủ thì mới đưa vào Nghị quyết, luật; thứ ba, đang khác với luật hiện hành.

"Vượt trội chính là như thế, chúng ta phải phân biệt được đặc thù là “cái riêng trong cái chung”. Ông này có thế mạnh gì để thiết kế chính sách và phải bảo đảm tính vượt trội. Thiết kế làm sao phải có tính khả thi và không phá vỡ hệ thống pháp luật, bảo đảm sự thống nhất. Ở đây, có liên quan nhiều đến câu chuyện phân cấp, phân quyền và thủ tục hành chính".

Nhấn mạnh như vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ, cho phép địa phương áp dụng các chính sách mới, đặc thù, vượt trội nhưng phải kèm theo đó là chính sách về phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính về quy trình, trình tự, thủ tục thì mới khả thi, đi vào cuộc sống.

Nhiều chính sách đặc thù, vượt trội nếu không kèm theo các điều kiện nêu trên thì khó triển khai, kể cả Nghị quyết 43/2022/NQ15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù cho thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và các Nghị quyết thí điểm, đặc thù cho các địa phương.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, thí điểm thì có thể sẽ thành công, nhưng có cái không thể thành công hoặc ít nhiều sẽ vướng.

Khi thảo luận ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các ý kiến đều đề nghị, cố gắng sớm tổng kết để nhân rộng; cái gì đã chín, đã rõ thì nhân rộng trong phạm vi cả nước để thực hiện; cái nào chưa đủ độ chín để nhân rộng thì tiếp tục thí điểm. Thời gian thí điểm thường là từ 3 - 5 năm tùy theo tính chất của các nghị quyết.

Do đó, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tiếp tục nghiên cứu, các cơ chế, chính sách đề xuất cho Nghệ An và Đà Nẵng đã đặc thù chưa, vượt trội chưa và đã khác với luật hiện hành, kèm theo các điều kiện thực tế để triển khai như thế nào? 

"Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách và các Ủy ban của Quốc hội đều đề cập đến câu chuyện: việc đó phân cấp như thế nào, thủ tục hành chính ra sao, quy trình, quy phạm như thế nào thì mới làm được", Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh. 

Không để nảy sinh câu chuyện “cho nhưng sau đó khóa lại”

Nêu quan điểm đối với dự thảo Nghị quyết về Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không để tên Nghị quyết như Chính phủ trình, mà sửa đổi tên là “ Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế chính sách để phát triển TP Đà Nẵng”, bởi lẽ Nghị quyết số 119/2020/QH14 thí điểm rồi, đủ chín rồi, nếu có mở rộng thêm mà đủ điều kiện thì mở rộng, chứ không thí điểm tổ chức chính quyền đô thị. Toàn bộ chính sách trong Nghị quyết số 119/2020/QH14 đã được tổng kết rồi thì làm tiếp và phải quy định ngay trong nghị quyết; có phát triển gì thêm mô hình chính quyền đô thị không thì đánh giá tác động. 

Cơ chế đặc thù phải đi kèm với phân cấp, phân quyền -1
Quang cảnh thảo luận tại Tổ 3

Một số chính sách thí điểm như: khu thương mại tự do, cơ chế một cửa, thu hồi đất, phát triển trung tâm logictics, chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, cho phép thử nghiệm có kiểm soát các giải pháp công nghệ mới, cơ chế chính sách vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, chính sách về cơ chế quản lý kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp…. Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, về cơ bản, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng ý, nhưng cũng lưu ý, “chủ yếu là quy định triển khai như thế nào để không nảy sinh câu chuyện “cho nhưng sau đó khóa lại”; đã thí điểm nhưng lại theo quy định pháp luật thì bằng không”.

Liên quan đến dự thảo Nghị quyết về thí điểm, bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, các chính sách này rất phù hợp. Các chính sách về cơ chế, đặc thù tương tự như các địa phương khác, chúng ta đã cho rồi, thì thêm một địa phương nữa thí điểm cũng là một cách để tổng kết, đánh giá cơ sở thực tiễn.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, cứ bàn mãi mà không làm thì rất khó, phải làm thì mới vỡ vạc ra; phải làm mới thấy bộc lộ thiếu sót, mới tổng kết, đánh giá và nhân rộng được. 

