Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tin cậy, cởi mở, hợp tác hiệu quả trên nguyên tắc cùng có lợi, cùng thắng

Để hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư thực sự trở thành trụ cột trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Thái Lan, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mong muốn, hai bên phải tiếp tục đổi mới tư duy và tầm nhìn trên tinh thần tin cậy lẫn nhau, chân thành, cởi mở, trách nhiệm và hiệu quả hơn, hợp tác cùng có lợi, cùng thắng, coi đây là yếu tố bất biến để ứng phó với tình hình vạn biến của thế giới và khu vực hiện nay.

Chiều 8.12, tại Thủ đô Bangkok, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thái Lan, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự Diễn đàn chính sách và pháp luật thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Thái Lan do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Phòng Thương mại Việt Nam tại Thái Lan và các cơ quan liên quan cùng tổ chức. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tin cậy, cởi mở, hợp tác hiệu quả trên nguyên tắc cùng có lợi, cùng thắng -4
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu dự diễn đàn chính sách và pháp luật thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Thái Lan

Tham dự Diễn đàn có Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Thái Lan - Việt Nam Sakchai Tanaboonchai; Chủ tịch Phòng Thương mại Thái Lan và Hội đồng Thương mại quốc gia Thái Lan Sanan Angubolkul; Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Nikorndej Balankura và Lãnh đạo các bộ, ngành cùng khoảng 300 lãnh đạo các doanh nghiệp hai nước. 

Cùng hướng tới tương lai tự cường, thịnh vượng, bền vững

Phát biểu chào mừng tại Diễn đàn, Chủ tịch Phòng Thương mại Thái Lan và Hội đồng Thương mại quốc gia Thái Lan Sanan Angubolkul bày tỏ ấn tượng với sự kiên cường và tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam trong những năm gần đây, kể cả trong thời kỳ khủng khoảng do dịch Covid-19; đánh giá cao sự hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước; hy vọng thông qua Diễn đàn, hai nước sẽ ngày càng xích lại gần nhau hơn, cùng hướng tới một tương lai tự cường, thịnh vượng, bền vững.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tin cậy, cởi mở, hợp tác hiệu quả trên nguyên tắc cùng có lợi, cùng thắng -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu dự diễn đàn chính sách và pháp luật thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Thái Lan

Nhấn mạnh năm 2023 là dấu mốc quan trọng khi hai nước vừa tròn 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, Phó Chủ tịch VCCI Nguyễn Quang Vinh đánh giá cao hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp hai bên thời gian qua. Với việc tổ chức Diễn đàn, VCCI mong muốn truyền tải tới cộng đồng doanh nghiệp hai nước thông điệp và cam kết của Quốc hội, Chính phủ hai nước về việc chung tay xây dựng một môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, bền vững, có trách nhiệm.

Phát biểu tại Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đây là sự kiện quan trọng và rất có ý nghĩa, diễn ra đúng dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tin cậy, cởi mở, hợp tác hiệu quả trên nguyên tắc cùng có lợi, cùng thắng -2
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn

Chia sẻ với các doanh nghiệp Thái Lan về những thành tựu của Việt Nam sau hơn 37 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Việt Nam ngày nay là điểm đến đầu tư hấp dẫn, an toàn và ổn định cho các nhà đầu tư quốc tế. Lũy kế đến tháng 11.2023, Việt Nam đã thu hút được gần 39.000 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 462 tỷ USD từ 143 quốc gia và vùng lãnh thổ, trở thành một trong những quốc gia thu hút FDI thành công nhất thế giới. 

Nhiều tập đoàn công nghệ lớn hiện đã và đang rất quan tâm đến thị trường Việt Nam, tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng, môi trường đầu tư và tiềm năng phát triển của Việt Nam, cho rằng Việt Nam có nhiều cơ hội trở thành một trong những trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo Chủ tịch Quốc hội, niềm tin của các nhà đầu tư chính là "mỏ neo" lớn nhất để kỳ vọng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. 

Nhấn mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Thái Lan vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển và có thể trở thành trụ cột trong hợp tác hai nước, Chủ tịch Quốc hội mong muốn, hai bên phải tiếp tục đổi mới tư duy và tầm nhìn trên tinh thần tin cậy lẫn nhau, chân thành, cởi mở, trách nhiệm và hiệu quả hơn, hợp tác cùng có lợi, cùng thắng, coi đây là yếu tố bất biến để ứng phó với tình hình vạn biến của thế giới và khu vực hiện nay.

Kết nối hai nền kinh tế trên nguyên tắc cùng thắng, cùng có lợi

Theo Chủ tịch Quốc hội, Việt Nam và Thái Lan không phải là đối thủ cạnh tranh của nhau, mặc dù cơ cấu kinh tế hai nước có nhiều điểm tương đồng, nhưng những khác biệt thì hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau. Với những điểm đồng, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, hai nước cần hợp tác, làm mới các chuỗi giá trị đã có, thiết lập các chuỗi cung ứng mới có tính chiến lược, có giá trị gia tăng cao hơn để cùng tham gia vào các chuỗi cung ứng của khu vực và thế giới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tin cậy, cởi mở, hợp tác hiệu quả trên nguyên tắc cùng có lợi, cùng thắng -1
Quang cảnh diễn đàn

"Điển hình như, chúng ta có thể hợp tác trong lĩnh vực về thương mại gạo, xe điện hay lĩnh vực bán dẫn khi Việt Nam đang hy vọng và đang có tiềm năng trở thành một trung tâm bán dẫn của thế giới. Chúng ta hoàn toàn có thể hợp tác với nhau theo nguyên tắc cùng thắng và cùng cùng có lợi. Thay cho việc áp đặt các rào cản thương mại, các hàng rào kỹ thuật phi thuế quan, trong bối cảnh nhiều thách thức hiện nay, càng phải tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hàng hóa cho nhau, phấn đấu sớm đạt được mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 25 tỷ USD theo hướng bền vững hơn".

Nhấn mạnh điều này, Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, Việt Nam hiện đang nhập siêu trong quan hệ thương mại với Thái Lan nhưng tới đây khi giá trị đầu tư của Thái Lan tại Việt Nam tăng lên thì cán cân thương mại sẽ trở nên cân bằng hơn.

Chủ tịch Quốc hội cũng thông tin đến các doanh nghiệp Thái Lan việc Quốc hội Việt Nam đã ban hành Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu; đồng thời đã đồng ý về chủ trương, giao Chính phủ xây dựng dự thảo Nghị định quy định việc thành lập, quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư từ nguồn thu thuế tối thiểu toàn cầu và các nguồn hợp pháp khác để hỗ trợ, khuyến khích đầu tư cho cả các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp của Việt Nam.

Để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước, Chủ tịch Quốc hội gợi mở 5 định hướng chính quan trọng như: tăng cường hợp tác giữa Quốc hội, Chính phủ hai nước để chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng chính sách, pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư và kinh doanh, thích ứng với thay đổi nhanh chóng của khoa học, công nghệ và môi trường quốc tế. 

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị hai bên đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế trên nguyên tắc hợp tác cùng có lợi, cùng thắng; thúc đẩy triển khai hiệu quả Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường giai đoạn 2022- 2027 và sáng kiến "Ba kết nối", nhất là kết nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các địa phương hai nước, gồm cả các tỉnh miền Trung của Việt Nam với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, kết nối hạ tầng đường bộ, đường thủy, tiếp tục phát triển hành lang kinh tế Đông Tây và hành lang kinh tế phía Nam, mở thêm nhiều tuyến đường bay trực tiếp giữa hai nước. 

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Việt Nam và Thái Lan đẩy mạnh cơ chế hợp tác giữa Chính phủ với Chính phủ, hiệp hội với hiệp hội, doanh nghiệp với doanh nghiệp để thúc đẩy và khơi thông các dòng chảy thương mại, đầu tư, phát huy thế mạnh của mỗi nước trong bối cảnh mới. Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp Thái Lan đầu tư các vào các lĩnh vực năng lượng xanh, ô tô, thực phẩm, chế biến, dệt may, vật liệu điện tử, hóa chất, hạ tầng Khu công nghiệp.

Cùng với đó, Việt Nam và Thái Lan cần tận dụng, triển khai hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà hai nước là thành viên để thúc đẩy trao đổi hàng hóa, gia tăng xuất nhập khẩu, tăng cường hợp tác về tài chính và tiền tệ, mở cửa thị trường, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp hai bên, phấn đấu sớm đạt được mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều 25 tỷ USD theo hướng cân bằng và mục tiêu cao hơn nữa trong tương lai. Hai bên tiếp tục phối hợp, tham vấn lẫn nhau, đặc biệt là tại các cơ chế hợp tác doanh nghiệp đa phương. 

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Quốc hội Việt Nam đã, đang và sẽ luôn đồng hành cùng với cả hệ thống chính trị để ban hành các chính sách phù hợp, xây dựng khung pháp lý minh bạch, công bằng, toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp Thái Lan nói riêng kinh doanh thuận lợi, thành công tại Việt Nam. Việt Nam luôn luôn coi thành công của các bạn như là thành công của chính mình.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tin cậy, cởi mở, hợp tác hiệu quả trên nguyên tắc cùng có lợi, cùng thắng -3
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chứng kiến Lễ ra mắt Phòng Thương mại Việt Nam - Thái Lan tại Thái Lan (VTCC)

Tại diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chứng kiến Lễ ra mắt Phòng Thương mại Việt Nam - Thái Lan tại Thái Lan (VTCC).

Chính trị

Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới
Chính trị

Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam vào ngày 14 và 15.4.

Có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ
Thời sự Quốc hội

Có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Sở Nội vụ Hải Phòng kiến nghị cần có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu, giới thiệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ để thành phố triển khai thực hiện chính sách tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao...

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo
Thời sự Quốc hội

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo

Sáng 11.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Trường Giang, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh

Sáng 11.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp; khảo sát tình hình phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia.

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự
Thời sự Quốc hội

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Sáng 11.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp họp thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14 đến 15.4.2025.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Thống nhất và đồng bộ

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác

Chiều 10.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về các nhiệm vụ, giải pháp điều hành phát triển kinh tế, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ, nhất là sau khi Tổng thống Hoa Kỳ D.Trump công bố áp dụng mức thuế 10% và tạm hoãn áp dụng thuế đối ứng với nhiều đối tác thương mại trong vòng 90 ngày.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh

Chiều 10.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường họp thẩm tra sơ bộ về tình hình thực hiện 3 dự án hồ chứa nước. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Đề xuất các giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ba dự án hồ chứa nước

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiến hành phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với Việt Nam là bước đi tích cực
Chính trị

Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với Việt Nam là bước đi tích cực

Chiều 10.4, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Bộ Ngoại giao và các biện pháp sắp tới của Việt Nam trước việc ngày 9.4, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày với hơn 75 quốc gia, trong đó có Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ:

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi chủ trì phiên họp. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra sơ bộ tình hình thực hiện ba dự án hồ chứa nước

Sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.