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân với bà con cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, chiều 8.4 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga kiêm nhiệm Uzbekistan và cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự phiên họp thẩm tra sơ bộ dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự phiên họp thẩm tra sơ bộ dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Sáng 8.4, tại trụ sở làm việc các cơ quan của Quốc hội - 22 Hùng Vương, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy chủ trì phiên họp.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự kỷ niệm 125 năm ngày thành lập tỉnh Bắc Kạn
Chính trị

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự kỷ niệm 125 năm ngày thành lập tỉnh Bắc Kạn

Chiều 8.4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Kạn tổ chức kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh (11.4.1900 - 11.4.2025). Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh bạn; các bậc lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, các lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn qua các thời kỳ... tham dự chương trình.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đẩy mạnh các giải pháp tận dụng tối đa lợi ích từ các FTA
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đẩy mạnh các giải pháp tận dụng tối đa lợi ích từ các FTA

Chiều 8.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024, được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ và trực tuyến tới điểm cầu UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hoà

Chiều 8.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa làm trưởng đoàn đã làm việc với Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hoà về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh Hồ Long
Chính trị

Bám sát thực tiễn cuộc sống, kịp thời báo cáo các vấn đề phát sinh

Như Báo ĐBND đã đưa tin, chiều nay, 8.4, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã làm việc với Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính để chuẩn bị các nội dung báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 44, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín tới.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc tại Trà Vinh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc tại Trà Vinh

Ngày 8.4, tại TP. Trà Vinh, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Trà Vinh, Trường Đại học Trà Vinh, Công ty cổ phần dược phẩm TV. PHARM về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật

Chiều 8.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Quốc hội Uzbekistan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Quốc hội Uzbekistan

Ngày 8.4, tại Trụ sở Quốc hội Uzbekistan, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp (Hạ viện) Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh Hồ Long
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh làm việc với Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính

Chiều 8.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã làm việc với Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính để chuẩn bị cho các nội dung sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Doanh nghiệp hai nước sẽ là cầu nối quan trọng đưa quan hệ Việt Nam - Uzbekistan lên tầm cao mới, thực chất, hiệu quả hơn
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Doanh nghiệp hai nước sẽ là cầu nối quan trọng đưa quan hệ Việt Nam - Uzbekistan lên tầm cao mới, thực chất, hiệu quả hơn

Phát biểu trước đông đảo doanh nghiệp hai nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin tưởng, với tiềm năng to lớn và tinh thần hợp tác chân thành, doanh nghiệp hai nước sẽ là cầu nối quan trọng đưa quan hệ Việt Nam - Uzbekistan lên một tầm cao mới, thực chất và hiệu quả hơn. Dư địa hợp tác để cùng phát triển giữa hai nước còn rất lớn, trong đó có các tiềm năng về đầu tư, kinh tế, thương mại, du lịch… cần được khai thác mạnh mẽ hơn nữa.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các dự luật về tương trợ tư pháp

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, kiểm tra công tác ứng trực và chúc Tết tại Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
Chính trị

Chủ quyền số và an ninh công nghệ – lằn ranh sống còn trong "bão" công nghệ

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Thế giới đang chứng kiến một “cơn bão công nghệ” dữ dội chưa từng có, với sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), sinh học kỹ thuật số và những đột phá đẩy nhanh chuyển đổi số. Trong cơn "sóng thần" kỹ thuật số ấy, chủ quyền số và an ninh công nghệ đã nổi lên như tuyến phòng thủ sống còn, quyết định sự tồn vong và vị thế của mỗi quốc gia. Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc - nếu chậm trễ hoặc không hành động quyết liệt, chúng ta có nguy cơ mất kiểm soát không gian số của mình, tụt hậu và thậm chí bị cuốn phăng trong cơn lốc công nghệ toàn cầu.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Chính trị

Hoàn thiện cơ chế thống nhất chỉ huy, huy động lực lượng ứng phó tình trạng khẩn cấp

Sáng 8.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội

Các hãng thông tấn, báo chí của Uzbekistan đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đặc biệt là cuộc hội đàm giữa hai nhà lập pháp cao nhất, trong đó, nhấn mạnh rằng, Thỏa thuận hợp tác đầu tiên được ký kết giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Uzbekistan sẽ là cơ sở vững chắc thúc đẩy quan hệ liên nghị viện nói riêng và giữa hai quốc gia nói chung.